Hướng Dẫn Cách Xử Lý Gỗ Tươi Bền Và Đẹp Nhất

5 / 5 ( 30 bình chọn )

Tại sao chúng tôi lại chia sẽ với các bạn cách xử lý gỗ tươi ? Bởi vì ngày càng nhiều gia đình quay trở lại sử dụng đồ gỗ. Mà đồ gỗ có đẹp có bền hay không là phụ thuộc khá nhiều vào khâu xử lý gỗ tươi ban đầu. Nếu bạn là người có cây tươi để lấy gỗ xây nhà, làm cửa, làm tủ thì bài viết này sẽ cho bạn rất nhiều điều hay ho đấy. Ít nhất bạn sẽ biết cách làm thế nào để gỗ tươi của bạn không biến thành gỗ mục. Đồng thời, nếu bạn là người đi mua đồ gỗ, thì bạn cũng có thêm kiến thức để định giá đúng đắn mà không bị mấy anh chị em bán hàng tung hỏa mù.

Nội dung

  • Những cách xử lý gỗ tươi phổ biến nhất
    • Phương pháp hong phơi (Cách phơi gỗ không bị nứt)
    • Phương pháp sấy cưỡng bức (Cách phơi gỗ nhanh khô)

Những cách xử lý gỗ tươi phổ biến nhất

cách xử lý gỗ tươi

Phương pháp hong phơi (Cách phơi gỗ không bị nứt)

Trước khi khoa học và công nghệ phát triển như ngày hôm, người ta vẫn thường sử dụng phương pháp hong phơi để xử lý gỗ tươi. Cách làm này khá đơn giản cũng như không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật mà chủ yếu dựa vào ánh nắng mặt trời để loại bỏ lượng nước tồn tại bên trong gỗ tươi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp hong phơi chỉ có thể loại bỏ khoảng 80-85% lượng nước (Độ ẩm) và nó còn chịu tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết. Nhưng bù lại, việc xử lý gỗ tươi bàng cách này lại tiết kiệm rất nhiều chi phí và tất nhiên thời gian hong phơi cũng không hề ngắn (Khoảng thời gian hong phơi có thể lên đến 2 năm).

Lưu ý: Kích thước cây gỗ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hong phơi, kích thước càng lớn thì thời gian càng kéo dài.

  • Nếu áp dụng phương pháp hong phơi, gỗ tươi cần phải xếp thành từng đồng với kích thước bằng nhau. Việc xếp gỗ cũng không hề đơn giản. Nếu không biết cách xếp gỗ thì thời gian hông phơi sẽ kéo dài và thậm chí làm hỏng gỗ. Khi tiến hành sắp xếp thì các bạn cần phải đảm bảo không khí có thể lưu thông một cách tự nhiên qua mọi bề mặt gỗ, để làm được điều này thì trước hết chúng ta cần một khoảng không gian rộng rãi và thoáng gió. Ngoài ra, bề mặt sàn (Khu vực để gỗ) phải thoáng, không ẩm ướt để tránh tình trạng mối mọt xâm nhập.
  • Hạn chế cho gỗ tiếp xúc trực tiếp với nền đất, muốn làm được điều này thì mọi người chỉ cần dùng một vài miếng gỗ hay đá xanh để kê là được (Khoảng cách giữa lớp cuối cùng với nền đất phù hợp nhất là 40-50cm). Bên cạnh, khi xếp gỗ thành từng đống như thế này thì các bạn còn phải lưu ý đến kích thước của từng tấm gỗ nhé. Tránh sắp xếp những tấm gỗ có kích thước quá khác biệt chung một đống, đặc biệt là về chiều dày của chúng.
  • Những đống gỗ cần được xếp gọn gàng và phải đặt vuông góc với hướng gió thổi mới đảm bảo các tấm gỗ khô đều. Trung bình, một đống gỗ được xếp xong nên có dao động từ 1-1,5m (Rộng), 1m (Ngang) và 4-6m (Dài). Nếu các bạn bố trí từng đống gỗ với kích thước như vậy thì gỗ sẽ nhanh khô và khô đều hơn.
  • Do tiếp xúc với không khí và ánh nắng mặt trời nhiều hơn nên những phần đầu của các tấm gỗ sẽ có xu hướng khô nhanh, chính vì thế các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp tình trạng gỗ bị nứt đầu. Để khắc được tình trạng này thì bạn hãy dùng các thanh kim loại, đinh hay gỗ được đẻo nhọn đóng vào đầu các tấm gỗ.
  • Lưu ý: Khoảng cách của những đống gỗ trong bãi phơi sẽ ảnh hương khá nhiều đến tiến độ công việc, điểm dễ nhận thấy nhất chính là thời gian hông phơi kéo dài. Nếu các bạn đảm bảo được khoảng cách giữa từng đống gỗ với nhau đủ rộng thì thời gian hong phơi cũng sẽ rút ngắn hơn rất nhiều, vì thế khi bố trí các đống gỗ trong bãi phơi cần phải chú ý cẩn thận.

