Hướng Dẫn Cài đặt Joomla 3.x Trên Localhost - Sinh Viên Nghèo

Joomla là bộ CMS mã nguồn mở vô cùng mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí. Đây là hệ quản trị nội dung được viết bằng ngôn ngữ PHP kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL mà thông qua đó, người dùng dễ dàng quản lý và sản xuất nội dung trên mạng. Nhưng do Joomla có yêu cầu kỹ thuật cao hơn các mã nguồn khác nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Joomla 3.x trên Localhost.

Việc cài đặt phiên bản 3.x không có quá nhiều sự khác biệt so với các phiên bản trước đó của Joomla, ngoài việc phiên bản 3.x đòi hỏi phải có 1 số cấu hình yêu cầu đặc biệt hơn.

Chuẩn bị:

  1. Xampp (bạn cũng có thể sử dụng một chương trình tạo máy chủ khác).
  2. Bộ cài Joomla bạn có thể tải bản mới nhất tại đây.

Tham khảo thêm:

  • Hướng dẫn cài đặt Xampp cho máy tính Windows

Bắt đầu cài đặt Joomla 3.x

Bước 1: Khởi động xampp và bật  2 dịch vụ là ApacheMySQL.

Hướng dẫn bật Xampp

Bước 2: Các bạn mở trình duyệt lên và gõ địa chỉ sau: http://localhost/phpmyadmin. Sau đó bạn nhấn vào Databases.

tao-database

Bước 3: Các bạn nhập tên CSDL mà mình muốn sau đó nhấn Create.

2016-07-25_194138

Bước 4: Các bạn vào thư mục htdocs (C:/xampp/htdocs) và tạo một thư mục mới (tên thì tùy các bạn, Vd: Joomla). Sau đó bạn sao chép Source Joomla đã download ở trên vào thư mục đó và giải nén ra.

2016-07-25_195210

Bước 5: Từ joomla 3.x trở lên các bạn cần thay thế kiểu Storage Engine từ “InnoDB” thành “MyISAM” trong tệp tin joomla.sql nằm trong thư mục cài đặt Joomla ( có đường dẫn là C:/xampp/htdocs/”tên thư mục bạn đặt“/installation/sql/mysql/joomla.sql). Để không bị dừng ở bước tạo bảng “Creating Database Tables“.

Sau khi mở lên (notepad hoặc notepad ++) các bạn nhấn Ctrl + H rồi điền vào khung Find what: ENGINE=InnoDB và khung Replace with: ENGINE=MyISAM sau đó nhấn Replace All rồi Save lại là xong.

2016-07-25_200006

Bước 6: Mở trình duyệt lên và nhập vào thanh địa chỉ http://localhost/tên thư mục bạn đã tạo (VD: của mình ở đây là http://localhost/joomla).

  • Select Language: Bạn lựa chọn ngôn ngữ sử dụng cho Website.
  • Site Name: Nhập tên Website
  • Mô tả: Nhập đoạn mô tả về Website Joomla
  • Địa chỉ thư điện tử quản trị: Nhập địa chỉ Email quản trị của bạn.
2016-07-25_200645
  • Tên đăng nhập quản trị: Nhập tên đăng nhập bạn muốn sử dụng để đăng nhập trang quản trị Joomla. Trong ví dụ, mình sẽ sử dụng tên đăng nhập tài khoản quản trị là “admin“
  • Mật khẩu quản trị: Nhập mật khẩu đăng nhập ( đặt là “admin“)
  • Xác nhận mật khẩu quản trị: Nhập lại mật khẩu (nhập lại là “admin“)
  • Trang ngoại tuyến:
    • Chọn “Không” (mặc định) : Ngay khi bạn cài đặt xong Joomla, bạn có thể vào xem trang chủ Website Joomla ( trang FrontEnd) luôn được.
    • Chọn “Đồng Ý“: Nếu bạn chọn trạng thái này, khi bạn hoàn tất cài đặt Joomla, bạn chỉ có thể vào được trang quản trị Joomla ( trang BackEnd), mà không vào được trang chủ Joomla (trang FrontEnd). Bạn muốn chuyển từ “Đồng ý” sang “Không“, bạn cần thay đổi trong mục Global Configuration của trang quản trị.

