Hướng Dẫn Cài đặt Wordpress Trên Localhost Dùng Wamp Server

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của GiuseArt.com, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "giuseart". (Ví dụ: thiệp tân linh mục giuseart). Tìm kiếm ngay

Hiểu đơn giản, Localhost thực chất là môi trường ảo chạy trên máy tính để giả lập hosting. Bạn có thể làm website ngay trên máy tính của bạn dựa trên môi trường giả lập này mà không cần mua hosting và tên miền. Giới lập trình thường sử dụng cách làm này để thiết kế website, sau đó đóng gói và gửi code website cho khách hàng.

  • Hướng dẫn chèn bài viết liên quan vào giữa nội dung bài viết đơn giản nhất
  • Hosting miễn phí nào tốt nhất cho tôi khi bắt đầu học làm webasite?
  • Tùy chỉnh Header và Footer cho theme Newspaper
  • Các plugin dựng trang cần thiết nhất trong theme Newspaper
  • Hướng dẫn cài đặt Plugin cho WordPress

Nhân lúc mình đang có một dự án website cần làm trên Localhost để giao Source code cho khách nên trong bài viết này, mình hướng dẫn các bạn cài đặt WordPress trên Localhost sử dụng Wamp – một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến nhất. Các bạn có thể theo dõi các bài viết của mình để hiểu cách làm một website WordPress hoàn chỉnh nhé.

Cài đặt Localhost sử dụng Wampserver

Tải về phần mềm Wamp

Đầu tiên, bạn phải tải và cài đặt phần mềm Wampserver trên máy tính của bạn.

Để tải phần mềm về, bạn truy cập link: //www.wampserver.com/en/#download-wrapper và nhấp vào phiên bản phù hợp với Hệ điều hành bạn đang sử dụng là 64bit hay 32bit để tải về.

tai-ve-wamp server
Nhấn chọn phiên bản phù hợp với Hệ điều hành bạn đang sử dụng là 64bit hay 32bit

Khi nhấn chọn phiên bản phần mềm phù hợp với Hệ điều hành của bạn, sẽ có một popup thông báo hiện lên, bạn nhấn chuột tại link được đôi đỏ như hình dưới để tải về nhé! Chờ 5s để phần mềm (~200Mb) được tự động tải xuống.

download-wamp

Cài đặt phần mềm Wamp

Sau khi tải xuống, bạn mở lên để tiến hành cài đặt nhé! Không có gì khó khăn cả, bạn chỉ việc mở lên, nhấn OK hoặc Next cho tới khi kết thúc cài đặt thành công.

cai-dat-phan-mem-wamp-server
Thông báo chọn trình duyệt mặc định của Wampserver

Thông báo trên nói rằng: trình duyệt Internet Explorer đã được đặt làm trình duyệt mặc định để chạy Wampserver, bạn có muốn thay thế bằng trình duyệt khác không? Nếu bạn không quen dùng Internet Explorer thì chọn Yes để thay bằng Chrome, Cốc Cốc hoặc Firefox…

Chọn xong, bạn đợi khoảng 30s nữa để nó cài đặt SQL, Next thêm phát nữa là Finish thành công nhé!

Nếu không thấy báo lỗi gì và thấy shortcut icon của phần mềm đã hiển thị trên Desktop như hình dưới thì bạn đã cài đặt thành công rồi, chuẩn bị bước tiếp theo thôi.

phan mem wamp
Shortcut của phần mềm xuất hiện trên Deskop

Khởi động các dịch vụ Localhost

Bước tiếp theo, bạn hãy mở phần mềm lên để tiến hành cài đặt khởi động tất cả các dịch vụ Localhost trên máy tính nhé! Khi bạn mở phần mềm Wampserver lên, khoảng 5s sau, nó sẽ báo đèn xanh ở khay ứng dụng của Taskbar như hình dưới đây:

icon-wamp

hoặc chắc ăn hơn, bạn nhấn chuột trái vào biểu tượng màu xanh bên trên và nhấn tiếp “Start all services”. Như vậy, bạn đã có một môi trường hosting ảo chạy trên Windows rồi đấy. Việc tiếp theo là tải mã nguồn WordPress về để làm việc thôi.

Cài đặt WordPress trên Localhost

Bước 1: Tải mã nguồn WordPress và giải nén

Tải mã nguồn:

Link download bản tiếng Việt: //vi.wordpress.org/wordpress-4.6.1-vi.zip

Link download bản tiếng Anh: //wordpress.org/latest.zip

Giải nén:

Sau khi tải mã nguồn về, các bạn tiến hành giải nén thư mực mã nguồn, sau đó copy vào thư mục www directory theo đường dẫn C.\wamp\www. Sau khi copy vào www directory, ta được folder mã nguồn WordPress với những file như sau:

source-code-wordpress
source-code-wordpress

Bước 2: Đổi tên thư mục mã nguồn

Mặc định sau khi giải nén xong, thư mục mã nguồn của bạn có tên là WordPress, bạn nên rename lại tên của thư mục này theo tên của website bạn định làm cho dễ nhớ. Trong trường hợp này, do mình đang làm một website về Trung tâm tin học nên mình sẽ rename “WordPress” thành “tinhoc”.

rename source code
Đổi tên thư mục mã nguồn

Bước 3: Tạo Database mới trong PhpMyadmin

Các bạn truy cập đường dẫn: //localhost/phpmyadmin/ để đăng nhập trang quản trị database nhé. Nếu nó hiển thị popup đòi Username và Password thì bạn nhập User: root, Password: để trống nhé!

