Hướng Dẫn Chi Tiết Phân Lớp đất đắp Nền đường K95 – Cao Tốc Bắc ...

Phân lớp đất đắp nền đường là công tác đầu tiên mà cán bộ hồ sơ cần làm để phục vụ cho tông tác thi công và nghiệm thu trên Dự án. Việc hoàn thiện biện pháp thi công phân lớp đắp mà không có phương pháp và công cụ thì cán bộ hồ sơ Dự án sẽ tốn rất nhiều thời gian cho công tác này. Để thực hiện phân lớp đất đắp được thì cần phải trả lời được 3 câu hỏi sau:

  • 1 là chiều dày phân lớp là bao nhiêu?
  • 2 là nguyên tắc phân lớp như thế nào?
  • 3 là Phương pháp phân lớp đât đắp như thế nào?

Qúy Nhà thầu muốn thuê làm hồ sơ phân lớp nền đường trọn gói, hãy liên hệ cho chúng tôi Tại đây

Chiều dày phân lớp đất đắp nền đường K95 là bao nhiêu?

Chiều dày phụ thuộc vào vật liệu sử dụng trong Dự án, phụ thuộc vào máy móc thiết bị sử dụng trong Dự án, phụ thuộc vào biện pháp thi công trong Dự án nên trong tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu không quy định con số cụ thể. Việc xác định được trị số chiều dày cần thực hiện theo tuần tự các bước sau:

  • Bước 1: Nhà thầu thi công cần lập biện pháp thi công thử đất đắp nền đường K95
  • Bước 2: Nhà thầu thi công thử đất đắp nền đường K95 tại hiện trường
  • Bước 3: Nhà thầu lập và đệ trình báo cáo thi công thử (số lượt lu trên điểm, độ chặt đạt được…
  • Bước 4: Nhà thầu lập và đệ trình biện pháp thi công đại trà

Khi đó chiều dày chính thức được xác định từ biện pháp thi công đại trà của nhà thầu làm căn cứ để triển khai việc phân lớp đất đắp cũng như thi công và nghiệm thu sau này

Theo kinh nghiệm thì:

  • Với Dự án Đường giao thông thì chiều dày đất đắp nền đường là 20cm/ 1 lớp, với các lớp dưới cùng thì tối đa đạt 30cm/1 lớp
  • Với Dự án Khu đô thị thì đường thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng cát đắp nền đường với chiều dày 30cm/ 1 lớp

Nguyên tắc phân lớp đất đắp nền đường

  • Đối với đất đắp nền đường K95 thì phân lớp đất đắp từ trên xuống dưới, các lớp đắp được bố tri song song với thiết kế đường đỏ của tuyến đường, đánh số thứ tự từ trên xuống dưới theo số từ 1 đến n. Với chiều dày lớp đắp K95 biến thiên giữa các trắc ngang khác nhau trong nền đường thi việc phân lớp từ trên xuống dưới đảm bảo tính thống nhất trong tên lớp giữa các mặt cắt
  • Đối với các lớp kết cấu áo đường: Từ K95 CBR (nếu có), K98, Subbase, Base, AC19... Thì phân lớp từ dưới lên hoặc từ trên xuống đều được vì chiều dày các lớp kết cấu ổn định trong toàn bộ tuyến đường

Phương pháp phân lớp đất đắp nền đường K95 - Cao tốc Bắc Nam

Để phân lớp đất đắp nền đường nhanh và chính xác bạn sử dụng Bộ Lisp hỗ trợ thiết kế HTTKD với hơn 500 lisp được tích hợp trong bộ lisp. Bộ lisp này rất nhiều tính năng phục vụ cho cán bộ thi công, hồ sơ, thanh quyết toán, hoàn công của công trình cầu đường. Chỉ một vài thao tác chọn Layer và quét toàn bộ trắc ngang bạn sẽ thao tác cực nhanh để phân lớp xong 1 Km đường trong 3 Phút

Đăng ký mua bản quyền: Lisp hỗ trợ thiết kế HTTKD

  • Hơn 500 Lisp bổ trợ cho công tác thi công, hồ sơ, thanh quyết toán, hoàn công công trình Đường
  • Phân lớp đất đắp nền đường của 1Km đường trong 3 phút
  • Phân lớp đắp kết cấu áo đường từ K98, Base, Subbase, AC19... với 3 bước
  • Lấy cao độ, khoảng cách đường hiện trạng, đào hữu cơ, bề rộng chiếm dụng.... trong 1 phút
  • ...

