Hướng Dẫn Chi Tiết Về Quản Lý Rủi Ro Trong Xây Dựng - Fastwork
Có thể bạn quan tâm
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần nhận thức được có rất nhiều rủi ro đi kèm với các dự án xây dựng. Cho dù đó là việc đáp ứng các điều khoản của hợp đồng, duy trì sự an toàn của nhân viên trên công trường hay đối phó với thiên tai, mọi dự án đều có những mối nguy hiểm riêng. Nếu không được quản lý hiệu quả, những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thậm chí là phá vỡ dự án của bạn.
Vì vậy, quản lý rủi ro trong xây dựng là công việc bắt buộc phải có đối với bất kỳ công ty nào. Một kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả phải có các quy trình chi tiết & dễ thực hiện giúp bạn kiểm soát rủi ro, đưa ra quyết định về cách đối phó nhằm xoay chuyển chúng, thúc đẩy dự án diễn ra theo đúng kế hoạch.
Quản lý rủi ro trong xây dựng là gì?
Quản lý rủi ro là quá trình xác định & đánh giá các rủi ro hiện hữu xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của bạn nhằm giảm thiểu tác động của chúng. Trong xây dựng, quy trình này bao gồm việc lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát các trường hợp rủi ro.
Những rủi ro trong dự án xây dựng
Lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro chỉ xảy ra với xác suất một lần nhưng ảnh hưởng rất lớn, có những rủi ro xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều dự án khác nhau. Nhìn nhận, đánh giá và chủ động quản lý ảnh hưởng của rủi ro sẽ đảm bảo sự thành công của dự án xây dựng.
Để lập kế hoạch rủi ro, trước tiên bạn cần xác định các yếu tố có thể gây nguy hiểm nhất cho dự án của bạn. Các nguồn rủi ro tiềm ẩn phổ biến nhất đối với hoạt động xây dựng bao gồm:
- Rủi ro an toàn: Bất kỳ rủi ro hoặc nguy cơ nào tại công trường xây dựng có thể dẫn đến tai nạn công nhân.
- Rủi ro tài chính: Các yếu tố tác động đến dòng tài chính của bạn, bao gồm sự thâm hụt về doanh thu, chi phí vận hành tăng đột biến & cạnh tranh với các công ty khác.
- Rủi ro pháp lý: Có thể xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng.
- Rủi ro dự án: Các rủi ro của dự án như quản lý nguồn lực kém, tính toán sai thời gian, chi phí hoặc hiểu sai về sản phẩm của dự án.
- Rủi ro môi trường: Lũ lụt, động đất và các hiện tượng tự nhiên khác làm hư hại công trường xây dựng và khiến việc thi công khó có thể tiếp tục được.
Đối với dự án đầu tư xây dựng, các nguyên nhân cơ bản gây rủi ro cho dự án được thể hiện qua bảng sau:
Có thể bạn quan tâm: Quản trị rủi ro dự án và giải pháp phòng tránh hữu hiệu cho Project Manager
Cách quản lý rủi ro trong xây dựng
Để quản lý rủi ro hiệu quả, bạn cần phát triển một kế hoạch quản lý rủi ro bao gồm 6 bước chính:
1. Xác định các rủi ro
Việc xác định rủi ro nên được thực hiện trong giai đoạn tiền xây dựng để có thời gian tìm hiểu & quản lý mọi rủi ro tiềm ẩn trước khi đối mặt với chúng.
Một cách hiệu quả để phân tích rủi ro là thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, cùng đóng góp ý kiến từ kinh nghiệm & chuyên môn của các nhóm dự án với các bên liên quan. Ngoài ra, các dự án trước đây cũng có thể cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích giúp bạn hiểu về quy mô, phạm vi và vị trí rủi ro.
2. Đánh giá rủi ro trong xây dựng
Sau khi xác định rủi ro, điều quan trọng là phải đánh giá rủi ro & sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên hai yếu tố: (1) tác động tiềm tàng đối với doanh nghiệp của bạn và (2) khả năng rủi ro đó thành hiện thực. Nếu có thể, hãy sử dụng các con số như số tiền và tỷ lệ phần trăm để phân tích rủi ro.
Các rủi ro có khả năng xảy ra cao, tác động cao nên được xử lý trước, trong khi các rủi ro có khả năng xảy ra thấp, có tác động thấp nên được giải quyết sau cùng.
