Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tính Lương Hưu Hằng Tháng - LuatVietnam

1. Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng

Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hiện được quy định tại Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, sửa đổi bổ sung Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, người lao động cần đảm bảo 02 điều kiện hưởng lương hưu sau đây:

(1) Điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm.

Hầu hết người lao động đều phải đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.

Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.

(2) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Người làm việc trong điều kiện lao động bình thường: Tuổi nghỉ hưu năm 2023 là đủ 60 tuổi 09 tháng (nam) và đủ 56 tuổi (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.

- Người lao động được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Có đủ 15 năm làm việc ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp từ 0,7 trước 01/01/2021.
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - dưới 81%.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân (QĐND); sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an nhân dân (CAND) ; người làm công tác cơ yếu; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

- Người lao động được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp từ 0,7 trước 01/01/2021.

- Người lao động được nghỉ hưu luôn mà không xét đến tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều kiện hưởng lương hưu là gì?
Điều kiện hưởng lương hưu là gì? (Ảnh minh họa)

2. Cách tính lương hưu hằng tháng

2.1. Cách tính lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội được xác định theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất = Mức lương cơ sở

Trong đó:

* Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng

* Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (mbqtl) được xác định theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Trường hợp 1: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

96 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

(240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành tại thời điểm hưởng. Cụ thể:

Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số trượt giá của

từng năm tương ứng

Trường hợp 3: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định = Tổng số tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của trường hợp 1. - Có từ 2 giai đoạn đóng BHXH trở lên theo tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên.

Đáng chú ý: Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu và BHXH 1 lần là giống nhau nên để dễ dàng tính được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn đọc có thể thể tham khảo Hệ thống tính BHXH 1 lần online.

2.2. Cách tính lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội được xác định theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

* Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

* Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (mbqtl) được xác định theo Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Mbqtn

=

Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó: Thu nhập tháng đã đóng BHXH là thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu:

Thu nhập tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số trượt giá của

 từng năm tương ứng

Đáng chú ý: Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu và BHXH 1 lần là giống nhau nên để dễ dàng tính được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn đọc có thể thể tham khảo Hệ thống tính BHXH 1 lần online

Cách tính lương hưu như thế nào?
Cách tính lương hưu như thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Ví dụ cách tính lương hưu

Ví dụ 1: Ông A đóng BHXH bắt buộc được 25 năm. Khi ông A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau:

- 20 năm đóng BHXH: Hưởng 45%.

- 05 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 05 x 2% = 10%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A  = 45% + 10% = 55%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông A = 08 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A = 55% x 08 triệu đồng = 4,4 triệu đồng/tháng.

Ví dụ 2: Bà B đóng BHXH tự nguyện được 28 năm. Khi bà A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu bà B được nhận như sau:

- 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%.

- 13 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 13 x 2% = 26%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A = 45% + 26% = 71%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của bà B = 05 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A = 71% x 05 triệu đồng = 3,55 triệu đồng/tháng.

>> Gọi ngay tổng đài 19006192 để được giải đáp thắc mắc sớm và chính xác nhất về lương hưu.

4. Hồ sơ, thủ tục hưởng lương hưu thực hiện ra sao?

4.1. Hồ sơ hưởng lương hưu

Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019, tùy trường hợp mà người lao động chuẩn bị hồ sơ nghỉ hưu theo hướng dẫn dưới đây:

* Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị sử dụng lao động cần có:

- Sổ BHXH.

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

* Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện cần có:

Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích), hồ sơ bao gồm:

- Sổ BHXH.

- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động như trên.

- Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 01/01/2016 trở đi.

* Trường hợp có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu cần có:

- Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu. Trường hợp bị mất giấy tờ trên thì có thêm đơn đề nghị (Mẫu 14-HSB).

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB).

- Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp.

Hồ sơ hưởng lương hưu cần những gì?
Hồ sơ hưởng lương hưu cần những gì? (Ảnh minh họa)

4.2. Thủ tục hưởng lương hưu

Cũng theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019, thủ tục hưởng lương hưu được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ hưởng lương hưu.

Nơi nộp hồ sơ:

- Người lao động đáng đóng BHXH: Nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động nộp lại cho cơ quan BHXH.

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

- Các trường hợp khác: Người lao động nộp cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ hưởng lương hưu.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.

Bước 3: Người lao động nhận tiền lương hưu hằng tháng theo hình thức đã đăng ký.

- Nhận qua tài khoản ATM

- Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.

- Nhận qua bưu điện.

5. Nộp hồ sơ bao lâu thì có lương hưu?

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019, thời gian cơ quan BHXH giải quyết thủ tục hưởng lương hưu cho người lao động là tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Do đó, nếu đã nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cho cơ quan BHXH thì sau 12 ngày làm việc, người lao động sẽ nhận được lương hưu.

Người lao động đăng ký nhận lương hưu theo hình thức nào sẽ được nhận lương hưu theo hình thức đã đăng ký.

Trường hợp muốn thay đổi hình thức nhận lương hưu, người lao động có thể đến cơ quan BHXH để khai lại thông tin hoặc thực hiện thay đổi online trên ứng dụng VssID hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

6. Giải đáp một số thắc mắc về cách tính lương hưu

6.1. Phụ cấp thâm niên có được tính vào lương hưu không?

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này thường được chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm cả các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tuy nhiên trong công thức tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thì không phải trường hợp nào cũng tính cả phụ cấp thâm niên.

Theo Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLBTBXH, phụ cấp thâm niên sẽ được tính vào lương hưu nếu tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối trước khi người lao động nghỉ việc có phụ cấp thâm niên.

6.2. Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, ngoài vấn đề tuổi tác, người lao động muốn hưởng lương hưu phải đảm bảo có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu. Cụ thể:

- Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì được hưởng lương hưu.

- Những người lao động còn lại: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm thì được hưởng lương hưu.

6.3. Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được áp dụng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 (theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng vẫn được xác định như các trường hợp khác.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo công thức riêng:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

6.4. Cách tính lương hưu khi nghỉ trước tuổi

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi vẫn được xác định theo công thức sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH vẫn tính tương tự như các trường hợp khác.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu có điểm đáng chú ý:

- Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2%; trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi lẻ từ 6 tháng trở lên bị trừ 1%, còn lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ.

- Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vì các lý do khác không bị trừ tỷ lệ hưởng.

Cách tính lương hưu khi nghỉ trước tuổi
Cách tính lương hưu khi nghỉ trước tuổi (Ảnh minh họa)

6.5. Cách tính lương hưu công chức nhà nước

Cách tính lương hưu công chức nhà nước vẫn được áp dụng theo công thức chung:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu vẫn được tính tương tự như bao trường hợp khác.

- Mức bình quân tiền lương thán đóng BHXH có chút đặc biệt do công chức là đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định nên các tính mức bình quân tiền lương có công thức riêng cho từng trường hợp:

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

96 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

(240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách tính lương hưu. Nếu gặp khó khăn trong việc tính toán, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Từ khóa » Cách Tính Lương Hưu Bhxh Năm 2021