Hướng Dẫn Chi Tiết Chuyển đổi Visa Từ E-9 Sang E-7
Có thể bạn quan tâm
HIỆN TẠI, CÁCH CHUYỂN ĐỔI NÀY ĐÃ ĐƯỢC THAY THẾ BẰNG VISA E-7-4.
ĐỌC BÀI VIẾT: hanquocngaynay.info/e7-4
❤ Hãy tham gia nhóm Facebook Hội anh em E7 để dễ dàng tìm hiểu, thảo luận về visa và các vấn đề khác tại Hàn Quốc.
———————————–o0o———————————–
Visa lao động phổ thông E-9 chỉ cho phép ở Hàn Quốc tối đa 4 năm 10 tháng và rất khó sang lại là một trong những điều đáng lưu ý với các anh chị em E-9 tại Hàn Quốc.
Để được ở Hàn lâu dài và tiếp tục làm việc cũng như có thể đưa vợ/chồng con cái sang sống cùng, chuyển sang visa E-7 là cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Visa E-9 còn có thể chuyển sang visa cư trú dài hạn F-2 với yêu cầu khắt khe hơn và hanquocngaynay.info sẽ đăng bài viết về chủ đề này trong thời gian tới.
Luật quản lý di trú đưa ra mốc thời gian 4 năm 10 tháng là vì nếu ở Hàn Quốc đủ 5 năm, bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch Hàn Quốc nếu thỏa mãn điều kiện về ngôn ngữ, xã hội và tài sản. Nếu chuyển được sang visa E-7 thì bạn có thể dễ dàng vượt qua mốc 5 năm, hoàn thành chương trình Hội nhập Xã hội KIIP và tài sản có 30 triệu won là có thể đường hoàng nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Hàn Quốc.
Có 3 cách để ACE E-9 có thể tiếp tục ở lại Hàn Quốc sau thời hạn 4 năm 10 tháng đó là: 1. Chuyển sang visa E-7 như bài viết ở đây. 2. Chuyển sang visa F-2-6 như bài viết ở đây. 3. Kết hôn.
Sau khi nghiên cứu kỹ về luật và các tài liệu liên quan cũng như tham vấn nhiều trường hợp chuyển sang E-7 thành công, hanquocngaynay.info sẽ nói về những quy định, điều kiện ràng buộc cũng như những giấy tờ cần thiết cho việc chuyển đổi sang visa E-7 dành cho lao động có kỹ năng đã lưu trú ở Hàn Quốc với visa E-9 (비전문취업) thỏa mãn các điều kiện về tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và thu nhập.
I. QUYỀN LỢI CỦA VISA E-7:
– Không bị giới hạn thời gian làm việc 4 năm 10 tháng. Vì sao có con số này ? Vì theo luật di trú của Hàn Quốc, nếu lưu trú tại Hàn trên 5 năm thì được phép nộp hồ sơ nhập tịch. Nếu visa E-9 phải về Việt Nam khi hết hạn rồi sang lại thì thời gian lưu trú trước đó (4 năm 10 tháng) không được tính khi nộp hồ sơ quốc tịch. Khi chuyển sang E-7 thì không còn bị ràng buộc về thời gian nên bạn sẽ đủ điều kiện để nhập tịch nếu tổng thời gian E-9 và E-7 là 5 năm trở lên. – Đươc đưa vợ (hoặc chồng), con sang sống chung. Đọc bài Hướng dẫn bảo lãnh vợ con sang Hàn Quốc. Thời hạn visa của vợ (hoặc chồng), con sẽ bằng với hạn của người bảo lãnh. Khi hết hạn thì cả gia đình đi gia hạn cùng nhau. – Được bảo lãnh ba mẹ ruột và ba mẹ của vợ hoặc chồng sang Hàn Quốc du lịch ngắn hạn. Một số trường hợp có thể bảo lãnh cả anh chị em của mình hoặc của vợ (chồng). Đọc bài Hướng dẫn bảo lãnh ba mẹ sang Hàn Quốc – Được chuyển công ty cùng chuyên ngành nếu được phép. Trong thời gian chờ kiếm việc có thể chuyển sang visa tìm việc D-10 HOẶC vẫn giữ visa E-7. – Có thể chuyển sang visa cư trú dài hạn F-2 nếu thõa điều kiện. Tuy nhiên việc này rất khó. Đọc thêm bài Hướng dẫn chuyển sang visa F-2-7 theo dạng tính điểm. – Có thể chuyển sang visa định cư F-5. Tuy nhiên việc này rất khó. Đọc thêm bài Hướng dẫn chuyển sang visa định cư F-5. – Các loại visa F-2, F-5 khác có thể chuyển, chúng tôi sẽ đưa hướng dẫn lên sớm nhất có thể. – Nếu tổng thời gian E-9 và E-7 liên tục trên 5 năm thì có thể nộp hồ sơ quốc tịch. Đọc thêm bài Hướng dẫn nộp hồ sơ nhập tịch Hàn Quốc (bài viết này sẽ được đăng lên sớm nhất có thể).
II. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG E-7:
Để chuyển đổi sang visa E-7, người lao động phải thỏa mãn về các yêu cầu bản thân mình ĐỒNG THỜI công ty đang làm việc và sẽ bảo lãnh visa E-7 cho mình cũng phải thỏa mãn các yêu cầu tùy theo lĩnh vực kinh doanh/sản xuất mới bảo lãnh được.
1. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CÔNG TY:
– Số lượng nhân viên được bảo lãnh E-7 bị giới hạn cho mỗi công ty (xưởng), tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất và điều kiện của công ty: + Đối với ngành Sản xuất chế tạo (제조업) hoặc Xây dựng (건설업): TỐI ĐA 5 người / 1 công ty. + Đối với ngành Nông lâm ngư nghiệp (농축어업): TỐI ĐA 3 người / 1 công ty. – Quy định cụ thể theo ngành nghề, số nhân viên cũng như quy mô kinh doanh của công ty như sau:
- Số nhân viên trong ngành chế tạo (제조업) được tính bằng số nhân viên người Hàn có bảo hiểm quốc gia.
- Số nhân viên trong ngành nông lâm ngư nghiệp (농축어업) được tính bằng cách dựa vào số lao động đăng ký trong Chứng nhận quy mô nông trại (영농규모증명서) HOẶC số lao động nằm trong danh sách đăng ký bảo hiểm thất nghiệp (고용보험가입자) bao gồm cả lao động nhập cư hợp pháp.
2. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Theo điều 2 Luật Khuyến khích Công nghiệp gốc (뿌리산업법시행령 제2조), bên cạnh việc công ty nằm trong lĩnh vực công nghiệp gốc (뿌리산업) được ưu tiên trong việc bảo lãnh visa E-7 thì điều kiện cho người lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp gốc (뿌리산업) cũng dễ hơn so với các lĩnh vực khác.
Người lao động phải thỏa mãn 5 điều kiện liệt kê chi tiết ở bảng sau:
* Tổng thời gian làm việc được tính trong 10 năm gần nhất. Có nghĩa là nếu anh NGUYEN VAN AN năm 2009 sang Hàn với visa E-9, năm 2012 về Việt Nam sau hạn 3 năm, tháng 05/2014 thi và sang lại rồi ở đến nay (05/2016) thì tổng thời gian được tính gồm cả 2 giai đoạn: 3 năm + 2 năm = 5 năm. * Công nghiệp gốc (뿌리산업) bao gồm các ngành: 주조, 금형, 소성가공, 열처리, 표면처리, 용접. * Nếu chuyển công ty (xưởng) và công ty cũ thuộc lĩnh vực công nghiệp gốc thì thời gian làm trong lĩnh vực công nghiệp gốc được cộng lại. * Danh sách các loại chứng chỉ (기술․기능자격) được trình bày ở phần IV của bài này, bao gồm 48 loại trong 15 lĩnh vực. * Thu nhập trung bình ngành dựa vào ‘Thu nhập theo ngành nghề’ nằm trong ‘Khảo sát về tình trạng làm việc theo ngành nghề’công bố bởi Bộ Lao động và Việc làm vào tháng 6 hằng năm. Mức thu nhập bình quân theo ngành của NĂM 2016 như sau:
III. HỒ SƠ THỦ TỤC:
Công ty bảo lãnh và người lao động chuyển visa sang E-7 cần chuẩn bị các giấy tờ liệt kê dưới bảng sau. Những mục cùng số như 11, 11.1, 11.2 là chỉ cần 1 trong số giấy tờ đó tùy theo trường hợp của mỗi người.