Ví dụ: việc tăng giá vật liệu có thể làm giảm lợi nhuận, vì vậy nó nên được xử lý với mức độ ưu tiên trung bình. Thiên tai có tác động lớn nhưng khả năng xảy ra thấp. Nếu một nhà thầu được thuê không thể hoàn thành phần dự án của họ, rủi ro đó là một ví dụ có tác động lớn, xác suất cao và cần ưu tiên giải quyết.
Chi phí cho R&D trong lĩnh vực xây dựng thấp hơn các ngành khác: ít hơn 1% doanh thu, thấp hơn nhiều so với mức 3,5% – 4,5% cho lĩnh vực ô tô và hàng không vũ trụ. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin ở lĩnh vực Xây dựng cũng đặc biệt thấp. Tìm đọc tương lai của chuyển đổi số ngành Xây dựng
3. Xác định chiến lược ứng phó với rủi ro của bạn
Khi bạn đã đánh giá mức độ ưu tiên của các rủi ro, bạn cần lựa chọn một chiến lược ứng phó cho từng nguy cơ. Các kỹ thuật ứng phó rủi ro được chia thành bốn loại chính:
- Tránh rủi ro: Nếu bạn cảm thấy không đủ khả năng để xử lý một rủi ro lớn hoặc không có sẵn kế hoạch ứng phó phù hợp, thì lựa chọn an toàn là tránh xa chúng. Ví dụ, bạn có thể tránh xây dựng các dự án ở những khu vực dễ xảy ra động đất.
- Chuyển giao rủi ro: Mặc dù tốn kém, nhưng giải pháp này là lựa chọn cuối cùng bạn có thể cân nhắc trước khi tự chấp nhận rủi ro. Ví dụ: bạn có thể chuyển rủi ro cho nhà cung cấp bảo hiểm của mình hoặc giả mạo một thỏa thuận với nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ để chuyển giao trách nhiệm.
- Giảm thiểu rủi ro: Nếu chọn giảm thiểu rủi ro, bạn cần lập kế hoạch để giữ rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Ví dụ, bạn có thể đào tạo công nhân và cung cấp thiết bị an toàn thích hợp để giảm bớt nguy cơ rủi ro về an toàn.
- Chấp nhận rủi ro: Có những lúc bạn cần chấp nhận rủi ro để hoàn thành một dự án. Ví dụ, bạn có thể quyết định chấp nhận sự chậm trễ do thời tiết gây ra trong trường hợp bạn có kế hoạch quản lý dự án tốt hơn để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Chiến lược phản ứng mà bạn chọn sẽ phụ thuộc vào khả năng phục hồi sau rủi ro & những lợi ích tiềm năng từ dự án mà bạn chấp nhận đối mặt với rủi ro để đánh đổi.
4. Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro
Sau khi tiến hành đánh giá rủi ro, bước tiếp theo cần làm là lập kế hoạch quản lý rủi ro trong xây dựng. Kế hoạch rủi ro tối ưu hóa chiến lược ứng phó rủi ro của bạn, bao gồm chi tiết thông tin quan trọng và cung cấp một loạt các giải pháp để giảm thiểu, chuyển giao hoặc chấp nhận rủi ro. Ngoài việc nêu rõ mức độ ưu tiên, một kế hoạch hiệu quả cần nêu chi tiết nguồn lực phân bổ cho từng rủi ro đã xác định của bạn.
3 loại giải pháp rủi ro phổ biến bao gồm:
- Chiến lược: quản lý rủi ro ở cấp độ doanh nghiệp, sử dụng điều khoản bồi thường trong bảo hiểm, sử dụng rủi ro như một phương tiện để cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
- Cấu trúc: tạo ra một bộ phận rủi ro chính thức, đảm bảo nguồn thu nhập & ngăn chặn việc tham gia quá mức vào các dự án có rủi ro cao.
- Hoạt động: thiết lập một quy trình để xem xét rủi ro, quản lý các nhà thầu phụ và nhà cung cấp đồng thời chuẩn bị hệ thống thông tin, tài liệu toàn diện.
Bạn cũng có thể dựa vào các nguồn lực khác nhau để giải quyết những rủi ro.
