Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết 29 Chữ Cái Tiếng Việt Cho Bé Vào Lớp 1
Có thể bạn quan tâm
Cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 giúp Thầy cô, các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé viết 29 chữ cái đúng chuẩn. Hôm nay Bamboo xin hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt viết thường và chữ viết hoa theo chuẩn Bộ Giáo dục.
Hướng dẫn cách viết 29 chữ cái thường tiếng Việt
Cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt với hướng dẫn rất chi tiết cách viết từng nét của 29 chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Qua đó giúp các em học sinh viết được đúng ly, đúng kích thước con chữ. Ngoài ra các bé sẽ nắm được cách viết, cách đặt bút sao cho đúng để viết được chữ chuẩn và đẹp mắt nhất.
Cách viết chữ a, ă, â
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trải).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường ké 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì đừng lại.
Nét 3: Cong dưới nhỏ
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên viết nét cong dưới (nhỏ) trên đầu chữ a vào khoảng giữa của đường kẻ 3 và đường kẻ 4.
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ2 thì đừng lại.
Nét 3: Thẳng xiên ngắn
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên viết nét thẳng xiên ngắn (trái).
Nét 4: Thẳng xiên ngắn
Nối với nét 3 xuống viết nét thẳng xiên ngắn (phải) tạo dấu mũ trên đầu chữ a, vào khoảng giữa của đườngkẻ 3 và đường kẻ 4.
Cách viết chữ b
Nét 1: Nét khuyết xuôi và nét móc ngược
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6) nối liền với nét móc ngược (phải) chân nét móc chạm đường kẻ 1, kéo dài chân nét móc tới gần đường kẻ 3 thì lượn sang trái, tới đường kẻ 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét; dừng bút gần đường kẻ 3.
Cách viết chữ c
Nét 1: Nét cong trái
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong trái; đến khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 thì dừng lại.
Cách viết chữ d, đ
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược (phải) sát nét cong kín; đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải (tương tự chữ d)
Nét 3: thẳng ngang ngắn
Cách viết (nét 1 và 2 tương tự cách viết chữ d):
- Nét 1, đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
- Nét 2, từ điểm dừng bút của nét. Lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
- Từ điểm dừng bút ở nét 2. Lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng ngang ngắn (nét viết trùng đường kẻ) để thành chữ đ.
Cách viết chữ e, ê
Nét 1: Đặt viết trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Chú ý, vòng khuyết nhìn cân xứng không quá to hoặc nhỏ.
Đặc điểm của chữ ê:
- Cao 2 li, 3 đường kẻ ngang
- Viết 3 nét
Nét 1: Đặt viết trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Chú ý, vòng khuyết nhìn cân xứng không quá to hoặc nhỏ. (Cách viết tương tự chữ e).
Nét 2, nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đầu chữ e để viết dấu mũ (ở khoảng giữa đường kẻ 3 và 4) tạo thành chữ ê.
Cách viết chữ g, h
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ số 1 viết một nét cong sang trái xuống đường kẻ đậm thì tiếp tục cong lên đến điểm đặt bút thì chúng ta nhấc bút ra.
Nét 2: Đặt bút lần 2 trên đường kẻ 1 kéo xuống 2,5 ô li thì lượn lên nét xiên tạo nét khuyết dưới, nét xiên đi lên và nét xổ đi xuống cắt nhau ở đường kẻ đậm, dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ đậm.
Nét 1: khuyết xuôi
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi. Chú ý đầu nét khuyết chạm vào đường kẻ 6, kéo thẳng nét xuống và dừng bút đường kẻ 1.
Nét 2: móc hai đầu.
Từ điểm dừng bút của đường kẻ 1. Đặt bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu. Nét móc chạm vào đường kẻ 3, sau đó kéo nét móc xuống đường kẻ thứ nhất và móc ngược lên tại đường kẻ 2.
Cách viết chữ i
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét hất, tới đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Đặt dấu chấm trên đầu nét móc, khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 tạo thành chữ i.
Cách viết chữ k
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6). Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu có vòng xoắn nhỏ ở khoảng giữa. Dừng bút ở đường kẻ 2. Chú ý đầu nét móc chạm đường kẻ 3.
