Hướng Dẫn Cách Xây Nhà Yến Chi Phí Thấp, Mang Lại Hiệu Quả Cao

Làm sao để xây nhà yến chi phí thấp mà vẫn mang lại lợi nhuận cao? Chim Yến được biết đến là loài chim hoang dã. Để có thể nuôi chim Yến lấy tổ thành công bạn cần đảm bảo cho loài chim này một môi trường sống đầy đủ các yếu tố tự nhiên. Bên canh việc thuê một đơn vị trung gian cung cấp thiết kế xây dựng nhà nuôi Yến, bạn cũng có thể tự xây dựng một nhà nuôi Yến đúng chuẩn để tiết kiệm mức chi phí. 

Hãy cùng theo dõi cách xây nhà Yến chi phí thấp dưới đây để bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm trước khi quyết định xây dựng nhà nuôi Yến nhé!

1. Kết cấu trong xây nhà yến chi phí thấp

Kết cấu trong xây nhà nuôi Yến
Kết cấu trong xây nhà nuôi Yến

Nhiệt độ bên trong nhà nuôi Yến cần đảm bảo dao động từ 27 – 29 độ C là phù hợp nhất. Nếu không thể đảm bảo được mức nhiệt độ thích hợp này, đàn yến sẽ giảm dần theo thời gian. Sự biến động về nhiệt độ bên trong sẽ kéo theo số lượng đàn Yến tăng hay giảm tương đương. 

Đối với mỗi vùng khí hậu khác nhau thì cấu trúc nhà Yến cũng có sự khác nhau nhất định: 

Cấu trúc nhà yến khu vực bên trong 27 độ C:

  • Phòng thông suốt hoặc có vách ngăn. Kích thước tối thiểu mỗi phòng trong khoảng 4x4m. Chiều cao tối đa là 4m, tối thiểu là 3m. Độ dày tường trong khoảng 20 – 25cm, mặt tường được tô bằng xi măng nhám.
  • Mái nhà được lợp theo ngói ốp ván hoặc làm mái nhà bê tông. Góc nghiêng mái khoảng 30 – 40 độ. 
  • Thanh khung gỗ đảm bảo độ dày 3cm, chiều rộng khoảng 15cm. 
  • Được lắp đặt hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và được thiết kế thêm hồ nước để kiểm soát độ ẩm trong phòng. 

Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp dưới 26 độ C:

  • Phòng cần đảm bảo có kích thước tối đa là 4x4m, chiều cao tối đa 3m, tối thiểu là 2,5m. 
  • Mái được lợp bằng kẽm, tole hay amiăng với cấu trúc độ dốc. 
  • Khung gỗ có bề dày 3cm, rộng 2cm. 
  • Không cần thiết kế hồ nước và hệ thống thông gió bên trong. 

2. Xây nhà yến chi phí thấp – Độ ẩm bên trong nhà yến

Xây nhà yến chi phí thấp - Độ ẩm bên trong nhà yến
Xây nhà yến chi phí thấp – Độ ẩm bên trong nhà yến

Trong quá trình thiết kế cũng như xây dựng nhà Yến cần quan tâm đến sự tác động của việc thay đổi nhiệt độ môi trường. Nhằm mục đích luôn đảm bảo nhiệt độ trong nhà Yến được duy trì trong khoảng 27 – 29 độ C. Đây là điều kiện tiêu chuẩn để loài Yến được sinh sống, làm tổ, sinh sản và phát triển tốt nhất. 

Bên cạnh đó, độ ẩm của nhà Yến cũng cần được đảm bảo duy trì từ 70% đến khoảng 85%. Xuyên suốt quá trình vận hành ban cần điều chỉnh sao cho độ ẩm nhà Yến luôn nằm trong biên độ này. 

3. Kích thước phòng lượn cho chim yến

Hầu hết các nhà Yến đều được thiết kế chia thành nhiều gian phòng. Có đầy đủ từ phòng bay lượn cho chim với kích thước tối thiểu là 5x5m. Kích thước ô thông tối thiểu giữa các tầng là 4x4m. 

4. Ánh sáng trong xây nhà yến chi phí thấp 

Ánh sáng trong xây nhà yến chi phí thấp 
Ánh sáng trong xây nhà yến chi phí thấp 

Theo nghiên cứu thì các nhà Yến xây dựng thành công cần có mức ánh sáng phù hợp từ 0,002 đến 0,2lux. Nếu yếu tố ánh sáng trong nhà yến đã được hoàn thiện ngay từ khâu xây dựng thì bạn có thể điều chỉnh bằng việc sử dụng các vách ngăn mềm giúp làm tối những góc phòng. Những góc phòng này sẽ giúp chim Yến thêm phần yên tâm trong quá trình làm tổ, sinh sản và nuôi dưỡng chim con. 

5. Khoảng cách cửa ra vào cho chim yến

Khoảng cách cửa ra vào cho chim cần được dựa vào thiết kế riêng của từng ngôi nhà. Tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ mà chừa phần cửa ra vào cho chim khác nhau. Chẳng hạn 20x30cm, 40x60cm, 40x80cm,… Đồng thời còn phụ thuộc vào số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn khác nhau sao cho phù hợp. 

6. Giàn khung tổ

Giàn khung tổ
Giàn khung tổ

Khung tổ là nơi Yến làm tổ. Nếu nhà Yến không có dàn khung, Yến sẽ làm tổ ngay trên tường nhà hoặc trần nhà, trên cửa và chúng ta không thể nào quản lý được số lượng chim Yến. 

  • Giàn khung tổ đạt yêu cầu: Loại thanh khung đảm bảo được độ mềm để Yến có thể bám. Có độ thấm hút nước, làm khô nhanh nước miếng của Yến kể cả nhiệt độ thay đổi. Ngoài ra phải đảm bảo sạch sẽ và độ nhẵn để tổ yến bám vào. Thanh khung không chứa những mùi khó chịu, dầu nhớt và màu sắc chói lóa. 
  • Kích thước khung tổ: Thanh khung gỗ có độ dày thích hợp nhất là 3cm, chiều rộng khoảng 25cm đối với khu vực có nhiệt độ vùng 27 độ C trở lên. Đối với khu vực lạnh cần có bề rộng khoảng 20cm. Nếu kích thước nhỏ hơn 2 kích thước yêu cần bên trên, loài Yến sẽ đặt phần ức lên vành cổ dẫn đến tổ yến bị dính lông. 

Có hai cách đặt giàn khung tổ chính là cổ điển và hiện đại. 

  • Đối với cách nuôi hiện đại chủ đầu tư sẽ tự đặt giàn khung để tạo thành hệ thống ma trận. Với kích thước 30cm * 100cm. Sẽ có nhiều gốc được tạo thành từ hệ thống này. 
  • Lắp giàn khung thông thường: Gắn sát thanh khung vào trần nhà nhờ bulong hay đinh vít thẳng với góc trần nhà. Bạn cần lưu ý điều này vì Yến sẽ không thích có khe hở hay bất kì sự không chắc chắn nào. 

Kết luận

Trên đây là cách xây nhà yến chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo được những yêu cầu bắt buộc của một nhà Yến đạt chuẩn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp chủ đầu tư xác định được chi phí và thiết kế xây dựng nhà yến phù hợp với kinh phí của mình. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần hỗ trợ! Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Từ khóa » Cách Xây Nhà Nuôi Yến