- Phần mềm: Phần mềm quản lý xây dựng dựa trên đám mây phù hợp có thể giúp bạn quản lý và xử lý các công việc nhanh hơn, bao gồm thiết kế tòa nhà, chi phí, tuân thủ an toàn và kế toán. Các chức năng này giúp giảm thiểu rủi ro khi bạn xử lý nhiều dự án đồng thời. Tham khảo: Phần mềm quản lý dự án thi công chuyên sâu cho nhà thầu Xây dựng
- Cấp vốn: Các hạn mức tín dụng kinh doanh xây dựng thường cung cấp một biện pháp phòng ngừa tốt nếu bạn quyết định chấp nhận các rủi ro khác nhau.
- Công nghệ: Việc sử dụng các cải tiến mới, cần thiết như máy bay không người lái, BIM và các phương pháp xây dựng tiền chế có thể giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro phổ biến như quản lý thời gian kém, nguy cơ an toàn, thời tiết.
5. Có sự tham gia phối hợp của các thành viên trong nhóm
Ba nhân tố chính tham gia vào quá trình xây dựng là chủ đầu tư, đội thiết kế và đội nhà thầu. Mặc dù đặc thù công việc mỗi nhóm là khác nhau, tuy nhiên mọi người cần tham gia phối hợp xem xét các quy trình của nhau nhằm xác định và loại bỏ rủi ro nếu có thể. Các bên liên quan giữ đóng một vai trò quan trọng có thể tác động đến rủi ro trong xây dựng.
6. Tạo kế hoạch dự phòng
Bạn cần có một kế hoạch dự phòng như một phương pháp thay thế để hoàn thành dự án với hiệu quả cao nhất ngay cả khi chấp nhận rủi ro.
Quản lý rủi ro đòi hỏi thực hiện xuyên suốt quá trình thi công xây dựng, việc giám sát nhất quán & sửa đổi kế hoạch sẽ giúp tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp trước mọi rủi ro có thể xảy ra. Giống như một tài liệu động, kế hoạch của bạn sẽ phát triển và thay đổi theo thời gian.
Ngay cả khi tất cả các rủi ro đã được tính toán và lường trước, vẫn còn rất nhiều những yếu tố tiềm ẩn có thể xảy ra. Chuyển giao rủi ro và chấp nhận rủi ro là các chiến lược ứng phó phổ biến để ứng phó với chúng.
Đề xuất đọc thêm: Quy định mới về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Lợi ích của quản lý rủi ro trong xây dựng
Việc xây dựng một kế hoạch rủi ro đòi hỏi nhiều nỗ lực của tổ chức, song lợi ích chúng mang lại cho doanh nghiệp xứng đáng để bạn đầu tư “chất xám”.
Hoạt động được sắp xếp hợp lý
Khi một kế hoạch quản lý rủi ro được thiết lập, nó giúp đánh giá sức khỏe dự án một cách chính xác & dễ dàng. Các thành viên trong nhóm có kiến thức và công cụ cần thiết để đưa ra quyết định đối mặt với rủi ro hay tránh chúng để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tăng cường an toàn
Kế hoạch quản lý rủi ro giúp các đội nhóm tuân theo tất cả các tiêu chuẩn an toàn và an ninh trên công trường. Khả năng xảy ra rủi ro an toàn được giảm thiểu, tiến độ dự án được đẩy mạnh.
Niềm tin cao hơn vào các dự án
Được trang bị một kế hoạch hợp lý cho phép các nhóm tự tin rằng dù có đối mặt với bất kỳ rủi ro nào, họ cũng đều có thể xử lý triệt để – đảm bảo tiến độ, chi phí & chất lượng dự án theo đúng kế hoạch đặt ra.
Tăng lợi nhuận
Một kế hoạch rủi ro được xây dựng cẩn thận giúp giảm thiểu khả năng xảy ra trên thực tế. Hoạt động được sắp xếp hợp lý, đảm bảo an toàn với chi phí thấp hơn và độ tin cậy của dự án cao hơn dẫn đến tăng lợi nhuận theo thời gian.
Quản lý rủi ro trong xây dựng đóng vai trò quan trọng quyết định thành bại của dự án. Dù là một công trình lớn hay nhỏ, một kế hoạch quản lý rủi ro giúp bạn luôn trong trạng thái chủ động, sẵn sàng đối mặt & ứng phó để xử lý chúng một cách êm đẹp, đảm bảo chất lượng dự án tối ưu.