Cách viết chữ l
Nét 1: khuyết xuôi và móc ngược (phải)
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6). Đến gần đường kẻ 2 thì viết tiếp nét móc ngược (phải). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ m, n
Nét 1: Đặt bút ở giữa đường kẻ 2 và 3 viết nét móc xuôi trái chạm đường kẻ 3. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Bạn rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng nhiều hơn độ rộng của nét 1. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 1: Móc xuôi (trái)
Đặt bút ở giữa đường kẻ 2 và 3 viết nét móc xuôi trái chạm đường kẻ 3. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 2: Móc hai đầu
Từ điểm dừng bút của nét 2. Rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ o, ô, ơ
Nét 1: Nét cong kín
Đặt bút phía dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát. Chú ý, nét cong kín phải cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao ¾.
Nét 1: Nét cong kín
Đặt bút phía dưới đường kẻ 3 một chút viết nét cong kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát. Lưu ý, nét cong kín phải cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao (3/4).
Nét 2, 3: 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gẫy, nhọn ở phía trên. Đây là dấu mũ.
Viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ. Dấu này nằm ở khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 và đặt cân đối trên đầu chữ.
Nét 1: Nét cong kín (như chữ o)
Đặt bút phía dưới đường kẻ 3 một chút viết nét cong kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát.
Lưu ý, nét cong kín phải cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao (3/4).
Nét 2: Nét dấu phụ nét râu.
Đặt bút trên đường kẻ 3, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ o. Đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 3 một chút.
Cách viết chữ p, q
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2 trên, viết nét hất, dừng bút ở đường kẻ 3 (trên).
Nét 2: Thẳng đứng
Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng viết tiếp nét thẳng đứng. Dừng bút ở đường kẻ 3 (dưới).
Nét 3: Móc hai đầu
Từ điểm dừng bút của nét 2. Bạn rê bút lên đến gần đường kẻ 2 (trên) để viết tiếp nét móc hai đầu. Nét này chạm đường kẻ 3 phía trên. Sau khi hoàn thành dừng bút ở đường kẻ 2 (trên).
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 (trên) một chút, viết nét cong kín (như chữ o)
Nét 2: Thẳng đứng
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 (trên) viết nét thẳng đứng. Dừng bút ở đường kẻ 3 (dưới).
Cách viết chữ r, s, t
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 1. Viết nét thẳng xiên, phía trên hơi lượn sang trái một tí để tạo nên vòng xoắn nhỏ.
Chú ý, vòng xoắn này cần cao hơn đường kẻ thứ 3 một cút.
Sau đó, đưa bút tiếp sang phải, nối liền nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cao lên). Dừng bút ở đường kẻ thứ 2.
Nét 2: Thẳng xiên và cong phải
Đặt bút ở đường kẻ 1. Sau đó viết nét thẳng xiên. Phía trên hơi lượn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ (cao hơn đường kẻ 3 một chút). Tiếp tục đưa bút viết nét cong phải. Cuối cùng dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 (gần nét thẳng xiên).
Nét 1: Cong dưới và móc ngược trái
Đặt bút trên đường kẻ 6. Viết nét cong dưới lượn trở lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển hướng bút lượn sang trái. Viết tiếp nét móc ngược trái tạo vòng xoắn to. Cuối nét móc lượn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét hất, đến đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2:Móc ngược (bên phải)
Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút lên tới đường kẻ 4 rồi chuyển hướng ngược lại viết nét móc ngược (bên phải). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Thẳng ngang (ngắn)
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét thẳng ngang ngắn. Chú ý nét viết trùng đường kẻ.
Cách viết chữ u, ư
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét hất, đến đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2: Móc ngược (bên phải)
Từ điểm dừng của bút của nét 1, chuyển hướng bút để viết nét móc ngược thứ nhất (1).
Nét 3: Móc ngược (bên phải)
- Từ điểm cuối của nét 2 (ở đường kẻ 2).
- Rê bút lên tới đường kẻ 3 rồi chuyển hướng bút ngược lại viết tiếp nét móc ngược thứ 2 (2).
- Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét hất, đến đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng để viết nét móc ngược thứ nhất.
Nét 3: Móc ngược phải
- Từ điểm cuối của nét 2 (ở đường kẻ 2) rê bút lên tới đường kẻ 3.
