Hướng Dẫn Cấp VISA, Giấy Miễn Thị Thực
Có thể bạn quan tâm
NHÓM THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ THỰC VÀ GIẤY MIỄN THỊ THỰC
I.
THỦ TỤC SỐ 6: THỦ TỤC CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC
- Đối tượng, hồ sơ xin cấp Giấy miễn thị thực được thực hiện theo quy định tại Nghị định 82/2015/NĐ/CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ
Xem chi tiết nội dung Nghị định: 82.2015.NĐ-CP ve mien thi thuc (signed).pdf (lanhsuvietnam.gov.vn)
- Giấy miễn thị thực cấp trước đây vẫn còn giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên Giấy sẽ được chấp thuận để nhập cảnh Việt Nam.
- Tài liệu tiếng Nhật trong hồ sơ cần được dịch sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền. Xem hướng dẫn tại phiếu yêu cầu.
- Hồ sơ gồm:
(i) Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây)
(ii) Tờ khai (tải tại đây)
(iii) Hộ chiếu gốc và copy trang 2, trang 3 / giấy tờ đi lại quốc tế (sổ tái nhập quốc) và copy trang 2,3 và trang có dán tem visa
* Hộ chiếu / giấy tờ đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm
* Sổ tái nhập quốc phải có tem visa còn giá trị ít nhất 01 năm
(iv) Bản gốc Juminhyo
(v) Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp Giấy miễn thị thực (như bản saođược chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu, các loại giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch, giấy tờ có ghi quốc tịch Việt Nam... xem hướng dẫn tại điều 6, chương II, Nghị định số 82)
Xem chi tiết nội dung Nghị định: 82.2015.NĐ-CP ve mien thi thuc (signed).pdf (lanhsuvietnam.gov.vn)
- Người xin cấp Giấy miễn thị thực là người nước ngoài, là vợ/chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần nộp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ đó.
- Người xin miễn thị thực là người gốc Việt Nam, đã vào quốc tịch Nhật, thì cần nộp hộ tịch 戸籍謄本
- Công dân cần chuẩn bị sẵn bi thư dán Chakubarai (着払い) viết sẵn địa chỉ nhà.
II.
THỦ TỤC SỐ 7: THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC NHẬP CẢNH
1. Hồ sơ gồm:
(1) Tờ khai đề nghị cấp thị thực (tải tại đây), in ra, dán ảnh chân dung
(2) Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh
(3) Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể nộp bản copy)
- Công dân cần chuẩn bị sẵn Letterpack (レターパック) viết sẵn địa chỉ nhà mình,clear holder (クリアホルダー).
Lưu ý
- Người xin thị thực liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh tại Việt Nam để làm thủ tục xin cấp phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Sau khi nhận được thông báo cho phép nhập cảnh thì mới làm được thủ tục xin visa.
- Thời hạn còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất là 1 tháng so với thời hạn của thị thực xin cấp; và tối thiểu 6 tháng trước ngày dự định nhập cảnh.
Từ khóa » Phiếu Trình Cục Tokyo
-
Cách Xác Nhận PHIẾU TRÌNH CỤC – để Không Bị LỪA ĐẢO
-
Cách Kiểm Tra Giấy Trình Cục Nhật Bản CHÍNH XÁC NHẤT để Tránh ...
-
Cách Xác Nhận PHIẾU TRÌNH CỤC – để Không Bị LỪA ĐẢO Trước ...
-
Cách Kiểm Tra Mã Trình Cục Khi đi XKLĐ Nhật Bản Chính Xác Nhất
-
Japanwork - Tiếp Tục Tìm Hiểu Về PHIẾU TRÌNH CỤC Lần Trước Ad ...
-
Japanwork - Cùng Tìm Hiểu Về PHIẾU TRÌNH CỤC Nhé! Ở Việt...
-
Hỏi đáp:Tư Cách Lưu Trú Kỹ Thuật Viên Xin Khó Không? Xin Tư Cách Lưu ...
-
Top 14 Giấy Trình Cục Osaka 2022
-
Hướng Dẫn ở Quầy Tư Vấn - Bản đồ Bên Trong Cơ Sở | Tổng Cục Quản ...
-
Đăng Ký Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Tư Cách Lưu Trú "Kỹ Năng đặc định ...
-
Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Check Thông Tin Khi Nào
-
[PDF] Thông Tin Cuộc Sống Bằng Nhiều Thứ Tiếng