Những quy định về Quản lý rủi ro lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam
Quy định về Quản lý rủi ro lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam, trích dẫn từ Moc.gov.vn
Trước năm 2007, quản lý rủi ro là nội dung hoàn toàn mới tại Việt Nam. Sau năm 2007 quản lý rủi ro mới bắt đầu được để ý, các quy định của pháp luật từ đó mới có những cập nhật về quản lý rủi ro, mặc dù các cập nhật này vẫn còn rất hạn chế.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Một số nội dung có liên quan tới quản lý rủi ro, được xem xét. Điều 66: Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng. Văn bản này dã chỉ rõ quản lý rủi ro là một nội dung quan trọng của quản lý dự án.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42 đưa ra các giải thích rõ hơn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Một số nội dung có liên quan tới quản lý rủi ro được nêu ra tại Điều 34: Quản lý an toàn lao động trên công trường cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn lao động cần được bố trí phù hợp với quy mô công trường, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường cụ thể.
- Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng nhằm phòng tránh các rủi ro khách quan.
Ngoài ra còn một số quy định khác như:
- Quyết định số 79/QĐ-BXD đưa ra các quy định về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Trong quyết định này thì chi phí quản lý rủi ro được tính toán thông qua các hình thức hợp đồng, bảo hiểm, bảo đảm.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD đưa ra quy định một số nội dung chi tiết về quản lý chất lượng và bảo trì công trình. Thông tư này quy định về sự cố công trình, rủi ro khách quan ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
- Quyết định 725/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc công nhận ban vận động thành lập Hiệp hội QLDA đầu tư xây dựng Việt Nam đã cho thấy lĩnh vực QLDA, cũng như QLRR dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam đang được nhìn nhận đúng vai trò của nó. Quản lý rủi ro trong xây dựng của Việt Nam đã bắt đầu được thể hiện qua các văn bản pháp luật.
Mẫu Excel quản lý rủi ro dự án Xây dựng
Gợi ý bạn tham khảo một số mẫu quản lý đánh giá rủi ro dự án nói riêng và mẫu ma trận đánh giá rủi ro dự án dạng Excel.
Ngoài những nội dung về quản lý rủi ro trên, FastWork gợi ý bạn tham khảo một số TÀI LIỆU XÂY DỰNG hữu ích:
Tải 40 Tài liệu ngành Xây dựng gồm: Giải pháp Quản lý thi công; Cẩm nang kiến thức cơ bản về Quản lý dự ánCẩm nang về kết cấu xây dựng; 10 điều Trường Thiết kế không dạy bạn; Hồ sơ nghiệm thu xây dựng; Sổ tay giám sát thi công; Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công; 2600 mẫu HATCH; Thư viện Autocard tổng hợp; Thư viện Autocard ngành M&E; 12 mẫu bản vẽ thiết kế biệt thự, nhà phố; 15 mẫu biện pháp thi công
4 cuốn Ebook phục vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức áp dụng BIM (mới nhất)
Việc ứng dụng các phần mềm quản lý công việc, dự án cũng góp phần giúp bạn sắp xếp các nhiệm vụ hợp lý, với thời gian & nguồn lực tối ưu để hạn chế rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp bạn là nhà thầu xây dựng, để quản lý thi công, hỗ trợ kiểm soát và quản lý rủi ro, mời bạn tham khảo & trải nghiệm miễn phí ứng dụng quản lý thi công FastCons
Bên cạnh các tính năng chuyên sâu trong quản lý tiến độ, vật tư, tài chính công trường… FastCons cung cấp số liệu báo cáo:
- Đánh giá tiến độ kế hoạch, tiến độ thực tế của dự án
- Đánh giá tình trạng dự án (Chậm trễ hay hoàn thành sớm…) theo thời gian thực hiện dự án
- Cung cấp biểu đồ Burnup tiến độ dự án để nhà quản lý có cái nhìn tổng quan, đánh giá rủi ro chậm tiến độ
- Đưa ra cảnh báo vật liệu nhập vượt, xuất vượt, sử dụng vượt định mức…
Từ các số liệu này, quản lý có những đánh giá và điều chỉnh kịp thời trong thi công để giảm tối thiểu các rủi ro có thể phát sinh. Mời bạn tham khảo thông tin tổng quan về ứng dụng quản lý thi công qua video dưới đây.
Để tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp với mô hình doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form dưới đây!