Trong giao diện PhpMyadmin, các bạn chọn New, sau đó nhập tên Database (dễ nhớ) vào khung số 2, sau đó chọn bảng mã ngôn ngữ utf8_general_ci tại khung số 3, cuối cùng là chọn Create để tạo Database mới.

tao-co-so-du-lieu-trong-phpmyadmin
Tạo cơ sở dữ liệu mới trong PhpMyadmin

sau khi bạn nhấn Creat, có thông báo màu xanh lá và nếu bạn thấy tên Database xuất hiện ở cột trái như thế này nghĩa là đã tạo Database thành công rồi nhé!

tao-co-so-du-lieu-trong-phpmyadmin

Bước 4: Cài đặt WordPress

  • Lựa chọn ngôn ngữ

Để cài đặt WordPress, trong trình duyệt đang sử dụng, bạn truy cập đường dẫn: //localhost/tinhoc/ để truy cập, màn hình cài đặt đầu tiên cho phép bạn tùy chọn ngôn ngữ cho WordPress. Bạn có thể chọn ngôn ngữ Tiếng Việt rồi Tiếp tục nhé!

cai-dat-wordpress
Tùy chọn ngôn ngữ cho WordPress

co-so-du-lieu-sql

Khai báo các thông tin Cơ sở dữ liệu

khai-bao-thong-tin-co-so-du-lieu

Trong phần trên, các bạn cần để ý và nhập đúng những thông tin sau:

– Tên cơ sở dữ liệu: là tên bước trước bạn nhập khi tạo Cơ sở dữ liệu mới trong PhpMyadmin.

– Tên đăng nhập: mặc định để là root.

Mật khẩu: để trống.

– Địa chỉ cơ sở dữ liệu: để mặc định là localhost.

– Tiền tố bảng dữ liệu: để mặc định là _wp.

Sau khi nhập các thông tin cần thiết, bạn nhấn Gửi và sẽ nhận được thông báo kết nối tới Cơ sở dữ liệu thành công. Sau đó bạn nhấn tiếp “Thực thi cài đặt“.

thuc-thi-cai-dat-wordpress

Khai báo thông tin trang web

khai-bao-thong-tin-trang-web-wordpress
Khai báo thông tin trang web

Các thông tin cần nhập:

– Tiêu đề trang: Phần tiêu đề của Website sẽ hiển thị trong phần Title của trang web.

– Tên đăng nhập: Tên đăng nhập để quản trị website

– Mật khẩu: Mật khẩu quản trị website (không nên dùng mật khẩu quá yếu, khuyến khích nhập mật khẩu bao gồm chữ cái viết Hoa, chữ số và ký tự đặc biệt).

– Your email: Địa chỉ email quản trị website

– Tương tác với các công cụ tìm kiếm: Tạm thời ngăn chặn, khi nào làm xong website mới được mở lên nhé!

Đăng nhập quản trị website

Sau khi nhập đầy đủ thông tin cho trang web, các bạn nhấn “Cài đặt WordPress” và sau đó nhấn “Đăng nhập” để tiến hành quản trị website mới tinh của bạn.

dang-nhap-wordpress
Giao diện quản trị website WordPress

Các bạn nhập đúng thông tin đăng nhập. Và mật khẩu sẽ được chuyển tới trang quản trị của WordPress như sau:

giao-dien-quan-tri-website
Giao diện trang quản trị website WordPress

Bạn cũng có thể truy cập đường dẫn: //localhost/tinhoc/wp-admin/ để truy cập trang quản trị nhé!

Khi đó, giao diện trang chủ website WordPress sẽ như thế này:

giao-dien-website
Giao diện trang chủ của website WordPress lúc mới cài đặt xong

Đến đây thì bạn đã chính thức cài đặt thành công WordPress trên Localhost sử dụng Wampserver rồi. Chúc bạn có một website thật tốt.

Lời kết

Như vậy, bạn đã biết cách cài đặt thành công một website WordPress rồi phải không? Bài viết này là các bước đầu tiên mình làm website wordpress trên Localhost. Bạn có thể theo dõi thường xuyên để cùng mình học cách làm website wordpress từ a đến z luôn nhé!

5/5 - (1 bình chọn) Chia sẻ bài viết:

Từ khóa » Cài đặt Wordpress Trên Localhost Wamp