Hướng Dẫn Cách Xem Thước Lỗ Ban Dễ Hiểu Cực Hay - Đèn An Phước

Hiện nay, trong quá trình thi công nhà cửa dân dụng thực tế, rất nhiều gia chủ vẫn yêu cầu sử dụng thước lỗ ban. Điều này chứng tỏ cây thước được truyền lại từ xưa vẫn có giá trị sử dụng rất lớn cho đến tận ngày nay. Tuy vậy, rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ cách sử dụng thước lỗ ban sao cho chuẩn chỉ nhất. Hãy để đèn trang trí An Phước hướng dẫn các bạn qua bài viết đơn giản này.

Thế nào là một chiếc thước lỗ ban?

Lịch sử của cây thước nổi tiếng

Theo những ghi chép về sử học, thước lỗ ban được phát minh vào thời xuân thu chiến quốc của Trung Quốc. Người phát minh ra chiếc thước này là người thợ xây dựng tài ba thời bấy giờ có tên Công Châu Ban, vì ông là người dân nước Lỗ nên dân chúng đặt cho cây thước cái tên dễ nhớ là Lỗ Ban. Ngoài chiếc thước Lỗ Ban nổi tiếng, ông còn là tác giả của nhiều phát minh và công trình vĩ đại của Trung Quốc. Cho đến tận ngày nay, giới kiến trúc và xây dựng Trung Quốc vẫn xem ông như là ông tổ nghề.

Công Châu Ban chính là người phát minh ra thước lỗ ban
Công Châu Ban chính là người phát minh ra thước lỗ ban

Thước Lỗ Ban thường được sử dụng vào hai mục đích chính là đo đạc trong công tác xây dựng nhà cửa và mộ phần (người Trung Quốc gọi là dương trạch và âm phần).

Cây thước này cũng có các vạch chia thông thường nhưng thêm vào đó là các khoảng phân định tốt xấu theo phong thủy học đã được đúc kết qua hàng ngàn năm.

Thước Lỗ Ban thường được làm bằng gỗ, tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay đã có rất nhiều chiếc thước kéo kim loại bao gồm cả thước lỗ ban vô cùng tiện dụng. Thậm chí còn có cả các sản phẩm thước lỗ ban online trong thời đại internet lên ngôi này.

Liệu thước lỗ ban có phải là mê tín?

Một số người vì thấy những ký hiệu lạ chữ Hán trên thước Lỗ Ban rất giống những ký hiệu trên các loại bùa chú nên thường quy chụp đây là một đồ vật mê tín dị đoan.

Thực chất đây là một sản phẩm đo đạc được tổng hợp từ kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của loài người. Dĩ nhiên, việc phân định tốt xấu chỉ là tương đối. Vì bạn không thể hoàn toàn cải biến vận mệnh bản thân chỉ bằng một cây thước. Tuy nhiên, sự tương đối này cũng một phần nào đó giúp cho bạn có được bình an và may mắn trong cuộc sống. 

Vậy nên, tội gì mà không sử dụng đúng không nào?

Các loại thước lỗ ban phổ biến

Thước lỗ ban được chia thành 3 loại chính: Dương Trạch - Âm phần - thông thủy
Thước lỗ ban được chia thành 3 loại chính: Dương Trạch – Âm phần – thông thủy

Dựa vào mục đích sử dụng mà chúng ta phân loại thước lỗ ban ra làm ba loại: 

Thứ nhất là thước lỗ ban đo nhà ở (Dương trạch) hay còn gọi là thước lỗ ban 42.9cm.

Loại thứ hai là loại thước lỗ ban đo mộ phần (Âm phần) hay còn gọi là thước lỗ ban 38.8cm.

Và còn một loại thước lỗ ban nữa là thước đo thông thủy cho công trình hay còn gọi là thước lỗ ban 52.2cm.

Ngoài ra là các loại thước cuốn, thước kim loại rút kèm thêm cả thước lỗ ban đang được bày bán rộng rãi trên thị trường.

