Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trình Bày Tiểu Luận Chuẩn Nhất

Bạn vẫn chưa được phổ biến cách trình bày tiểu luận theo chuẩn? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhất cách trình bày một bài tiểu luận theo đúng quy định của Giáo dục và Đào tạo.

Mục lục [Ẩn] 

  • 1. Hướng dẫn trình bày bài tiểu luận
  • 2. Cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ
  • 3. Hướng dẫn chi tiết cách trình bày tiểu luận chuẩn
    • 3.1 Tiểu luận là gì
    • 3.2 Bố cục bài tiểu luận:
    • 3.3 Nội dung của bài tiểu luận:
    • 3.4 Phương pháp trình bày bài tiểu luận:
    • 3.5 Đánh số trang cho bài tiểu luận:
    • 3.6 Các quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận
  • 4. Mục lục bài tiểu luận mẫu
  • 5. Bố cục và các vấn đề quan tâm về cách trình bày bài tiểu luận

Việc viết tiểu luận không phải là việc tạo ra những đề mục mới lạ hay trang trí bài luận một cách khéo léo. Trình bày chuyên nghiệp, rõ ràng và dễ đọc là yếu tố quan trọng để đạt điểm cao trong tiểu luận.

1. Cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ

- Tiểu luận trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (portrait).

- Định dạng lề: bottom, top: 2.0->2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0->3,5 cm.

- Font chữ: Times new Roman.

- Bảng mã: Unicode.

- Cỡ chữ (phần nội dung): 12.

- Cách dòng: 1.2-1.3 lines.

- Độ dài tiểu luận tối thiệu: Ít nhất 5 trang (không tính phụ lục).

- Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 20 trang (không tính phụ lục).

- Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.

- Đánh số trang.

- Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.

- Luôn luôn giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Giữ cả file và bản in

Cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ Làm Tiểu Luận Thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Hotline: 096.999.1080 hoặc Gmail: Luanvan1080@gmail.com

2. Hướng dẫn chi tiết cách trình bày tiểu luận chuẩn

Tiểu luận là gì

Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết tâm đắc. Một bài tiểu luận có độ dài từ 5 đến 20 trang, dù viết về một vấn đề gì thì nhiệm vụ của một tiểu luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.

Một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo...

2.1. Bố cục bài tiểu luận

Một bài tiểu luận bắt buộc phải có những phần như sau:

+ Trang bìa: Trang ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp. (trình bày theo mẫu của trường

Nội dung ở trang bìa phải thể hiện được: Tên trường, logo, tên khoa, đề tài, SV thực hiện, GVHD, ngày tháng năm thực hiện …). Cùng tham khảo cách trình bày bìa tiểu luận ấn tượng và sáng tạo để dễ dàng ghi điểm ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé. 

+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường): Thường trang phụ bìa có nội dung giống hệt trang bìa, nhưng được in bằng giấy thường.

+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).

+ Trang nhận xét của GVPB (nếu có).

+ Lời cảm ơn (nếu có).

+ Mục lục: bao gồm các phần trong bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.

+ Nội dung chính của bài tiểu luận

+ Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ.

+ Danh sách bảng, hình vẽ …

2.2. Nội dung của bài tiểu luận

Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn

Chương 1: Mở đầu (phải nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu được các lý thuyết chính liên quan chủ yếu đến đề tài. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục)

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (cần trình bày rõ ràng và chính xác. Nếu trình bày code, chương trình demo thì nên trình bày đầy đủ trong phần Phụ lục).

Chương 4: Kết quả, kiến nghị và giải pháp. Để viết phần kết luận của bài tiểu luận, bạn hãy liệt kê những ý tưởng chủ đạo mà bạn đề cập đến trong bài tiểu luận. Nắm được những ý tưởng chính của bài tiểu luận sẽ giúp bạn biết được chính xác mình cần viết những gì và kết luận như thế nào. Chủ đề của bài luận sẽ được giới thiệu ở đoạn đầu, và phần kết luận của bạn có thể có chủ đề tương tự với phần mở bài tuy nhiên cần phân tích và tổng kết theo một cách khác.

Cần nêu lên được kiến nghị, ý kiến của bản thân về đề tài và trình bày các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Giới thiệu các kiến nghị và giải pháp của bản thân thường sẽ được giáo viên đánh giá cao hơn.

Tài liệu tham khảo: Sử dụng các nguồn tài liệu đáng tin cậy và phù hợp với chủ đề của tiểu luận. Trích dẫn và tham khảo đúng cách để tránh vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và thể hiện tính trung thực trong nghiên cứu của bạn.

Xem ngay cách ghi tài liệu tham khảo trong tiểu luận mẫu để biết cách sắp xếp thứ tự tên tài liệu, tên tác giả, năm xuất bản và phân loại tài liệu theo ngôn ngữ chuẩn xác nhất nhé. 