Lệnh 1: DKHD

  • Nhập lệnh Layiso (LY) -> Enter -> Chọn Tên cọc, Lý trình, Đường tự nhiên, cao độ tự nhiên -> Enter
  • Nhập lệnh DKHD -> Enter -> Nhập T (tự động) hoặc C (thủ công) -> Enter -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang -> Enter
  • Kết quả hiện lên text màu tím tại tim đường của đường tự nhiên là thành công Lệnh 1

Lệnh 2: TDBTD

  • Nhập lệnh TDBTD -> Enter -> chọn Layer đỉnh đắp -> Enter -> chọn Layer đáy đắp -> Enter -> Chọn text màu tím (đã tạo trong Lệnh 1) + Chọn toàn bộ trắc ngang cần phân lớp -> Enter
  • Kết quả trên từng trắc ngang sẽ có đường bao phân lớp + đường phân lớp mẫu.
  • Lưu ý: Nên chọn trắc ngang điển hình, bao gồm đắp K95, đào hữu cơ, đánh cấp

Lệnh 3: TDPL

  • Nhập lệnh TDPL -> Enter -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang.
  • Kết quả: Mỗi trắc ngang sẽ tự động phân lớp theo chiều dày đã được khai báo bằng lệnh KBPL
  • Lưu ý: Chiều dày phân lớp luôn chọn mặc định 20cm, nếu bạn muốn thay đổi thì nhập lệnh KBPL để thay đổi chiều dày

Lệnh 4: DTKDB

  • Nhập lệnh DTKDB -> Enter -> Quét chọn toàn bộ các trắc ngang
  • Kết quả: Trên từng trắc ngang sẽ hiển thị tên lớp theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Lệnh 5: TDTPL

  • Nhập lệnh TDTPL -> Enter -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang

Lệnh 6: XDTPL

  • Nhập lệnh XDTPL -> Enter -> chọn hình thức xuất (nên chọn hàng 5 điểm) + chọn toàn bộ trắc ngang
  • Kết quả: Lisp xuất ra 1 file đuôi TXT, bạn copy toàn bộ và chuyển sang Excel để lập hồ sơ chất lượng công trình
  • Lưu ý: Nếu dấu chấm, phẩy chưa đúng bạn dùng Ctrl+H để thay thế trên file TXT trước khi copy sang Excel

Video hướng dẫn chi tiết phân lớp đất đắp cao tốc Bắc Nam bằng 6 lệnh cơ bản của bộ lisp HTTKD - Đơn giản ai cũng làm được

Dành cho Kỹ sư lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình giao thông

Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng

  • Hướng dẫn chi tiết lập Hồ sơ chất lượng nền đường trên 1 File Excel duy nhất
  • File Excel chứa toàn bộ công việc từ K95, K98, Base, Subbase, AC19...
  • File Excel chứa toàn bộ các đoạn nghiệm thu từ Km... đến Km...
  • File Excel chứa toàn bộ các lớp nghiệm thu: Lớp 1, lớp 2...
  • In cả hạng mục bằng 1 lệnh Duy nhất
Lisp hỗ trợ thiết kế-HTTKD Lisp hỗ trợ thiết kế-HTTKD
  • Phân lớp đất K95 và các kết cấu áo đường
  • Xuất khoảng cách, cao độ điểm,...trắc ngang ra
  • Ghi cao độ, khoảng cách trắc ngang, xuất diện tích trắc ngang ra Excel
TẢI NGAY Tư vấn hỗ trợ đăng ký chứng thư số công cộng đấu thầu

Từ khóa » Hệ Số đắp đất K95