Sau đó bạn nhấn Tiếp Theo để chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 7: Nhập thông số để kết nối Database

  • Loại cơ sở dữ liệu: Chọn kiểu CSDL ( mặc định là “MySQLi“)
  • Tên máy chủ: Điền tên host (nhập là “localhost“)
  • Tên đăng nhập: Điền tên đăng nhập tài khoản quản trị CSDL MySQL ( nhập là “root“)
  • Mật khẩu: Điền mật khẩu tài khoản quản trị CSDL MySQL ( để trống)
  • Tên cơ sở dữ liệu: Điền tên CSDL bạn đã tạo mới (Bước 3), mình đã tạo mới CSDL MySQL tên là “joomla” nên trong mục tên cơ sở dữ liệu, mình sẽ nhập “joomla“
2016-07-25_210856
  • Tiền tố bảng: Đây là các ký tự được sinh ra ngẫu nhiên và được thêm vào trước tên mỗi bảng trong CSDL của bạn. Bạn sẽ có các bảng zt7fz_users, zt7fz_content, zt7fz_banners,… Bạn có thể thay đổi “zt7fz” này bằng từ dễ nhớ hơn, ví dụ “mydb_”. Khi đó, bạn sẽ có các bảng mydb_users, mydb_content, mydb_banners,… Bạn có thể để mặc định.
  • Xử lý cơ sở dữ liệu cũ: Xử lý các dữ liệu cũ có trong CSDL “dbjoomla”. Nếu CSDL “dbjoomla” đã có chứa dữ liệu từ trước, bạn có thể chọn:
    • Sao lưu: Để Joomla lưu lại các bảng cũ đã được tạo từ trước trong CSDL “Joomla”. Ví dụ các bảng cũ của bạn có tên là “zt7fz_users”, thì sau khi chọn backup, tên bảng sẽ bị thay đổi là “bak_zt7fz_users” và các bảng mới tạo ra sẽ có tên là “zt7fz_users”.
    • Gỡ bõ: Gỡ bỏ hết các bảng cũ trong CSDL “Joomla”.

Sau đó bạn nhấn Tiếp Theo để tiếp tục việc cài đặt.

Bước 8: Kiểm tra lại thông tin và cài đặt

2016-07-25_222222
  • Cài đặt dữ liệu mẫu: Chọn loại dữ liệu mẫu. Nếu bạn không muốn chọn Website đã nhập dữ liệu mẫu, bạn chọn “None”
  • Cấu hình Email: Nếu bạn chọn Yes, các thông tin cấu hình Website sẽ được gửi đến Email bạn đã đăng ký ở Bước 6.
  • Còn các thông số còn lại bạn cứ để mặc định, không cần đụng vào.

Nhấn cài đặt để bắt đầu quá trình cài đặt.

Quá trình cài đặt bắt đầu và sẽ diễn ra trong ít phút

2016-07-25_222707

Sau khi cài đặt Joomla xong nó sẽ yêu cầu bạn xóa bỏ thư mục cài đặt. Bạn nhấn vào Gỡ bỏ thư mục Installation là xong.

2016-07-25_222855

Tại đây:

  • Nhấn vào “Trang” thì các bạn sẽ được đưa ra trang chủ của website hoặc các bạn nhập địa chỉ http://localhost/tên thư mục của bạn.
  • Nhấn vào Người quản trị thì các bạn sẽ được đưa vào trang quản trị. hoặc nhập đường dẫn http://localhost/tên thư mục của bạn/administrator.

Cám ơn các bạn đã theo dõi. Chúc bạn cài đặt joomla thành công.

Từ khóa » Cài đặt Xampp Và Joomla