Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Em Mắc COVID-19 Tại Nhà

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa”
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà Thứ ba - 08/03/2022 10:03 Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 528/QĐ-BYT ngày 03/3/2022 về Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19, được áp dụng tại tuyến y tế cơ sở và các gia đình. Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí lâm sàng đối với trẻ là F0 điều trị tại nhà; những chuẩn bị cần thiết như thuốc, vật dụng... gia đình cần chuẩn bị, những hướng dẫn khi chăm sóc cho trẻ tại gia đình,.... Khi trẻ em mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất... Tiêu chí lâm sàng để trẻ mắc COVID-19 được chăm sóc tại nhà Theo hướng dẫn, có 3 tiêu chí lâm sàng để trẻ em mắc COVID-19 được chăm sóc tại nhà: - Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện. - Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi). - Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định. Đồng thời, phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu. Các vật dụng, thuốc cần thiết để chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà Về vật dụng gồm: Nhiệt kế; máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; vật dụng cá nhân cần thiết; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy. Thuốc điều trị tại nhà gồm: 1- Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày); 2- Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác; 3- Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày; 4- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày; 5- Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 01-02 tuần). Cách ly, phòng lây nhiễm khi có trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ. Đeo khẩu trang: trẻ em mắc COVID-19 (với trẻ ≥ 2 tuổi), người chăm sóc, người trong gia đình và trẻ em ≥ 2 tuổi. Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được. cs tre covid Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19 Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Theo dõi các dấu hiệu tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa. Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh: - Tinh thần: Trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, co giật - Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm; hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; - Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút. - Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...; dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...; tím tái. - SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2); nôn mọi thứ; trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được; trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...; bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên: Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác. Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: Cảm giác khó thở; ho thành cơn không dứt; không ăn/uống được; sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ; nôn mọi thứ; đau tức ngực; tiêu chảy; trẻ mệt, không chịu chơi; SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2 ); thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút; thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn...; bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu. Các gia đình có trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà cần có điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh...) để liên lạc, xử trí khi có tình trạng cấp cứu./. Hồng Hoa (Theo Cục Khám chữa bệnh) Tags: trẻ em, chăm sóc, y tế, ban hành, hướng dẫn, cơ sở, áp dụng, quyết định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ trở nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19

    (10/03/2022)
  • Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em

    (10/03/2022)
  • Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà

    (14/03/2022)
  • Hậu Covid-19 ở trẻ em, những điều cha mẹ cần biết!

    (16/03/2022)
  • Những quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết

    (22/03/2022)
  • Hướng dẫn quản lý tại nhà/nơi lưu trú đối với người mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

    (24/03/2022)
  • Vitamin D - hệ miễn dịch và Covid-19

    (24/03/2022)
  • Lợi ích khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi tăng cường

    (25/03/2022)
  • Phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh cần được chăm sóc thế nào khi mắc COVID-19?

    (30/03/2022)
  • Hiểu đúng về xét nghiệm test nhanh kháng nguyên COVID-19

    (01/04/2022)

Những tin cũ hơn

  • Nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

    (07/03/2022)
  • Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp

    (07/03/2022)
  • Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Đà Nẵng

    (04/03/2022)
  • Hướng dẫn xử lý chất thải bệnh nhân mắc COVID-19 cách ly tại nhà

    (04/03/2022)
  • Các F0 có nên uống rượu, bia?

    (01/03/2022)
  • Trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ nên được điều trị chăm sóc tại nhà

    (28/02/2022)
  • Tại sao cần tiêm Vaccin Covid-19 mũi tăng cường?

    (26/02/2022)
  • 10 việc cần thực hiện khi điều trị F0 tại nhà

    (16/02/2022)
  • Chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 thế nào?

    (11/02/2022)
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường trở lại

    (11/02/2022)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chăm Sóc Fo Là Trẻ Em Tại Nhà