Hướng Dẫn Chăm Sóc Lúa Vụ Xuân Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Huyện An Dương, là huyện ven nội có diện tích đất cấy lúa ít hơn so với một số huyện trong thành phố, tổng diện tích cấy lúa vụ Xuân là trên 1.600 ha. Tuy nhiên UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT cũng như Trạm Trồng trọt & BVTV, Trạm Khuyến nông An Dương làm tốt công tác dự báo, dự tính về sinh trưởng và phát triển của lúa, cũng như các biện pháp phòng chống các sinh vật gây hại trên lúa Xuân, để vụ Xuân đạt năng suất, chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, diện tích lúa Xuân đã cơ bản cấy xong. Diện tích lúa Xuân sớm đang ở giai hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh, lúa Xuân muộn đang bén rễ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Dương về việc chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa vụ Xuân năm 2022. Trạm Khuyến nông An Dương có một số khuyến cáo với bà con nông dân, các Hợp tác xã về chăm sóc đợt I cho lúa Xuân như sau:
1. Điều tiết nước:
Đối với lúa cấy cần điều chỉnh nước vào ruộng từ 3- 5 cm, đối với lúa gieo thẳng thì cần duy tì mực nước trong ruộng từ 2- 3 cm, để tạo điều kiện cho cây lúa tập đẻ nhánh sớm và tập trung.
2. Bón thúc cho cây lúa:
Tiến hành bón thúc đợt 1 cho lúa sau khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp tỉa dặm đảm bảo mật độ; chọn loại phân đảm bảo chất lượng, chăm bón sớm, tập trung, bón đủ lượng, cân đối, ưu tiên sử dụng phân bón phức hợp NPK.
Các hộ nông dân căn cứ đặc điểm từng trà lúa, giống lúa để bón phân cho hợp lý, đối với các giống lúa lai, lúa chất lượng tăng lượng phân Kali, phân hữu cơ.
Bón thúc cho lúa bằng các loại phân như: đạm, Kali; lượng bón tùy theo giống và chân đất cụ thể như sau:
Đối với những diện tích đã bón lót đầy đủ trước khi cấy cần bón với lượng như sau:
- Lúa thuần: Đạm Urê: 3-3,5 kg/ sào; Kali:3- 3,5 kg/sào
- Lúa lai: Đạm Urê: 4- 4,5 kg/sào ; Kali: 3-3,5 kg/sào
Có thể thay thế phân đạm Urê, Kali bằng phân tổng hợp NPK chuyên dùng cho bón thúc đẻ nhánh như 16-16-8, hoặc 13-13-13 với lượng hướng dẫn trên bao bì.
Đối với những diện tích không bón lót, cần bón thêm bằng các loại phân như: Supe lân: 15-20 kg + phân NPK (16-16-8): 5-7 kg.
Lúa gieo thẳng bón nhử 3-4 kg phân NPK (loại 16:16:8) hoặc 1,5 - 2 kg Urê + 2kg Kaliclorua/sào khi lúa có 2,5-3 lá; khi lúa có 5,0-6,0 lá bón thúc đẻ nhánh từ 3-4 kg bằng phân NPK (loại 16:16:8) hoặc 3 - 4 kg Urê + 2 - 3kg Kali clorua/sào.
2. Bón phân, kết hợp với phun thuốc trừ cỏ, thuốc diệt ốc bươu vàng, phát hiện sớm sâu bệnh để xử lý kịp thời như: bọ trĩ, rầy lưng trắng,..
3. Các địa phương cần tiếp tục phát động diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột cắn phá hại lúa.
Trên đây là một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sinh vật hại trên lúa Xuân năm 2022. Đề nghị hộ nông dân, HTX nông nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp trên để vụ lúa Xuân đạt năng xuất, chất lượng tốt nhất.
Trạm KN An Dương
Từ khóa » Chăm Sóc Mạ Xuân
-
Quy Trình Kỹ Thuật Gieo Mạ Vụ Xuân
-
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC MẠ XUÂN 2022 - Huyện Quỳnh Phụ
-
Kỹ Thuật Gieo Mạ Và Chăm Sóc Mạ
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỐNG RÉT CHO MẠ XUÂN
-
Kỹ Thuật Ngâm, ủ Và Gieo Mạ Vụ Xuân - Báo Nam Định điện Tử
-
Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Ngâm ủ Và Chăm Sóc Mạ Xuân 2021
-
Chăm Sóc Mạ Và Lúa Xuân Sau Cấy
-
Kỹ Thuật Gieo Cấy Mạ Non Vụ Chiêm Xuân - UBND Tỉnh Vĩnh Phúc
-
Kỹ Thuật Làm Mạ Và Phòng Chống Rét Cho Mạ Vụ Xuân - Báo Yên Bái
-
Tập Trung Chăm Sóc Lúa Xuân Thời điểm Giao Mùa - Hànộimới
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Che Phủ Nilon Chống Rét Cho Mạ Xuân
-
Kỹ Thuật Chống Rét Cho Mạ Xuân - Hànộimới
-
Yên Định Tập Trung Chăm Sóc Bảo Vệ Lúa Xuân 2022.