Phương pháp sấy cưỡng bức (Cách phơi gỗ nhanh khô)

Thông thường, gỗ được đưa vào sử dụng trong thực tế luôn đòi hỏi một yêu cầu nhất định về kích thước cũng như độ ẩm. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà những chỉ số này cần phải chính xác tuyệt đối, và điều này chắc chắn phương pháp hong phơi truyền thống không có khả năng thực hiện được. Chính vì thế mà người ta phải áp dụng cách xử lý gỗ bằng phương pháp sấy cưỡng bức, cho dù chi phí bỏ ra không hề nhỏ tí nào. 

  • Lò sấy gỗ tươi: Tương tự phương pháp hong phơi, cách sấy cưỡng bức cũng dựa trên nhiệt độ cao làm bay hơi nước bên trong gỗ. Tuy nhiên ở phương pháp này, nhiệt độ được sử dụng sẽ cao hơn rất nhiều và nguồn năng lượng dùng trong quá trình sấy cưỡng bức được cung cấp theo hai hình thức: Gián tiếp và trực tiếp. Với việc sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp, người ta sẽ làm nóng lò sấy bằng than, củi, khí đốt,… Ngoài ra, người ta còn có thể dùng năng lượng từ ánh nắng mặt trời để cung cấp nhiệt độ cho lò sấy để tiết kiệm chi phí hơn. Còn với nguồn nhiệt gián tiếp, nhiệt độ trong lò sấy sẽ được cung cấp bằng nước nóng hay hơi nước quá nhiệt.
  • Quạt sấy: Dù là dùng nguồn nhiệt trực tiếp hay gián tiếp thì thiết kế của lò sấy đều có cửa trao đổi ẩm ( Nhiệm vụ chính của cửa này là đưa không khí từ bên ngoài vào trong lò sấy, đồng thời độ ẩm cũng từ cửa này thoát ra ngoài).
  • Van xả ẩm: Quá trình sấy cưỡng bức sẽ trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau, thành phẩm thu được có tốt hay không phụ thuộc vào giá trị nhiệt độ cũng như độ ẩm bên trong lò. Nếu thời gian sấy càng lâu thì độ ẩm bên trong lò sẽ càng giảm, tuy nhiên trong quá trình sấy chúng ta cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ lò sấy thường xuyên để đảm bảo các khuyết tật sinh ra là nhỏ nhất. Lưu ý: Với mỗi loại gỗ, các yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm sẽ không hề giống nhau nên khi tiến hành sấy cần hiệu chỉnh các chỉ số sao cho phù hợp nhất.

Ưu điểm của phương pháp sấy cưỡng bức

  • Mọi giai đoạn sấy đều được kiểm soát từ đầu đến cuối nên các khuyết tật có thể sinh ra gần như là nhỏ nhất.
  • So với phương pháp hong phơi tự nhiên, gỗ thu được bằng phương pháp sấy cưỡng bức cho độ ẩm thấp hơn rất nhiều.
  • Thời gian xử lý gỗ tươi được rút ngắn hơn rất nhiều.
  • Có thề áp dụng với hầu hết các loại gỗ.
  • Tùy thuộc vào yêu cầu của người tiêu dụng, các trị số về độ ẩm có thể dễ dàng hiệu chỉnh dễ dàng
  • Những vấn đề như mối, mọt, sâu,.. sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong quá trình sấy.

Nhược điểm phương pháp sấy cưỡng bức

  • Chi phí vận hành cao.
  • Năng lượng tiêu hao lớn.
  • Hệ thống lò sấy phải bảo dưỡng thường xuyên.
  • Lò sấy không thể tự vận hành mà luôn cần người quan sát và hiệu chỉnh.

Các từ khóa liên quan:

  • cách xử lý gỗ tươi
  • cách phơi gỗ không bị nứt
  • cách xử lý gỗ xoan tươi
  • cách xử lý gỗ xà cừ tươi
  • cách bảo quản gỗ không bị nứt
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Gỗ Tươi Bền Và Đẹp Nhất

Từ khóa » Cách Xử Lý Gỗ Xà Cừ Không Bị Cong Vênh