- Sau đó chuyển hướng bút ngược lại viết tiếp nét móc ngược thứ hai.
- Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ v, x
Nét 1: Móc hai đầu nhưng phần cuối có biến điệu. Cuối nét kéo dài rồi lượn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ.
- Đặt bút ở khoảng giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
- Viết nét móc hai đầu, cuối nét được kéo dài tới gần đường kẻ 3 thì lượn sang trái.
- Tiếp tục rê bút tới đường kẻ 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ cuối nét.
- Dừng bút gần đường kẻ 3.
Nét 1: Cong phải
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong phải. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Nét 2: Cong trái
Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút sang phải (dưới đường kẻ 3 một chút) để viết tiếp nét cong trái cân đối với nét cong phải.
Cách viết chữ y
Nét 1: Nét hất
Đặt bút ngay ở đường kẻ 2 (phía bên trên), tiếp theo viết nét hất. Đến đường kẻ 3 (ở phía trên) thì dừng lại.
Nét 2: Nét mọc ngược (bên phải)
Từ nơi điểm dừng của bút ở nét 1, chuyển hướng bút để viết nét móc ngược (bên phải).
Nét 3: Khuyết ngược
- Từ chỗ điểm dừng của bút ở nét 2.
- Rê bút thẳng lên đường kẻ 3 (ở bên trên) rồi chuyển hướng ngược lại.
- Từ đây viết tiếp nét khuyết ngược ( đồng thời kéo dài xuống đến đường kẻ 4 ở phía dưới).
- Dừng bút tại đường kẻ 2 ( ở trên).
Hướng dẫn cách viết 29 chữ cái hoa tiếng Việt
Cách viết chữ A, Ă, Â
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên.
Đặt bút ở đường kẻ 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải ở phía trên đến đường kẻ 6 thì dừng lại.
Nét 2: Là nét móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết tiếp nét móc ngược phải, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
Nét 3: Là nét lượn ngang
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa thân chữ gần phía bên trái nét 1, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải, dừng bút cách bên phải nét 2 một đoạn ngắn.
Cách viết chữ hoa đẹp chữ Ă các nét 1, 2, 3 giống như viết chữ A
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên.
Nét 2: Là nét móc ngược phải.
Nét 3: Là nét lượn ngang
Nét 4: Là nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A (dấu á)
Cách viết chữ hoa đẹp chữ Â các nét 1, 2, 3 giống như viết chữ A và chữ Ă.
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên.
Nét 2: Là nét móc ngược phải.
Nét 3: Là nét lượn ngang
Nét 4, 5: Là hai nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo nét gãy, nhọn ở phía trên (dấu mũ).
Cách viết chữ B
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái. Nhưng phía trên hơi lượn sang phải. Đầu móc cong vào phía trong.
Đặt bút trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 2: Kết hợp của 2 nét cơ bản (con trên và cong bên phải) nối liền nhau. Tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc).
- Viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau. Sau đó tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ. (Dưới đường kẻ 4).
- Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Cách viết chữ C
Nét 1: Kết hợp của hai nét cơ bản. Nét cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
- Đặt bút trên đường kẻ 6.
- Viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- Phần cuối nét cong trái lượn vào trong.
- Dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ D,Đ
Nét 1: Kết hợp của hai nét cơ bản. Nét l lượn hai đầu dọc và cong phải nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc.
- Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong.
- Dừng bút trên đường kẻ 5.
Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ.
Nét 1: Tương tự khi viết chữ hoa D.
Nét 2: Thẳng ngang ngắn
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống đường kẻ 3 (gần ở thân chữ) viết nét thẳng ngang ngắn. Nét viết trùng đường kẻ để thành chữ hoa Đ.
Cách viết chữ E, Ê
Nét 1: Kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm, nét 1 cong dưới (gần giống như dấu chữ hoa C nhưng hẹp hơn). Hai nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Đặt bút trên đường kẻ 1 một chút viết nét cong phải tới đường kẻ 3 rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng khuyết ở đầu chữ.
- Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Nét 1: Giống chữ hoa E.
Nét 2, 3: Là hai nét thẳng xiên ngắn (trái – phải). Đó là dấu mũ.
Nét 2, 3, từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ thật cân đối. Dấu mũ chạm đường kẻ 7, tạo thành chữ hoa Ê.
