Hướng Dẫn Chơi Đánh Quay

Không gian chơi

Trò chơi quay cần được tổ chức tại nơi có mặt sân bằng phẳng, sạch sẽ, không gian rộng rãi thoáng đãng như sân trường, sân chơi...

Số lượng người chơi

Trò chơi đánh quay thường chơi theo các cá nhân với nhau, số lượng từ 3 - 5 người cùng thi đấu. Trò chơi này cần yếu tố sức khỏe và khéo léo, phù hợp với các bé trai.

Dụng cụ chơi

Để chơi được trò Đánh quay, mỗi người chơi cần chuẩn bị các dụng cụ chơi riêng của mình bao gồm:

- Con quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây.

Chuẩn bị trước khi chơi 0

+ Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê.

+ Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó. Ở một số dân tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi.

+ Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuối lại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt.

- Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp...) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay.

Từ khóa » Cù Quay