Đăng ký tư vấn Search098-308-9715
Đăng ký nhận tin
Email của bạn * Please enter a valid email addressThat address is already in useThe security code entered was incorrectThanks for signing upPrevious PostSự khác biệt giữa Quản lý công trình xây dựng & Quản lý dự án
Next PostLàm thêm dịp Tết Nhâm Dần 2022 người lao động được trả lương như nào?
Related Posts
Business HackKiến thứcChiến lược phát triển bền vững ESG thúc đẩy giá trị thương hiệu doanh nghiệp
FastWork Hoàng Anh28 Tháng Mười Hai, 2024 Business HackHướng dẫn số hóa quy trình doanh nghiệp tối ưu từ A-Z
FastWork Hoàng Huyền28 Tháng Mười Hai, 2024 Business HackKiến thứcTổng quan về doanh nghiệp SME Việt Nam: Mô hình kinh doanh & công nghệ cốt lõi
FastWork Hoàng Huyền18 Tháng Mười, 2024Leave a Reply Cancel Reply
My comment is.. Name * Email * WebsiteSave my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
Liên hệ chúng tôi
Bộ phận tư vấn
0983 089 715 Email: tuvan@fastwork.vn
Hỗ trợ kỹ thuật
Miền Bắc: 0946 875 453 Miền Nam: 0931 787 575 Email: hotro@fastwork.vn
Fanpage
Cập nhật những thông tin mới nhất về FastWork
Youtube
Cập nhật trực quan cách sử dụng các ứng dụng của FastWork
Công ty TNHH Công Nghệ FastWork Việt Nam
Trụ sở chính: Khu văn phòng Tầng 3, Toà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, Đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội Chi nhánh Miền Nam: Tầng 6, Tòa Parami, Số 140 Bạch Đằng 2, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Mã số thuế: 0105112871
Liên kết hữu ích
Giới thiệu về FastWork Thoả thuận sử dụng Chính sách bảo hành Chính sách bảo mật thông tin Chương trình đối tác Tuyển dụng nhân sự Trung tâm hỗ trợ FastWork Việt Nam là đơn vị thành viên của MBW
SẢN PHẨM
FastWork OFFICE+
FastWork Home FastWork Timesheet FastWork Payroll FastWork News FastWork Dispatch FastWork Booking FastWork Asset FastWork Expense
SẢN PHẨM FastWork WORK+
FastWork Workplace FastWork Project FastWork Workflow FastWork Request
FastWork HRM+
FastWork Staff FastWork Hiring FastWork KPI FastWork CRM+
FastWork CRM FastSales
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤNKhu Vực
---Hà NộiHồ Chí MinhMiền BắcMiền TrungMiền Nam
HỖ TRỢ NHANH
Hotline tư vấn
0983-089-715
Email hỗ trợ
hotro@fastwork.vn
© 2025 Fastwork - Nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp toàn diện. All Rights Reserved.
- Menu
Từ khóa » Những Rủi Ro Trong Ngành Xây Dựng
-
Các Rủi Ro Trong Thi Công Xây Dựng Và Biện Pháp Khắc Phục
-
Tổng Quan Về Rủi Ro Và Quản Lý Rủi Ro Trong Lĩnh Vực đầu Tư Xây Dựng
-
[PDF] Quản Lý Rủi Ro Trong Dự án đầu Tư Xây Dựng
-
Những Rủi Ro Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình Cần Lưu ý
-
Quản Lý Rủi Ro Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình
-
9 Rủi Ro Tiềm Ẩn Của Công Ty Xây Dựng | Chia Sẻ Kinh Nghiệm ...
-
Quản Lý Rủi Ro Thi Công Xây Dựng Công Trình
-
Quản Lý Rủi Ro Dự án Xây Dựng - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] 1 2 Nguyên Nhân Gây Ra Các Rủi Ro Kỹ Thuật ...
-
Rủi Ro Và Quản Lý Rủi Ro Với Dự án Xây Dựng
-
BIM Giúp Giảm Rủi Ro Trong Xây Dựng Như Thế Nào? - Point Group
-
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DỰ ÁN THI ...
-
Ngành Xây Lắp Ngại Rủi Ro Nợ Xấu | Thông Tin Tài Chính Doanh Nghiệp
-
THÁI ĐỘ CỦA NHÀ THẦU XÂY DỰNG ĐỐI VỚI RỦI RO VÀ QUẢN ...