Phụ lục (nếu có)

Trước khi đánh giá cách trình bày tiểu luận, người chấm sẽ thường xem mục lục của tiểu luận để nắm bắt được sườn nội dung chính bạn sẽ triển khai và dễ dàng tìm kiếm nội dung muốn đọc. Cùng Luận văn 1080 xem cách trình bày mục lục tiểu luận khoa học, đơn giản, dễ tìm kiếm mà vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung cần thiết cho người đọc

2.3. Phương pháp trình bày bài tiểu luận:

Đề mục Cỡ chữ Định dạng Canh lề trang
 Tên chương 14  In hoa in đậm Giữa
 Tên tiểu mục mức 1 13  In hoa in đậm Trái
 Tên tiểu mục mức 2 13  Chữ thường chữ đậm Trái
 Tên tiểu mục mức 3 13  Chữ thường, nghiêng Trái
 Nội dung 13  Normal Đều
 Tên khóa học 13  Nghiêng Đều
 Bảng(Table) 12  Normal Trái
 Chú thích bảng 10  Nghiêng Trái, dưới bảng
 Tên bảng 11  Đậm Trái, trên bảng
 Tên hình 11  Đậm Trái, dưới hình
 Tài liệu tham khảo 11  Xem mục E Chú thích bên dưới

Bảng cách làm bài tiểu luận chuẩn form

2.4 Đánh số trang cho bài tiểu luận:

Những trang đầu (lời cảm ơn, mục lục, nhận xét GVHD, nhận xét GVPB, trang danh sách bảng, hình…) đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số Ả Rập (1,2,3…), phụ lục không đánh số trang.

2.5 Các quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận

1. Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng ( Việt, Nga, Anh...). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài.

2. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác giả ( tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo Họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)

3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản...)

4. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong đề tài phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [8]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [1], [5], [11]-[15].

2.5.1 Quy tắc: Gồm 6 chi tiết tối thiểu sau:

- Tên tác giả:

+ Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt đối với tiếng nước ngoài.

+ Tên tác giả tiếng Việt nên viết đầy đủ cả họ và tên

- Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)

- Tựa sách in nghiêng (,)

- Ấn bản (edition), nếu là ấn bản thứ 1 thì bỏ chi tiết này (,) ví dụ: 2nd edn (viết bằng tiếng Anh)

- Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)

- Tên thành phố xuất bản sách này, tiếp theo là dấu chấm (.)

Lưu ý từng dấu chấm, dấu phẩy. Có thể biến đổi chút về quy cách trên, nhưng phải đủ 6 mục.

3.5.2 Về tên tác giả:

- Tên nước ngoài: “họ” đầy đủ, còn các tên khác viết tắt. Ví dụ: Gorelik V.A.

- Tên Việt Nam có thể giữ nguyên hoặc viết theo cách nước ngoài : Ví dụ: Lê Văn Oang, Lê V.O.

- Khi viết tham khảo, không dùng học hàm, học vị

3.5.3 Ví dụ về cách trích dẫn tài liệu tham khảo

- Tiến, N. Q. T. (2010). Về quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh. Trong Tiến, N. Q. T., & Masanari, N. (Chủ biên), Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận vàquan hệ với bên ngoài (tr.10 - 28). Huế: Nxb.Thuận Hóa.

- Trabasso, T., & Bouchard, E. (2002). Teaching readers how to comprehend textstrategically. In Block, C. C., & Pressley, M. (Eds.), Comprehension instruction:Research-based best practices (pp. 176–200). New York: The Guilford Press.

- Trí, N. C. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phốHồ Chí Minh đến năm 2020 (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM).

- Tử, D. (2015). Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy. Truy cập 21/7/2016, từhttp://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-the-chan-trang-trai-bat-nen-day-article6651.tsvn.

- Water Research Centre. (1990). Proposed Water Quality Criteria for the Protection ofAquatic Life from Intermittent Pollution, Report PRS 2498-NM, UK.

3. Mục lục bài tiểu luận mẫu

Mục lục bài tiểu luận không cần quá chi tiết. Tuy nhiên, mục lục không nên trình bày quá sơ sài, chẳng hạn chỉ ghi các chương. Một bản phụ lục tốt thường phản ánh tầng bậc, kết cấu của các phần, các chương, một hoặc các hạng mục quan trọng dưới chương. Tất cả các hạng mục trong mục lục phải được chú kèm số thứ tự của trang. Ví dụ:

TƯ TƯỞNG ĐỨC TRỊ CỦA KHỔNG TỬ VÀ VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

TIỂU LUẬN........1

LỜI MỞ ĐẦU........3

CHƯƠNG I. 4

TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ....... 4

I.Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử........ 4

1. Khổng Tử - Nhà quản lý xuất sắc. .......4

2. Khổng Tử - nhà tư tưởng quản lý của thuyết Đức trị ........5

2.1. Đạo nhân về quản lý..........6

2.2. Khổng Tử với tầng lớp quản lý chuyên nghiệp.........11

CHƯƠNG II.......13

VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI...........13

I. Vận dụng trong thực tiễn.............13

II. Những điểm lợi và hại của “Đức trị”.......... 14

III. Nhận xét ............15

MỤC LỤC    

4. Bố cục và các vấn đề quan tâm về cách trình bày bài tiểu luận

Đây là hướng dẫn cách trình bày bài tiểu luận trên word chi tiêt nhất và nó được áp dụng cho tất cả đơn vị giảng dạy. Vì vậy để đạt được kết quả cao và không phải mất công sửa lại, bạn nên làm theo cách làm tiểu luận này ngay từ đầu. Chúc bạn đạt được kết quả như mong đợi!

Tham khả thêm các bài viết khác như: Các đề tài tiểu luận chính trị mới nhất

Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho Luận Văn 1080 nhé!

Từ khóa » Bố Cục Một Luận Văn