Hướng Dẫn Cách Xuất Hóa đơn Trả Lại Hàng đã Mua

Nhận hàng mua không đúng quy cách, chất lượng nên phải xuất trả là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Bài viết dưới đây đã hướng dẫn các kế toán và doanh nghiệp cách xuất hóa đơn trả lại hàng đã mua 2020.

Hướng dẫn xuất hóa đơn trả lại hàng đã mua

Xuất hóa đơn trả hàng cần chú ý những quy định gì?

1. Các quy định liên quan đến hóa đơn trả lại hàng

Để có thể viết hóa đơn trả lại hàng đúng, các kế toán và doanh nghiệp cần phải nắm vững các Thông tư hướng dẫn hàng bán bị trả lại hàng hóa cho bên mua và bên bán của các cơ quan có thẩm quyền. Tại Điểm 2.8, Phụ lục 4 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi mua hàng hóa, bên bán đã xuất hóa đơn và bên mua đã nhận hàng, nhưng nếu phát hiện hàng hóa có sai sót, không đúng quy cách hay chất lượng thì được phép trả lại một phần hay toàn bộ số hàng hóa đã mua. Theo đó, khi xuất hóa đơn trả lại hàng cho bên bán, bên mua phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung: Hàng hóa trả lại cho bên bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có). Tại Công văn số 4943/TCT-KK có nội dung về hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế, Tổng cục Thuế đã quy định việc xuất hóa đơn để trả hàng hóa như sau: - Trường hợp bên mua trả lại toàn bộ hàng cho bên bán: Bên bán sẽ xuất hóa đơn trả hàng cho bên mua, kê khai rõ tổng giá trị hàng hóa, thuế GTGT (nếu có). Căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng, bên bán sẽ điều chỉnh giảm doanh số và thuế GTGT đầu ra. Bên mua cũng phải điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế đó. - Trường hợp hai bên bán mua thống nhất chuyển sang điều chỉnh giảm giá cho số hàng lỗi và không phải trả lại thì bên bán sẽ xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng đã bán về thuế GTGT theo thỏa thuận. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, bên bán phải điều chỉnh lại doanh số bán và thuế GTGT đầu ra; bên mua sẽ điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế. Tại Công văn số 5839/CT-TTHT, Cục thuế TP Hà Nội đã quy định với trường hợp hàng hóa đã bán, đã xuất hóa đơn, đã giao nhưng bị bên mua trả lại thì bên bán và bên mua phải thực hiện điều chỉnh tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT trong kỳ thuế phát sinh hóa đơn trả lại đó. Cụ thể: - Bên bán phải kê khai giảm vào các chỉ tiêu (32) và (33) tại mục “II. Hàng hóa, dịch vụ bán ra” trên tờ khai 01/GTGT. - Bên mua kê khai giảm vào chỉ tiêu (23), (24), (25) tại tờ khai 01/GTGT. Lưu ý rằng, với trường hợp hàng bán bị trả lại không có hóa đơn, thì khi trả lại cả hai bên bán và mua phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại, thuế GTGT (nếu có) cùng với lý do trả hàng. Bên bán phải thu hồi hóa đơn đã lập. >> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xuất hóa đơn hàng khuyến mãi.

2. Cách xuất hóa đơn trả lại hàng

Hiện nay, khi xuất hóa đơn với hàng hóa trả lại, bên mua phải lưu ý xem hóa đơn mua và hóa đơn trả lại có cùng kỳ hay khác kỳ để có được cách viết hóa đơn trả lại hàng đã mua đúng quy định nhất.

Xuất hóa đơn trả lại hàng đã mua

Hướng dẫn xuất hóa đơn trả hàng.

2.1. Cách viết hóa đơn xuất trả lại khác kỳ với hóa đơn mua hàng

Khi viết hóa đơn xuất trả hàng nói chung, trước tiên kế toán doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ nội dung có trên hóa đơn, nhất là bảng kê khai hàng hóa trả lại với đầy đủ các tiêu thức: STT, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị, số lượng, đơn giá, thành tiền, Tiền thuế GTGT, Tổng cộng tiền thanh toán,... Tiếp đó, nếu trong kỳ doanh nghiệp chỉ phát sinh 01 hóa đơn trả lại hàng thì kế toán sẽ kê khai vào kỳ hiện tại, điều chỉnh giảm doanh số và thuế GTGT. Điều này đồng nghĩa với việc phải kê khai âm. Nếu trong kỳ doanh nghiệp phát sinh nhiều hóa đơn khác (hóa đơn đầu vào và đầu ra) thì kế toán phải trừ số tiền doanh số và thuế GTGT của hóa đơn trả hàng đó.

2.2. Cách viết hóa đơn trả lại cùng kỳ với hóa đơn mua hàng

Đối với hóa đơn trả lại có cùng kỳ kê khai với hóa đơn mua thì bên mua cũng cần phải hoàn thành đầy đủ nội dung có trên hóa đơn, nhất là bảng kê khai hàng hóa trả lại với đầy đủ các tiêu thức: STT, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị, số lượng, đơn giá, thành tiền, tiền thuế GTGT, Tổng cộng tiền thanh toán,... Tiếp đó, hai bên bán và mua sẽ phải tiến hành kê khai như sau:

- Bên mua (bên trả lại hàng hóa) sẽ:

+ Kê khai vào chỉ tiêu 32 và 33 trên hóa đơn 001 như hóa đơn đầu vào bình thường. + Bên mua sẽ kê khai âm hoặc trừ đi giá trị và tiền thuế của hàng hóa trên hóa đơn 002.

- Bên bán (bên bị trả hàng hóa) sẽ:

+ Kê khai vào chỉ tiêu 32, 33 trên hóa đơn 001 như bán hàng hóa bình thường. + Bên bán sẽ kê khai âm hoặc trừ đi giá trị và tiên fthuees của hàng hóa trên hóa đơn 002. Thực tế, với hóa đơn 002, hai bên bán và mua có thể kê khai hoặc bỏ qua. Bởi hai hóa đơn 001 và 002 đã cấn trừ cho nhau. Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách xuất hóa đơn trả lại hàng đã mua nhanh chóng, chính xác. Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Các tin tức liên quan:

    ThaisonSoft tặng 100 số hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng E-invoice

    25/08/2020-3651 lượt xem

    Top 6 điều doanh nghiệp cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử

    28/08/2020-4884 lượt xem

    Hồ sơ quyết toán thuế TNDN bao gồm những gì?

    31/08/2020-17836 lượt xem

    Hóa đơn ghi tiền mặt nhưng thanh toán chuyển khoản hợp pháp không?

    03/09/2020-38079 lượt xem

    Quy định thời hạn quyết toán thuế bao lâu 1 lần?

    07/09/2020-53368 lượt xem

Từ khóa » Cách Xuất Hóa đơn điện Tử Trả Lại Hàng