Hướng Dẫn Cho Bé Bú Bình Nằm đúng Cách, Không Lo Sặc Sữa

Sặc sữa là một tai nạn rất phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể bắt nguồn từ tư thế cho bé bú bình nằm. Để giảm bớt nguy cơ trẻ bị sặc sữa lên mũi, mẹ hãy tham khảo cách con bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm ngay sau đây nhé! Xem thêm: Bé không chịu bú bình? Bật mí tuyệt chiêu cho mẹ bỉm

Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên nguyên nhân khiến bé sặc sữa đa phần là do ba mẹ cho con bú không đúng tư thế. Một số tư thế bú bình sai lầm khiến trẻ dễ sặc sữa như sau:

Tư thế cho bé bú bình nằm

Nhiều mẹ có thói quen cho bé nằm bú bình để con vừa ăn vừa ngủ. Tuy nhiên trong lúc bú rất có thể bé sẽ ngủ quên, miệng ngậm núm vú nhưng không hề nuốt. Khi thở mạnh bé vô tình hít sữa lên mũi vào phế quản, dẫn đến tình trạng sặc sữa, khó thở.

Nằm cho uống nước, ngửa đầu uống nước khi bé bị nấc

Tương tự như trường hợp trên, việc cho bé ăn uống khi đang nằm hoặc ngửa đầu khi uống nước cũng có thể khiến nước trào thẳng vào phế quản, gây sặc cho trẻ.

Cho bé ngủ với tư thế ngửa đầu ngay sau khi bú no

Trẻ sơ sinh đang bú hoặc sau khi bú thường chìm vào giấc ngủ luôn. Khi đó, nhiều mẹ thường đặt bé nằm ngủ cố định ở tư thế ngửa đầu. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì khi mới ăn no nên khả năng sặc sữa rất cao, việc không thể tự xoay đầu khiến bé không thể tự thoát khỏi cơn ngạt, khó thở.

Đút bé ăn, bú khi bé đang ở trạng thái xúc động

Tầm 4 tháng tuổi trở đi, bé đã có xu hướng hiếu động, biết hóng chuyện, dễ phản ứng trước các hành động của mẹ. Nếu mẹ cho bé bú bình trong khi bé đang xúc động như cười, khóc, ho khan thì rất dễ khiến sữa tràn vào khí quản và gây sặc sữa.

Cách cho bé bú bình không bị sặc

Để tránh để bé bị sặc sữa lên mũi khi bú bình, mẹ có thể áp dụng à một số cách sau đây

Chọn thời điểm thích hợp cho con bú

Để cho con không bị sặc sữa ba mẹ nên chọn thời điểm phù hợp cho con bú, không phải lúc nào cũng cho con ăn được. Ví dụ, ba mẹ không nên cố đút ép bé ăn khi trẻ đang khóc, đang cười hoặc ho khan vì lúc đó trẻ rất dễ bị sặc. Ngoài ra cũng nên tránh cho bé bú khi quá đói, khi bụng rỗng vì bé sẽ thường bú nhanh mà không kịp nuốt sữa. Ngược lại, khi bé đã no, mẹ cũng không nên cố ép vì có thể gây ra các sự cố phát sinh: nôn, trớ... Cho bé bú ở thời điểm thích hợp giúp bé bú ngoan, không bị nôn trớ

Cho bé bú ở thời điểm thích hợp giúp bé bú ngoan, không bị nôn trớ

Cho bé bú đúng tư thế

Trước hết, ba mẹ nên tránh để bé vừa bú vừa ngủ, điều này giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đúng bữa khoa học, vừa phòng ngừa được chứng nôn trớ, sặc sữa. Tư thế cho con bú bình đúng là đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ, đỡ đầu bé bằng tay trái, đầu bé cao hơn phần thân từ cổ trở xuống giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa, tránh bị trào ngược.Tuyệt đối không để tư thế cho bé bú bình nằm, kể cả nằm ngửa hay nằm nghiêng và không nên để cổ của bé ngửa hoặc gập cổ khi bú bình. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng các loại gối hỗ trợ cho bé bú. Loại gối này ngoài việc hỗ trợ việc bé bú mẹ, gối cũng có thể dùng khi cho trẻ bú bình. Khi cho bú bình, mẹ nên cho đặt bé nằm nghiêng nhẹ trên gối, đầu hơi nghiêng lên trên. Mẹ cũng có thể dùng tay để giữ bé không vặn vẹo. Trong trường hợp này, chiếc gối sẽ hỗ trợ bạn nâng đỡ trọng lượng của bé. goi-ho-tro-cho-be-bu Gối hỗ trợ bé bú giúp cho ba cũng có thể dễ dàng cho bé bú bình