Cách viết chữ G, H
Nét ô van: bạn đặt bút tại chiều cao 2,5 ô li bạn viết một nét cong sang trái theo chiều một hình ô van có trục nằm nghiêng, khi nét đạt độ rộng 2 ô li thì bạn tiếp tục cong vòng lên trên đạt chiều cao 2,5 ô li, chúng ta chuyển sang nét tiếp theo.
Nét cong thân chữ: từ điểm dừng của nét ô van ở phần trên bạn tiếp tục kéo xuống tạo thân chữ,khi thân chữ đến đường kẻ đậm, thì nét tiếp tục đi lên gần đến đường kẻ 1 chúng ta dừng lại.
Nét khuyết dưới: cũng giống như chữ g viết thường, nét khuyết dưới được viết giống y như vậy, tức là chiều cao nét khuyết vẫn là 2,5 ô li, độ rộng bụng nét khuyết là 0,5 ô, điểm dừng bút giữa đường kẻ 1 và đường kẻ đậm.
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút trên đường kẻ 6.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống để viết nét khuyết ngược rồi nối liền sang nét khuyết xuôi. Đến gần cuối nét khuyết thì viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: từ điểm dừng bút của đường kẻ 2. Lia bút lên viết nét thẳng đứng ngắn cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.
Cách viết chữ I
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, Tiếp đến viết nét cong trái rồi lượn ngang giống nét đầu ở chữ hoa H.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái. Khi chạm đường kẻ 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ K
Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống nét đầu ở chữ H và chữ L.
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái. Khi chạm đường kẻ 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ 2, giống nét móc ở chữ hoa l. Tuy nhiên, chân móc hẹp hơn, bằng độ rộng của nét 1.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2.
Cách viết chữ L
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới lượn trở lên đường kẻ 6. Sau đó, chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn dọc (lượn ở hai đầu). Tiếp đến, chuyển hướng bút viết nét lượn ngang (lượn hai đầu) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ M,N
Nét 1: Móc ngược trái (gần giống nét 2 ở chữ hoa k nhưng hơi lượn đầu sang phải).
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải. Rê bút khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
Nét 2: Thẳng đứng, hơi lượn một chút ở cuối nét.
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng đứng. Cuối nét hơi lượn sang trái một chút và dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 3: Thẳng xiên, hơi lượn ở hai đầu.
Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng xiên từ dưới lên. Đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Chú ý, nét thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu.
Nét 4: Móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M)
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
Nét 2: Thẳng xiên
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng)
Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.
Cách viết chữ O,Ô,Ơ
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái để viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.
Nét 1: Là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Nét cong phải có sự cân xứng, chữ tròn không bị méo hoặc lệch qua một bên.
Nét 2, 3: Viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ. Đầu nhọn của dấu mũ chạm vào đường kẻ 7. Dấu mũ đặt cân đối trên đầu chữ hoa.
Nét 1: Nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ.
Đặt bút trên đường kẻ 6 đưa bút sang trái để viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.
Nét 2: Nét râu.
Đặt bút trên đường kẻ 6, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ hoa O. Đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 6 một chút.
Cách viết chữ P, Q
Nét 1: Móc ngược trái phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong. Nét này giống nét 1 ở chữ hoa B.
Đặt trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái để viết nét móc ngược trái. Chú ý đầu móc cong vào phía trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 2: Cong trên, hai đầu nét lượn vào trong không đều nhau.
Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào trong. Dừng bút gần đường kẻ 5.
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín. Phần cuối lượn vào trong bụng chữ đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. Phần này giống chữ hoa o.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút xuống gần đường kẻ 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. Dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ R, S, T
Nét 1: Nét móc ngược trái. Phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong (giống nét 1 ở các chữ hoa B, P).
Đặt bút trên đường kẻ 6. Rê bút hơi lượn bút sang trái, viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong). Dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 2: Là kết hợp của hai nét cơ bản. Bao gồm, nét cong trên (đầu nét lượn vào trong) và nét móc ngược phải nối liền nhau. Các nét tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ (tương tự với chữ B hoa)
- Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) để viết nét cong trên.
- Cuối nét lượn vào giữa thân chữ để tạo vòng xoắn nhỏ (giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4).