Ý nghĩa của các cung trên thước lỗ ban

Ý nghĩa của mỗi thước lỗ ban là khác nhau
Ý nghĩa của mỗi thước lỗ ban là khác nhau

Trên thước Lỗ Ban sẽ có các khoảng phân định tốt xấu hay còn gọi là các cung. Trong ba loại thước được liệt kê bên trên thì mỗi loại đều có cách chia cung và tính cung khác nhau, vì thế bạn cần chú ý để sử dụng cho chuẩn xác.

Ý nghĩa các cung trên thước đo dương trạch

Công thức tính cung trên thước đo dương trạch sẽ là 0,429m x N (Trong đó N = 1,2,3………….)

2.1.1 Cung tài

Cung Tài là cung có giá trị kết quả của công thức tính cung trong khoảng  0.010 cho đến 0.053

Nó bao gồm Tài Đức, Bảo Kho, Lục Hợp, Nghinh Phúc tượng trưng cho sự tốt đẹp về tài lộc và vận may. Đây là một cung tốt và được đánh dấu màu đỏ.

2.1.2 Cung Bệnh

Cung Bệnh nằm trong khoảng giá trị 0.055 cho đến 0.107

Nó bao gồm Thoái Tài, Công Sự, Lao Chấp và Cô quả. Đây là cung mang ý nghĩa xấu, điềm báo của sự tranh chấp mất tài lộc thậm chí liên quan đến pháp luật. Được đánh dấu màu đen.

2.1.3 Cung Li

Nằm trong khoảng giá trị 0.110 cho đến 0.160. Cung Li cũng là một cung xấu cần tránh với Trường Khổ, Kiếp Tài, Quan Quỉ và Thất Thoát.

2.1.4 Cung Nghĩa

Nằm trong khoảng giá trị 0.162 cho đến 0.214 với Thiêm Đinh, Ích Lợi, Quý Tử, Đại Cát. Đây là một cung tốt lành với tình cảm gia đình và chuyện con cái.

2.1.5 Cung Quan

Nằm trong khoảng giá trị 0.216 đến 0.268

Thuận Khoa, Hoạnh Tài, Tiến Ích, Phú Quý – Cung Quan là cung tốt, có ích lợi trên con đường công danh sự nghiệp.

2.1.6 Cung Kiếp

Là một cung xấu được đánh màu đen với khoảng giá trị từ 0.27 đến 0.321

Tử Biệt, Thoái Khẩu, Ly Hương, Tài Thất chắc chắn là những gì bạn nên tránh.

2.1.7 Cung Hại

Nằm trong khoảng giá trị 0.323 đến 0.375.Nghe tên đã thấy không tốt đẹp nên cần phải tránh xa. Dĩ nhiên đây là một cung xấu với Tai Chí, Tử Tuyệt, Bệnh Lâm, Khẩu Thiệt.

2.1.8 Cung Bản

Khoảng cung cuối cùng của thước Lỗ ban đo dương trạch nằm trong khoảng giá trị từ 0.377 đến 0.429. 

Đây là một cung tốt với Tài Chí, Đăng Khoa, Tiến Bảo, Hưng Vượng.

Ý nghĩa cung trên thước đo âm phần

Thước đo âm phần gồm có 4 cung xấu và 6 cung tốt. 

Với công thức tính: 0.388m x N (trong đó N=1,2,3,………..)

2.2.1 Cung Đinh

Cung tốt với Phúc Tinh, Cập Đệ, Tài Vượng và Đăng Khoa

2.2.2 Cung Hại

Cung xấu với Khẩu Thiệt, Bênh Lâm, Tử Tuyệt và Tài Chí

2.2.3 Cung Vượng

Điều tốt lành với Thiên Đức, Hỷ Sự, Tiến Bảo, Nạp Phúc

2.2.4 Cung Khổ

Cung xấu về tài lộc – con cái gồm: Thất Thoát, Quan Quỷ, Kiếp Tài, Vô tự

2.2.5 Cung Nghĩa

Gồm Đại Cát, Tài Vượng, Ích Lợi và Thiên Khổ. Đây là một cung tốt về tài lộc.