Gối hỗ trợ bé bú giúp cho ba cũng có thể dễ dàng cho bé bú bình

Mẹ giữ bình sữa theo chiều ngang bằng tay phải, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ và cọ nhẹ vào môi trên để kích thích trẻ mở miệng. Nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé. Khi bé bắt đầu bú, để bình sữa nằm ngang và không để bình sữa theo chiều dọc. Nếu bé muốn tạm dừng, hãy nhẹ nhàng hướng chai xuống dưới, để núm vú chạm vào môi dưới nhằm ngăn sữa chảy vào miệng. Khi bé muốn bú tiếp, hãy tiếp tục nghiêng bình sữa sang vị trí nằm ngang để tiếp tục cho bé. Lặp lại cho đến khi bé ngừng bú. Giữa mỗi lần bú, mẹ có thể xoa lưng nhẹ nhàng để bé ợ hơi và cũng có thể đổi bên để giống với việc bú mẹ. Khi cầm bình cho con bú, mẹ lưu ý cố gắng giữ bình sữa ổn định, không thay đổi quá nhiều tư thế để tránh rung lắc bình, tạo bọt khí trong sữa.

Điều chỉnh tốc độ bú sữa của bé

Đối với trẻ sơ sinh còn non nớt, mẹ nên kiên nhẫn cho bé bú từ từ và quan sát biểu hiện của trẻ. Nếu thấy bé ho hoặc khóc lập tức ngừng ngay. Với những trẻ bú bình, hãy lựa chọn bình sữa với núm ti có kích thước phù hợp, không quá to, điều này giúp sữa chảy xuống nhẹ nhàng giúp chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

Giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé

Rất nhiều ba mẹ có thói quen đặt bé trong tư thế bú bình (trên ghế hoặc trong nôi), sau đó, dùng chăn hoặc các vật dụng khác kê bình sữa trong lúc cho bé bú. Đây là thói quen rất nguy hiểm, cần loại bỏ ngay ba mẹ nhé! Vì chỉ cần 1 phút lơ là rất dễ khiến bé bị sặc sữa gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ban đầu, bé có thể bú mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, một khi bé ngưng bú mà dòng sữa vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể khiến bé bị sặc. Chính vì vậy, để giữ an toàn cho bé khi bú bình, mẹ cần chú ý giữ bình sữa cho conNếu bé có thể tự cầm bình sữa thì cũng cần chú ý quan sát để chắc chắn bé đang bú tốt.

Lưu ý sau khi cho con bú bình

Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, người áp vào một bên ngực mẹ, mặt bé áp lên vai mẹ rồi nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé ợ hơi. Khi thấy bé đã ợ hơi, mẹ hãy bế bé thêm một lúc nữa rồi mới đặt bé nằm xuống nghiêng sang bên trái, kê gối hơi cao. Sau khi bé bú xong, không nên đặt bé nằm ngay lập tức, cũng không đùa giỡn, tâng bồng lên xuống.

Sau khi bú, mẹ nên bế thẳng và vỗ lưng để bé ợ hơi

Sau khi bú, mẹ nên bế thẳng và vỗ lưng để bé ợ hơi

Trường hợp bất khả kháng mẹ cũng có thể cho con nằm xuống ngay sau khi bú nhưng cần đặt đầu trẻ cao hơn 15 độ so với mặt giường (bé nằm đầu cao hơn thân). Đồng thời điều chỉnh cho mặt bé nghiêng sang một bên tầm 30 phút rồi mới cho nằm ngửa như bình thường. Với những chia sẻ trên đây, Mothercare hy vọng mẹ đã biết được những nguy cơ có thể gặp phải với tư thế cho bé bú bình nằm và cách để cho con bú đúng chuẩn nhé! binh-sua-num-ty

Từ khóa » Cách Bế Bé Khi Cho Bú Bình