Lệ phí: – Phí đổi VISA: 100,000 KRW – Phí làm thẻ: 30,000 KRW – Phí ship: 3,000 KRW Tổng lệ phí là 133,000 KRW cho trường hợp nhận qua bưu điện hoặc 130,000 KRW nếu muốn nhận tại nơi đã đăng ký chuyển đổi.
1. Link download các mẫu giấy tờ
Chọn loại file mình muốn là PDF, DOC hay HWP bằng cách bấm vào biểu tượng tương ứng. – Đơn yêu cầu tổng hợp. Download . – Thư bảo lãnh (신원보증서). Download: tiếng Anh , tiếng Hàn . – Giấy xác nhận cư trú. Download: . Có thể nộp hợp đồng nhà hoặc giấy xác nhận cư trú. Tuy nhiên, đọc kỹ bài Tránh bị phạt tiền khi gia hạn/chuyển đổi visa.
2. Chú ý:
※ Giấy chứng nhận thu nhập: In online tại Minwon theo: Hướng dẫn in chứng nhận thu nhập tại Minwon. Có thể nộp giấy chứng nhận thu nhập của năm gần nhất, cũng như từ đầu năm đến thời điểm hiện tại do công ty cấp hoặc ra ngân hàng yêu cầu cấp 입출금내역서 trong đó có xác nhận lương công ty đã chuyển. Trường hợp chuyển E-7 theo diện kỹ năng vẫn nên nộp thêm chứng nhận thu nhập. ※ Giấy khám lao: Yêu cầu nộp giấy khám lao khi gia hạn, chuyển đổi visa. ※ Bằng tốt nghiệp (cấp 3, cao đẳng, đại học) phải được hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam. Đọc thêm ở bài Hướng dẫn chứng thực giấy tờ ở Việt Nam để sử dụng ở Hàn Quốc. ※ Bằng TOPIK được cấp bởi Học viện Quốc gia về giáo dục quốc tế – NIIED. Bằng TOPIK phải nộp bản gốc được NIIED gửi về sau khi thi hoặc in trên trang topik.go.kr. ※ Chứng nhận hoàn thành Chương trình hội nhập xã hội – KIIP: Giấy chứng nhận (사회통합프로그램 이수증) được cấp bởi người đứng đầu Văn phòng Xuất nhập cảnh (출입국관리사무소). ※ Giấy xác nhận đóng tiền bảo hiểm y tế quốc dân: Tính từ lúc nhập cảnh Hàn Quốc đến thời điểm hiện tại. Có thể in qua mạng hoặc goi lên 15771000 để yêu cầu cấp. Nếu tiếng Hàn không tốt có thể nhờ công ty gọi với điều kiện mình ở bên cạnh để xác nhận khi có yêu cầu xác thực cá nhân.