2.2.6 Cung Quan

Cung tốt về công danh gồm: Phú Quý, Tiến Bảo, Hoạnh Tài, Thuận Khoa

2.2.7 Cung Tử

Điềm không may và sự đen đủi gồm: Ly Hương, Tử Biệt, Thoái Đinh, Thất Tài

2.2.8 Cung Hưng

Tượng trưng cho sự hưng thịnh: Đăng Khoa, Quý Tử, Thêm Đinh, Hưng Vượng

2.2.9 Cung Thất

Sự thất thoát, không tốt: Cô Quả, Lao Chấp, Công sự, Thoát Tài

2.2.10 Cung Tài

Mang đến vận may tiền tài: Nghinh Phúc, Lục Hợp, Tiến Bảo, Tài Đức.

Ý nghĩa các cung trên thước đo thông thủy

Với công thức tính 0.53m x N (N = 1,2,3,4…………)

Thước đo thông thủy cũng được chia làm 8 cung:

– Cung Quý Nhân gồm: Quyền Lộc, Trung Tín, Tác Quan, Phát Đạt

– Cung Hiểm họa gồm: Tán Thành, Thời Nhơn, Thất Hiếu, Tai Họa, Trường Bệnh

– Cung Thiên Tai gồm: Hoàn Tử, Quan Tài, Thân Bệnh, Thất Tài, Cô Quả

– Cung Thiên Tài gồm: Thi Thơ, Văn Phú, Thanh Quý, Tác Lộc, Thiên Lộc

– Cung Phúc Lộc gồm: Tử Tôn, Phú Quý, Tiến Bảo, Thập Thiện, Văn Chương

– Cung Cô Độc gồm: Bạc Nghịch, Vô Vọng, Ly Tán, Tửu Thực, Dâm Dục

– Cung Thiên Tặc bao gồm: Phòng Bệnh, Chiêu Ôn, Ôn Tai, Ngục Tù, Quan Tài

– Cung Tể Tướng bao gồm: Đại Tài, Thi Thơ, Hoạnh Tài, Hiếu Tử, Quý Nhân

Cách xem thước lỗ ban thế nào cho chuẩn

Cách xem thước lỗ ban không hề khó
Cách xem thước lỗ ban không hề khó

Cách xem thước lỗ ban để đo những công trình của bạn như thế nào? Hãy cùng xem từng loại thước sẽ được dùng trong những trường hợp nào nhé!

– Thước lỗ ban dương trạch dùng để đo các vật có tính chất đặc như đồ nội thất, bậc, v.v…

– Thước lỗ ban âm phần dùng để đo phần mộ, ban thờ bệ thờ, quách, tiểu v.v….

– Thước lỗ ban thông thủy dùng để đo các chi tiết rỗng như giếng trời, ô thông gió, ô cửa v.v…………..Nên nhớ chỉ đo khoảng rỗng mà khí đi qua chứ không đo cả phần cánh cửa.

Căn nhà là nơi sinh hoạt của tổ ấm, là địa điểm trọng đại của đời người. Chính vì vậy cần có sự đầu tư tỉ mỉ và nghiêm túc về mọi mặt cả hiện đại và truyền thống. Mong rằng những kiến thức về cách xem thước lỗ ban mà chúng tôi cung cấp cho các bạn qua bài viết này sẽ giúp ích phần nào trong việc bố trí phong thủy cho ngôi nhà thân yêu của các bạn.

Xem thêm:

  • Kích thước cửa chính như thế nào là phù hợp ?
  • Cách chọn tranh treo phòng khách hợp phong thủy
  • Cách tính bậc tam cấp rước lộc vào nhà
5/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Cách Xem Thước Lỗ Ban Làm Cửa