- Sau đó, viết tiếp nét móc ngược phải.
- Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 1: Gồm 3 nét cơ bản. Bao gồm cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau.
- Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
- Viết nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải.
- Sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to).
- Cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- Phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ hoa C).
- Dừng bút trên đường kẻ 2.
Chú ý: Nét cong trái (to) lượn đều và không cong quá nhiều về bên trái.
Nét 1: Kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau. Các nét tạo nên vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
- Viết nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải.
- Sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to).
- Cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- Phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ hoa C).
- Dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ U, Ư
Nét 1: Móc hai đầu (trái – phải)
Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu (Đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: Móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống. Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 1: Móc hai đầu (trái – phải)
Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu. Dấu móc bên trái cuộn vào trong, dấu móc bên phải hướng ra ngoài. Dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: Móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển bút hướng ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới. Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Nét râu.
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 6 (gần đầu nét 2), viết nét râu. Dừng bút khi chạm vào nét 2. Chú ý nét râu có kích thước phù hợp, không quá to hoặc nhỏ.
Cách viết chữ V, X
Nét 1: Là kết hợp của hai nét cơ bản cong trái và lượn ngang. Nét này giống ở đầu các chữ hoa H, I, K
Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang. Dừng bút trên đường kẻ 6.
Nét 2: Thẳng đứng (hơi lượn ở hai đầu)
Nét 3: Móc xuôi phải, lượn ở phía dưới.
Từ điểm dừng bút của nét 1. Chuyển hướng đầu bút di chuyển xuống để viết nét thẳng đứng lượn ở hai đầu, đến đường kẻ 1 thì dừng lại.
Nét 1: Kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm: Móc hai đầu trái, thẳng xiên (lượn 2 đầu) và móc hai đầu phải.
- Đặt bút trên đường kẻ 5.
- Viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn ở hai đầu.
- Hướng nét từ trái sang phải, lên phía trên.
- Rê bút xiên chéo giữa thân chữ.
- Di chuyển tới đường kẻ 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc hai đầu phải (từ trên xuống).
- Cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ y
Nét 1: Móc hai đầu (giống ở chữ hoa U)
- Đặt bút trên đường kẻ 5.
- Viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài).
- Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: Khuyết ngược
- Từ điểm dừng bút của nét 1.
- Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới).
- Dừng bút ở đường kẻ 2 (bên trên).
Trên đây là tất cả cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt viết thường và viết hoa.Các bậc phụ huynh hãy dành thời gian để luyện chữ cùng con giúp bé ngày càng tiến bộ. Quá trình rèn luyện chữ cần phải có thời gian và sự cố gắng và chăm chỉ. Chúc các bé học tốt nhất!
Xem thêm:
Kinh nghiệm chuẩn bị cho bé vào lớp 1 phụ huynh cần biết
Cách viết đơn xin nghỉ học cho học sinh, sinh viên đúng nhất
Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
Từ khóa » Viết Bảng Chữ Cái Lớp 1
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết 29 Chữ Cái Tiếng Việt
-
Đọc Chữ Cái Và Cách Viết Chữ Cái Tiếng Việt - Dạy Bé Học - YouTube
-
CÁCH VIẾT CÁC NHÓM CHỮ CÁI - HÀNH TRANG VÀO LỚP 1
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Lớp 1 (ĐẦY ĐỦ NHẤT) Và Cách Dạy Trẻ ...
-
Mẫu Tập Tô Chữ Cái Cho Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
Cách Viết 29 Chữ Cái Tiếng Việt đúng Chuẩn
-
Nắm Kỹ Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Lớp 1 Chuẩn để Dạy Bé Học Tốt
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết 29 Chữ Cái Tiếng Việt
-
Bài Tập Luyện Viết Bảng Chữ Cái - Tiếng Việt Lớp 1 - Twinkl
-
Bảng Chữ Cái Viết Thường Lớp 1 Đầy Đủ Nhất - WElearn Gia Sư
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Đầy Đủ Mới Nhất Theo Chuẩn Bộ GD-ĐT
-
Học Chữ Cái Theo Nhóm Giúp Tập Viết Nhanh Và Hiệu Quả
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Lớp 1 Mới Nhất Theo Chuẩn Của Bộ GD&ĐT