Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Trĩ đúng Cách

BNC Trang chủ Giới thiệu Thư viện Góc sức khỏe Chuyên gia tư vấn Câu chuyện khách hàng Liên hệ LogoSite Cam kết hàng chính hãng 100% Tư vấn sức khỏe, sản phẩm 24/7 Giao Hàng Toàn Quốc Thanh Toán Khi Nhận Hàng 0962 876 060 DANH MỤC SẢN PHẨM
  • Bệnh Trĩ
  • Bổ Gan
  • Bổ Mắt
  • Bổ Não
  • Bổ Thận Tiết Niệu
  • Dạ Dày - Tiêu Hóa
  • Hỗ trợ ngủ ngon giấc
  • Làm Đẹp Chống Lão Hóa
  • Phổi - Hô Hấp
  • Tăng Cường Sinh Lý Nam
  • Tiểu Đường
  • Tim mạch – huyết áp
  • Xương Khớp
  • Tăng sức đề kháng - Điều trị ung thư
  • Bệnh mũi hầu họng

Truyền thông

Chương trình khuyễn mãi nhân dịp lễ tạ ơn 2021! Chương trình khuyễn mãi nhân dịp lễ tạ ơn 2021! Hội nghị khoa học thường niên 2020 - Hội tâm thần học Việt Nam Hội nghị khoa học thường niên 2020 - Hội tâm thần học Việt Nam Ý nghĩa đặc biệt của hai dấu chấm màu xanh, đỏ trên trán hai bé song sinh dính liền trong ca đại phẫu thuật Ý nghĩa đặc biệt của hai dấu chấm màu xanh, đỏ trên trán hai bé song sinh dính liền trong ca đại phẫu thuật Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa – BNCmedipharm Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa – BNCmedipharm

Góc sức khỏe

Lý Thú Về Giấc Ngủ Tại Sao Chúng Ta Cần Ngủ Đủ Lý Thú Về Giấc Ngủ Tại Sao Chúng Ta Cần Ngủ Đủ Bảo Vệ Phổi: Những Biện Pháp Quan Trọng Giúp Duy Trì Sức Khỏe Hô Hấp Bảo Vệ Phổi: Những Biện Pháp Quan Trọng Giúp Duy Trì Sức Khỏe Hô Hấp Bệnh Gan Có Thể Lây Nhiễm? Những Điều Bạn Cần Biết Bệnh Gan Có Thể Lây Nhiễm? Những Điều Bạn Cần Biết Bảo Vệ và Phát Triển Não Bộ: Lợi Ích Từ Thói Quen Lành Mạnh Bảo Vệ và Phát Triển Não Bộ: Lợi Ích Từ Thói Quen Lành Mạnh

Chuyên gia tư vấn

Sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ? chi phí bao nhiêu? Sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ? chi phí bao nhiêu? Rối loạn cương dương có điều trị được không? Rối loạn cương dương có điều trị được không? Men gan tăng nhẹ có nên đi khám không thưa bác sĩ Men gan tăng nhẹ có nên đi khám không thưa bác sĩ Tổng quan chi tiết bệnh xuất tinh sớm Tổng quan chi tiết bệnh xuất tinh sớm

Câu chuyện khách hàng

Sau mổ tim bẩm sinh có biến chứng không? Sau mổ tim bẩm sinh có biến chứng không? chồng tôi bị xuất tinh sớm có mang thai không thưa bác sĩ chồng tôi bị xuất tinh sớm có mang thai không thưa bác sĩ Thế nào là nhịp tim chậm và cách điều trị như thế nào Thế nào là nhịp tim chậm và cách điều trị như thế nào Bố em bị đau nhức thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì Bố em bị đau nhức thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì

Chứng nhận - Giải thưởng

Góc sức khỏe Tin Tức Gan Khỏe Não Khỏe Thận Khỏe Tiểu Đường Xương Khớp Sinh Lý Nữ Sinh Lý Nam Phổi Huyết Áp Tim Mạch Dạ dày Bổ Mắt Trĩ Ung thư Ngủ ngon giấc Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ còn được gọi là phẫu thuật cắt trĩ. Đây là phẫu thuật cắt bỏ phần trĩ vùng trực tràng. Phẫu thuật cắt bỏ trĩ có thể làm giảm đau và chảy máu do trĩ gây ra. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ là khâu rất quan trọng quyết định vết mổ có bị nhiễm trùng hay không? Vết thương có mau lành hay không và bệnh trĩ có bị tái phát lại hay không? Vậy chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ như nào là đúng cách? Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ mà bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách I. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật mổ trĩ - Phẫu thuật mổ trĩ thường chỉ áp dụng với bệnh nhân trĩ cấp độ 4 – mức độ nặng nhất của bệnh trĩ, các búi trĩ có kích thước lớn sa lòi ra bên ngoài hậu môn và có thể gây biến chứng bất cứ lúc nào. Bởi vậy, mổ trĩ là phương pháp được cân nhắc lựa chọn nhằm điều trị nhanh chóng cũng như phòng ngừa các biến chứng bệnh trĩ. - Vì kích thước búi trĩ lớn nên người bệnh có thể gặp đau đớn và nhiều bất tiện sau thời gian mổ trĩ, nên chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách là việc làm quan trọng giúp người bệnh sớm lành vết thương, phục hồi sức khỏe, xử lý nhanh các biến chứng hậu phẫu (nếu có). Những điều nên làm sau phẫu thuật cắt trĩ: 1. Quy trình rửa vệ sinh hậu môn hàng ngày - Phẫu thuật Trĩ có thể được chia ra 2 nhóm: Nhóm đưa vào trong hậu môn để cắt (Longo, Siêu âm Doppler…) và nhóm kéo búi trĩ ra ngoài để cắt (Phương pháp whiter head, Miligan Morgan bằng dụng cụ điện cao tần HCPT, Laser, dao điện…). Nhóm đưa vào trong để cắt thì sau phẫu thuật nhìn ngoài hậu môn sẽ không có tổn thương gì, việc vệ sinh hậu môn sẽ dễ dàng hơn. Còn nhóm kéo ra ngoài để cắt sẽ có vết cắt ngay rìa hậu môn, ngoài việc rửa vệ sinh hậu môn như nhóm đưa vào trong thì cần phải có người hỗ trợ để nong hậu môn hàng ngày để phòng chống hẹp hậu môn về sau (Bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn cách nong cụ thể).
  • Các bước rửa vệ sinh hậu môn hàng ngày:
- Chuẩn bị: 01 chậu rộng đủ diện ngồi được vào, khăn xô 2-3 lớp (khăn lau mũi, lau đít trẻ em), băng vệ sinh phụ nữ. - Bước 1: Đại tiện không chùi bằng giấy, đại tiện xong dùng vòi sen/xịt xịt rửa sạch hậu môn. - Bước 2: Dùng chậu lấy nước ấm vừa đủ số lượng và đủ độ ấm, pha thuốc Bethadin 10% vào khoắng đều nhìn như màu nước chè tươi. - Bước 3: Ngồi hẳn vào chậu, dùng tay rửa sạch hậu môn. - Bước 4: Dùng khăn xô thấm khô, đặt băng vệ sinh, mặc quần áo. - Buổi sáng – chiều – tối nếu thấy ướt, hôi bẩn hậu môn cũng rửa vệ sinh hậu môn như quy trình trên. 2. Nên chú ý vận động nhẹ nhàng - Các vận động nên nhẹ nhàng nhằm giúp vết thương mau lành hơn, không vận động mạnh làm chảy máu vết thương. Khuyến khích người bệnh không nên ngồi quá lâu tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn; không nên chơi các môn thể thao mạnh đặc biệt là chạy và bơi lội dễ làm chảy máu và nhiễm trùng vết thương. 3. Có chế độ ăn uống hợp lí - Sau 6 giờ phẫu thuật mổ trĩ, nếu người bệnh không nôn ói hoặc có các triệu chứng bất thường thì có thể các món ăn mềm, dễ ăn như: cháo, soup, các món hầm, nhừ… để tốt cho hệ tiêu hóa, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. - Khoảng 1 tuần sau mổ trĩ, sức khỏe người bệnh được cải thiện hơn thì có thể ăn cơm mềm kết hợp với món chính nấu mềm. - Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý tăng cường các chất xơ, rau xanh trong khẩu phần ăn của người bệnh hàng ngày nhằm thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời cải thiện và phòng ngừa chứng táo – yếu tố tác động gián tiếp tiếp hàng đầu làm tái phát bệnh trĩ.
  • Các loại rau xanh tốt cho người bệnh trĩ có thể kể đến như:
-Các loại rau: rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau ngót, khoai lang, khoai tây… -Các loại hoa quả tươi: chuối, bưởi, cam, quýt, lê, táo, kiwi, nho… -Hạt ngũ cốc có lợi như: hạt óc chó, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều…
  • Cần kiêng các đồ ăn cay nóng không có lợi như:
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị tiêu, tỏi, ớt… -Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe… -Các loại thực phẩm ngọt nhân tạo như: bánh gato, bánh ngọt… Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách -Đồ uống có gas, nước ngọt có gas. 4. Thông báo cho bác sĩ ngay khi xuất hiện bất thường sau phẫu thuật Sau khi phẫu thuật, nếu phát hiện người bệnh có những dấu hiệu bất thường sau thì cần thông báo ngay tới bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết kịp thời: •Cảm giác đau kéo dài không dứt •Chảy dịch kéo dài không dứt: Bình thường, sau phẫu thuật khoảng tuần, vết thương sẽ khô và chấm dứt tình trạng chảy dịch. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài không dứt thì người bệnh cần thăm khám để có hướng dẫn điều trị cụ thể. •Đại tiện lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần chỉ đi đại tiện được rất ít, có cảm giác đau và nặng hậu môn kéo dài. •Ra máu cục: Hiện tượng ra máu cục là hiện tượng bất thường. Hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn sơ cứu và điều trị cụ thể 5. Kiểm soát cơn đau trong thời gian hậu phẫu cắt trĩ - Thông thường vùng hậu môn sẽ bị đau trong tuần sau khi điều trị bệnh trĩ. Bệnh nhân cắt trĩ hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường sẽ bị đau nhiều hơn so với bệnh nhân chọn liệu pháp xơ hóa, một phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn. Bất kể phương pháp điều trị nào, tình trạng đau khi đi ngoài vào tuần sau phẫu thuật là điều bình thường. Căng và rặn có thể khiến cơn đau tồi tệ hơn một cách đáng kể. - Bác sĩ sẽ điều trị cơn đau của bạn để bạn cảm thấy thoải mái và có thể nghỉ ngơi cần thiết. Theo dõi cơn đau bằng cách làm theo hướng dẫn của bác sĩ về thuốc giảm đau. - Để giảm đau và kích ứng, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn ngâm vùng hậu môn trong bồn tắm nước nóng. Đây là một cách tốt để giảm đau và khó chịu sau khi cắt trĩ. Bạn nên thực hiện vài lần một ngày trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Việc này sẽ giúp bạn thư giãn và giảm sưng đồng thời cũng giúp bạn giảm đau sau phẫu thuật.Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ sử dụng nước thường. Bạn không nên ngâm mình trong xà phòng, muối Epsom hoặc các chất khác nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thỉnh thoảng sử dụng túi đá chườm vào hậu môn. Điều này cũng có thể giúp giảm sưng và đau. - Nếu cảm thấy khó chịu khi ngồi, hãy thử ngồi trên một chiếc gối mềm hoặc gối tròn có lỗ để giảm áp lực lên vết thương. 6. Tái khám theo chỉ định - Việc tái khám đúng lịch giúp theo dõi tình hình phục hồi vết thương, kịp thời xử lí các bất thường nếu xảy ra. Ngoài ra, người bệnh sẽ có sự hướng dẫn, lời tư vấn chăm sóc vết mổ đúng nhất theo tình trạng hiện tại của bản thân. Những điều cần tránh sau phẫu thuật cắt trĩ: Bên cạnh những việc làm giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe sau mổ trĩ thì người bệnh cần tránh hoặc không nên làm một số điều sau: 6.Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị vết thương - Làm theo các “mẹo dân gian” trong quá trình phục hồi tổn thương vết mổ là điều hoàn toàn sai lầm. Khác với quá trình điều trị bệnh trĩ, sau phẫu thuật vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng nên việc tự ý dùng các cây thuốc dân gian hoặc các loại thuốc tự ý ngâm rửa hậu môn, vết thương với mong muốn nhanh lành là điều hoàn toàn sai lầm. - Không tự ý bôi thêm thuốc, ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. - Trong thời gian sau phẫu thuật, sử dụng thuốc và làm theo chỉ dẫn bác sĩ là cách tốt nhất giúp vết thương mau lành. 7.Không nên kéo dài thời gian đi đại tiện - Nhiều người bệnh với thói quen sử dụng ipad, điện thoại khi đi đại tiện làm thời gian đại tiện lâu hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tự động khiến cơ thể thích nghi làm thời gian đi đại tiện rất lâu, gây ảnh hưởng tới việc phục hồi vết thương và có thể là nguồn cơn cho bệnh trĩ tái phát. - Tránh táo bón nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết thương) 8.Không nên đi xe máy - Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên đi xe máy trong 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật giúp vết thương hạn chế bị cọ xát, va chạm dẫn đến chảy máu. 9.Kiêng “chuyện ấy” - Người bệnh cần kiêng “chuyện ấy” giúp vết mổ không bị va chạm và tổn thương, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi bệnh. - Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ không khó. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn quan trọng quyết định người bệnh phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật nên việc cần được thực hiện tốt để đảm bảo người bệnh phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả. II. Các dấu hiệu tái phát của bệnh trĩ sau phẫu thuật Nếu không thay đổi những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt thì bệnh trĩ rất dễ tái phát sau phẫu thuật. Các dấu hiệu của bệnh trĩ khi đã tái phát thì không quá khó để nhận biết, như đại tiện ra máu, sa búi trĩ ra ngoài hậu môn, đau rát vùng hậu môn, ngứa, tiết dịch vùng hậu môn…. Đi cầu ra máu: Đây là dấu hiệu thường gặp và phổ biến của bệnh trĩ, xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh và tăng dần mức độ nghiêm trọng khi bệnh phát triển. Ban đầu người bệnh thấy máu trên giấy vệ sinh. Khi bệnh tái phát nặng sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn, thành tia máu. Trong những trường hợp nặng, máu còn chảy ra khi không đi đại tiện mà chỉ cần ngồi xổm hoặc bất cứ tác động nhỏ nào gây áp lực vùng hậu môn cũng có thể chảy máu. Sa búi trĩ: Đây là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Người bệnh thường nhận thấy từ cảm thấy khó chịu, vướng ở hậu môn kèm theo đau rát. Ở mức độ tái phát nhẹ, búi trĩ lòi ra ngoài có thể co lại được, hoặc bệnh nhân tự đẩy lên được. Ở mức độ tái phát nặng, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không tự co lại được, luôn nằm ngoài hậu môn nên dễ dàng bị cọ xát, gây viêm nhiễm, chảy máu … Đau rát vùng hậu môn: Cảm giác đau xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện. Cơn đau có thể kéo dài sau đó vài giờ. Nếu bệnh trĩ tái phát nặng sau phẫu thuật thì bệnh nhân thường chịu đựng cơn đau trong thời gian dài, thậm chí kéo dài dai dẳng. Cảm giác khó chịu vùng hậu môn: ngứa, hậu môn có dịch nhầy ẩm ướt, khó chịu hoặc luôn có búi trĩ thò ra ngoài. III. Cắt trĩ xong có tái phát không? Câu trả lời là có thể. Nguyên nhân là do búi trĩ sau khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh rồi vẫn có thể quay trở lại nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cụ thể: – Sử dụng quá nhiều thực phẩm và thức uống từ sữa có thể khiến người bệnh bị đầy bụng, trực tiếp làm tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Điều này đặc biệt không tốt cho những người đã từng phẫu thuật trĩ. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách – Sau phẫu thuật trĩ nếu ăn nhiều đồ ăn cứng, khó tiêu hóa, ăn nhiều dầu mỡ khiến ruột phải làm việc nhiều để đào thải phân thì nguy cơ trĩ dễ quay lại. – Không có ý thức kiêng khem, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… có thể khiến cơ thể nhanh mất nước, khô phân, gây khó khăn trong quá trình đi đại tiện. Tình trạng này khiến người bệnh phải dùng lực rặn khi đi, dễ khiến vùng hậu môn bị ảnh hưởng, đau đớn và là con đường khiến trĩ có cơ hội quay trở lại. – Ngồi nhiều, làm việc nặng liên tục, bê vác nặng trong thời gian dài… gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, ảnh hưởng tới vùng niêm mạc hậu môn, nhất là khi vừa phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ II. Phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật cắt trĩ như thế nào? Để giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ, người bệnh cần chú ý tuân thủ những điều dưới đây: 1. Tái khám sau điều trị để tìm nguyên nhân gây bệnh và xử trí phù hợp - Đây là điều mà nhiều bệnh nhân bỏ qua sau khi đã hoàn thành phẫu thuật cắt trĩ. Tái khám sau mổ để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và kiểm tra, xác định căn nguyên dẫn tới trĩ để có biện pháp xử trí tận gốc. Chẳng hạn nếu bạn bị trĩ do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học thì cần có sự điều chỉnh ngay. Trường hợp trĩ do táo bón mạn tính liên quan đến các bệnh lý như viêm đại tràng…thì cần tiếp tục điều trị bệnh lý này. 2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý Chế độ ăn là yếu tố tác động lớn nhất đến hệ tiêu hóa nói chung và vùng trực tràng – hậu môn nói riêng. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ, trước tiên bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. •Nên uống nhiều nước (khoảng 2 – 2.5 lít nước/ ngày) để tăng cường quá trình chuyển hóa, đào thải cặn bã ứ đọng trong ruột và hỗ trợ làm mềm phân. Thói quen uống nhiều nước còn giúp bạn hạn chế táo bón và dễ dàng hơn khi đại tiện. •Tăng cường bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Chất xơ có thể cải thiện nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón. •Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa để phục hồi thể trạng sau phẫu thuật như khoai lang, thịt gà, bơ, cá hồi, chuối, thanh long, rau mồng tơi,… •Hạn chế dầu mỡ và gia vị trong các món ăn. Thay vào đó nên tập thói quen chế biến thực phẩm lành mạnh (luộc, hấp, nấu canh, súp, cháo,…) nhằm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột. •Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ. Thói quen này giúp ổn định hoạt động tiêu hóa và bài tiết của dạ dày, đường ruột. •Kiêng cử nước ngọt có gas, soda, rượu bia, caffeine,… Những loại thức uống này có thể gây háo nước và tăng nguy cơ táo bón. •Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, khi bạn nhai kỹ enzim trong nước bọt được tiết ra nhiều sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được nhanh và thuận lợi hơn 3. Thường xuyên tập thể dục Cắt trĩ rồi có bị lại không phụ thuộc rất lớn vào chế độ tập luyện của người bệnh. Để hạn chế nguy cơ tái phát trĩ, người bệnh cần chăm chỉ vận động để quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn, các chức năng của cơ vòng hậu môn được cải thiện, việc chuyển hóa thức ăn thuận lợi hơn. Những môn thể dục có thể tập đó là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, tập yoga… với cường độ từ 15 – 30 phút hằng ngày. Bệnh nhân cũng có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ trị liệu để được hướng dẫn những bài tập tác động trực tiếp tới cơ vòng hậu môn. 2.5. Thiết lập thói quen sinh hoạt điều độ Thói quen sinh hoạt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tái phát trĩ. Một số thói quen không tốt có thể dẫn đến hiện tượng khó đi vệ sinh, lâu dần bị táo bón và dẫn đến trĩ. Bạn nên tập hình thành những thói quen tốt như sau:
  • Thói quen đại tiện
– Đi đại tiện đúng giờ cố định hằng ngày để hạn chế bị táo bón, tránh tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn. – Hạn chế việc nhịn đi đại tiện khi cơ thể đang có nhu cầu. Về lâu dài, việc không đi vệ sinh sẽ khiến làm giảm khả năng rặn, việc đào thải phân sẽ khó khăn hơn dẫn đến táo bón và trĩ. – Cần vệ sinh đúng cách, không nên lau quá mạnh ở vùng hậu môn Thói quen sinh hoạt và vận động – Stress có thể gây nên táo bón và trĩ, do đó cần giảm bớt sự căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều hơn, không lạm dụng chất kích thích để thức khuya. – Cần ngủ ít nhất là 7 – 8 tiếng một ngày, đủ giấc và đúng giờ để các cơ quan có thể hoạt động và nghỉ ngơi theo quy luật. Từ đó, hạn chế các rối loạn nhu động ruột, táo bón hay các vấn đề khác dẫn đến trĩ. – Hạn chế thấp nhất việc mang vác nặng, đặc biệt giai đoạn vừa mổ trĩ thì không nên hoạt động mạnh. Tĩnh mạch trực tràng có thể bị giãn nếu có áp lực từ việc mang vác. – Cần đi lại nhiều hơn, không ngồi lâu một chỗ khi làm việc, đặc biệt là nhân viên văn phòng vì có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch, ứ huyết sau phẫu thuật. Trên đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc ! Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ. Công dụng của Bi-Hem Max: Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại: + Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. + Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. + Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. + Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ. Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính… >>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072 ______________ Có Thể Bạn Quan Tâm >>> Top 11 cách giúp giảm đau trĩ tại nhà hiệu quả >>> Cắt trĩ xong có tái phát không? Làm gì để ngăn ngừa tái phát trĩ sau khi phẫu thuật? >>> Top 11 bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả

Các tin khác

Lý Thú Về Giấc Ngủ Tại Sao Chúng Ta Cần Ngủ Đủ

Lý Thú Về Giấc Ngủ Tại Sao Chúng Ta Cần Ngủ Đủ

Bảo Vệ Phổi: Những Biện Pháp Quan Trọng Giúp Duy Trì Sức Khỏe Hô Hấp

Bảo Vệ Phổi: Những Biện Pháp Quan Trọng Giúp Duy Trì Sức Khỏe Hô Hấp

Bệnh Gan Có Thể Lây Nhiễm? Những Điều Bạn Cần Biết

Bệnh Gan Có Thể Lây Nhiễm? Những Điều Bạn Cần Biết

Bảo Vệ và Phát Triển Não Bộ: Lợi Ích Từ Thói Quen Lành Mạnh

Bảo Vệ và Phát Triển Não Bộ: Lợi Ích Từ Thói Quen Lành Mạnh

Bật Mí Nguyên Nhân Gây Sỏi Mật Bạn Cần Biết Để Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bật Mí Nguyên Nhân Gây Sỏi Mật Bạn Cần Biết Để Phòng Ngừa Hiệu Quả

Huyết Áp Cao – Nguy Cơ Tiềm Ẩn và Cách Đối Phó Hiệu Quả

Huyết Áp Cao – Nguy Cơ Tiềm Ẩn và Cách Đối Phó Hiệu Quả

Bí Quyết Giảm Bốc Hỏa Khi Mãn Kinh: Phụ Nữ Nên Biết

Bí Quyết Giảm Bốc Hỏa Khi Mãn Kinh: Phụ Nữ Nên Biết

Dấu Hiệu Trầm Cảm Nhẹ Ở Người Trẻ: Cách Nhận Diện Sớm Và Đối Phó

Dấu Hiệu Trầm Cảm Nhẹ Ở Người Trẻ: Cách Nhận Diện Sớm Và Đối Phó

doi tac2 Hỗ trợ khách hàng Dịch vụ Truyền thông
  • Góc báo chí
  • Tin chuyên ngành
  • Tin tức hoạt động
Góc sức khỏe
  • Tin Tức
  • Gan Khỏe
  • Não Khỏe
  • Thận Khỏe
  • Tiểu Đường
  • Xương Khớp
  • Sinh Lý Nữ
  • Sinh Lý Nam
  • Phổi
  • Huyết Áp
  • Tim Mạch
  • Dạ dày
  • Bổ Mắt
  • Trĩ
  • Ung thư
  • Ngủ ngon giấc
BNC-medipharm CTY TNHH TMDV Y TẾ BÌNH NGHĨA Địa chỉ: Tầng 1 Tòa nơ 22 KĐT Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội Tel : 0978 307 072 Fax : (024) 3683 0838 - (024).3668 6800 E-mail : info@bnc-medipharm.com
Facebook
  • Bệnh Trĩ
  • Bổ Gan
  • Bổ Mắt
  • Bổ Não
  • Bổ Thận Tiết Niệu
  • Dạ Dày - Tiêu Hóa
  • Hỗ trợ ngủ ngon giấc
  • Làm Đẹp Chống Lão Hóa
  • Phổi - Hô Hấp
  • Tăng Cường Sinh Lý Nam
  • Tiểu Đường
  • Tim mạch – huyết áp
  • Trang chủ
  • Xương Khớp
  • Giới thiệu
  • -- Chứng nhận - Giải thưởng
  • -- Giới thiệu chung
  • -- Tầm nhìn sứ mệnh
  • -- Bộ máy tổ chức
  • Thư viện
  • -- Video
  • -- Hình ảnh
  • Góc sức khỏe
  • -- Tin Tức
  • -- Gan Khỏe
  • -- Não Khỏe
  • -- Thận Khỏe
  • -- Tiểu Đường
  • -- Xương Khớp
  • -- Sinh Lý Nữ
  • -- Sinh Lý Nam
  • -- Phổi
  • -- Huyết Áp
  • -- Tim Mạch
  • -- Dạ dày
  • -- Bổ Mắt
  • -- Trĩ
  • -- Ung thư
  • -- Ngủ ngon giấc
  • Chuyên gia tư vấn
  • Câu chuyện khách hàng
  • Liên hệ
  • Tăng sức đề kháng - Điều trị ung thư
  • Bệnh mũi hầu họng

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ Trĩ