IV. KINH NGHIỆM VÀ LƯU Ý:
1. DANH SÁCH CÁC LOẠI BẰNG KỸ NĂNG SỬ DỤNG TRONG VIỆC CHUYỂN SANG E-7 VÀ F-2
Đọc thêm tại bài viết: Danh sách các bằng tay nghề quốc gia Hàn Quốc
2. CHÚ Ý VÀ KINH NGHIỆM:
– Bằng cấp ở Việt Nam như bằng cấp 3 hay cao đẳng, đại học phải thông qua bước hợp pháp hóa lãnh sự bởi ĐSQ/LSQ Hàn Quốc tại Việt Nam nên bằng giả sẽ bị loại ở đây. – Những bằng cấp như TOPIK hay bằng kỹ năng là phải tra qua các kỳ thi quốc gia rất nghiêm túc. Hoàn toàn không thể chạy chọt gì ở các việc này được. – Hãy học thật chăm tiếng Hàn để không những thi bằng TOPIK mà còn giao tiếp tốt với sếp với đồng nghiệp. Vừa giúp thuận lợi trong cuộc sống và công việc, vừa giúp mình có quan hệ tốt với công ty vì công ty chỉ bảo lãnh được số lượng E-7 giới hạn theo luật như trên. – Hãy tạo quan hệ thật tốt với công ty khi có thể. Một điều nhịn là chín điều lành. Bạn muốn ở lại Hàn Quốc lâu dài và hưởng đầy đủ quyền lợi thì hãy nhớ điều này. – Với những bạn sang Hàn đợt đầu, sau 4 năm mới được chuyển sang E-7 nên các bạn chỉ còn 10 tháng để nộp hồ sơ khi hạn 4 năm 10 tháng cận kề. – Nếu cảm thấy mức lương của mình không vượt được mức bình quân (vốn tăng hằng năm) tại thời điểm mình dự định chuyển E-7 thì thương lượng với công ty để nhận lương cao hơn, mình sẽ chịu khoản thuế thu nhập và trả lại phần lương thừa so với hợp đồng thực. – Sau khi có E-7, bạn chỉ có thể chuyển công ty nếu công ty bị phá sản hoặc nợ lương. Đã có trường hợp được công ty cho phép chuyển, công ty mới nhận và dẫn lên Văn phòng xuất nhập cảnh (출입국) làm visa nhưng vẫn không được chấp nhận và bắt buộc quay về công ty cũ. – Nếu các bạn đã sang chuyển E-7, nộp ít giấy tờ đã liệt kê trên đây hơn hoặc nhiều hơn, hãy liên hệ để giúp hanquocngaynay.info cập nhật bài viết để giúp đỡ các bạn khác cùng có cơ hội ở lại Hàn Quốc làm việc lâu dài.
——————————————————– ♡ Chính sách visa và nhập cư của Hàn Quốc được thay đổi liên tục, vì vậy trước khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nên truy cập vào hanquocngaynay.info để nhận được những cập nhật mới nhất. ♡ Nếu có thắc mắc hoặc trục trặt trong quá trình xử lý, hãy comment trực tiếp dưới trang này hoặc liên hệ qua Facebook Hàn Quốc Ngày Nay để được hướng dẫn và tư vấn. ♡ Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy bấm LIKE/THÍCH Facebook Hàn Quốc Ngày Nay và giới thiệu cho bạn bè, nhóm của mình về bài viết này. ♡ Hãy tham gia nhóm Hàn Quốc Ngày Nay để nhận những thông tin hữu ích sớm nhất. ♡ Với mục đích phổ biến các dịch vụ công đến mọi người, hanquocngaynay.info rất vui khi các trang khác chia sẻ thông tin này. Tuy nhiên, PHẢI xin phép và ghi nguồn rõ ràng khi copy bài viết về website hoặc Facebook của bạn.
Từ khóa » đổi Visa E9 Sang E7
-
ĐỔI VISA E9 SANG VISA E-7-4 | Tin Tức
-
Đổi Visa Từ E-9 Sang E-7-4 - GO·KOREA
-
Thủ Tục Chuyển đổi Visa E9 Sang Visa E7
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chuyển VISA E9 Sang E7 Thành Công
-
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ KHAI BÁO ĐỔI VISA ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG EPS
-
세종 학원 - HƯỚNG DẪN TỰ LÀM HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI E9 SANG ...
-
Văn Phòng Luật Visa Korea - Posts | Facebook
-
"2021" E9 Sang E7 : Bảng đánh Giá điểm - YouTube
-
Điều Kiện Chuyển đổi Visa E9 Sang E7 Cần Bằng Gì - SGV
-
Điều Kiện Chuyển đổi Visa E9 Sang E7 Cần Bằng Gì
-
Visa Hàn Quốc E7 Và E9 Là Gì? - TravelTop
-
Visa E7, E9 Là Gì? Dành Cho Những đối Tượng Nào?
-
Trọn Bộ Thông Tin Về Visa E-7 Hàn Quốc - VietNam Booking
-
Visa E9 Là Gì Và Những điều Cần Biết Về Visa E9