Hướng Dẫn Chơi Và Học đàn Organ Cơ Bản Hiệu Quả - Blog VietVocal
Có thể bạn quan tâm
Giai điệu âm nhạc phát ra từ đàn organ khiến người ta cảm thấy dễ chịu. Vì vậy, đàn organ là một trong những nhạc cụ khá phổ biến để học.
Nhiều bạn không tự tin lựa chọn học organ vì nghĩ đây là bộ môn khó. Nhưng ngược lại học chơi organ không khó như bạn nghĩ, chỉ cần nắm chắc kiến thức và kỹ thuật thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn. Hiểu được tâm lý của bạn, VietVocal hướng dẫn bạn học đàn organ cơ bản dưới dây nhé.
Mục lục
- Lựa chọn đàn organ
- Nắm chắc kiến thức nhạc lý
- Tập luyện nghe thật nhiều
- Các bước chơi đàn organ cơ bản
- Bước 1: Chuẩn bị đàn organ
- Bước 2: Nắm chắc nguyên tắc cơ bản
- Bước 3: Chơi đàn organ
- Một số lưu ý khi chơi đàn organ cơ bản
Lựa chọn đàn organ
Trong tất cả các loại nhạc cụ thì đàn organ được đánh giá là loại dễ chơi và dễ học bậc nhất, bởi các tính năng điện tử hỗ trợ người học được trang bị vô cùng đầy đủ.
Hiện nay trên thị trường có vô vàn mẫu mã và chủng loại đàn organ, phục vụ phong phú nhu cầu người học và chơi nhạc. Mỗi mỗi thương hiệu, một dòng đàn lại có những thế mạnh và yếu điểm khác nhau.
Những thương hiệu đàn organ danh tiếng nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến là: Yamaha, Casio, Korg, Roland, Kurtzman…
Trong những thương hiệu kể trên thì Yamaha, Casio, Kurtzman là những thương hiệu sản xuất nhiều mẫu đàn organ cho người mới học hơn so với Korg hay Roland – 2 nhà sản xuất này chủ yếu tập trung vào phân khúc chuyên nghiệp phục vụ người chơi ở trình độ cao.
Nắm chắc kiến thức nhạc lý
Trước khi chơi đàn organ, bạn cần nắm chắc kiến thức về nhạc lý cơ bản, hiểu về các nốt nhạc trên phím đàn và bản nhạc. Đơn giản hơn bạn có thể học từ phím trên piano:
- Bàn phím của đàn piano lặp lại các nốt của nó từ trên xuống dưới trong một số quãng tám. Điều này có nghĩa là các nốt thay đổi từ thấp (bên trái) lên cao (bên phải), nhưng không thay đổi về cao độ.
- Có 12 nốt mà đàn piano có thể tạo ra: 7 nốt trắng (C, D, E, F, G, A, B) và 5 nốt đen (C#, D#, F#, Ab, và Bb).
Tập luyện nghe thật nhiều
Khi học đàn organ, bạn cần có đôi tay linh hoạt để cảm được âm thanh phát ra. Vì vậy, hãy luyện tập và lắng nghe nhiều sẽ giúp bạn giải mã hợp âm rất tốt. Khi biết cách lắng nghe và cảm nhận từng nốt nhạc bạn có thể nắm bắt được cảm xúc trong bản nhạc.
Các bước chơi đàn organ cơ bản
Bước 1: Chuẩn bị đàn organ
Tất nhiên, bạn muốn học organ, bạn cần có một cây đàn organ. Bạn có thể thuê hoặc mua đàn mới.
Bước 2: Nắm chắc nguyên tắc cơ bản
Mỗi cây đàn sẽ có nguyên tắc chơi khác nhau và organ cũng vậy:
- Nhớ được điệu đệm (Đàn Casio gọi là Rythm, Đàn Roland và Yamaha gọi là Style )
- Nhấn vào nút Rythm/style, sau đó sử dụng bảng số/vòng quay dữ liệu để chọn ra 1 điệu thích hợp cho bản nhạc cần chơi.
- Điều chỉnh tốc độ của điệu đệm nhanh hoặc chậm.
Cách chơi organ:
- Trước tiên bạn nhấn vào nút tempo
- Sử dụng các phím mũi tên lên xuống hoặc nút + – trên bảng số hoặc dùng vòng quay để chọn tốc độ thích hợp cho bản nhạc cần đàn.
Điều chỉnh các hiệu quả âm thanh:
- Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Chế độ này nên bật thường xuyên khi sử dụng trong tất cả mọi trường hợp để tập cho ngón tay quen với sự tinh tế nhất.
- Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc
- Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm
- SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng
- Dual Voice: Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau.
Đệm hợp âm tay trái: Trên đàn organ có nhiều chế độ hợp âm dành cho tay trái như normal, split (phân tiếng), finger (đệm ngón đơn) và fingered (đệm ngón kép).
Sau khi đã chỉnh xong điệu đệm, tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu quả âm thanh …. chúng ta có thể ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để khai thác một cách dễ dàng.
Bước 3: Chơi đàn organ
Sau khi đã chuẩn bị và thực hiện được 2 bước trên, bạn có thể bắt đầu thực hiện chơi organ và chọn một bản nhạc để chơi. Có thể lựa chọn bản nhạc có đệm trong đàn và mở tempo phù hợp để chơi.
Một số lưu ý khi chơi đàn organ cơ bản
- Đọc nhẩm giai điệu trước khi tập
- Tập từ chậm đến nhanh và điều quan trọng là đúng nhịp.
- Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.
- Dành khoảng 15 phút chạy luyện ngón 2 tay, chạy rải
- Ngồi đúng tư thế khi học đàn Organ
- Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).
Vừa rồi là một số bước cơ bản để học chơi organ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ là muốn góp thêm ý kiến về cách chơi đàn organ, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận bên dưới để chia sẻ cùng mọi người nhé. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn tự học guitar tại nhà.
Đánh giá bài viết! [Tổng: 3 Trung bình: 5]Từ khóa » Day đàn Organ
-
Học Đàn Online _ Bai 1 Keyboard - YouTube
-
Tự Học Đàn Organ - Bài 1 - Hân Hạnh Tài Trợ ... - YouTube
-
Hướng Dẫn Học Đàn Organ Cơ Bản Bài 1|Tuhocpiano.Com
-
Phương Pháp Tự Học đàn Organ Tại Nhà Hiệu Quả | Yamaha
-
Hướng Dẫn Chơi Và Học đàn Organ Cơ Bản Hiệu Quả | Yamaha
-
Khóa Học đàn Organ - Việt Thương Music
-
Hướng Dẫn Tự Học đàn Organ Cho Người Mới Bắt đầu
-
Người Chưa Biết Gì Học đàn Organ Mất Bao Lâu Thì Chơi được?
-
Hướng Dẫn Tự Học đàn Organ Cơ Bản Tại Nhà Với Chuyên Gia Số 1 VN
-
Hướng Dẫn Cách Chơi đàn Organ Cơ Bản - Việt Thương Shop
-
Top 7 Trung Tâm Dạy đàn Organ Chất Lượng Tại TPHCM
-
Top 6 Trung Tâm Dạy đàn Organ Chất Lượng Tại Hà Nội
-
Những địa điểm Học đàn Organ Uy Tín Tại Hà Nội
-
Kinh Nghiệm Học Organ Keyboard đơn Giản Theo Kiểu Mì ăn Liền
-
Lớp Học đàn Organ Cho Trẻ Em ở TPHCM - Khuyến Nhạc Sông Thu
-
Hướng Dẫn Tự Học Đàn Organ Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
-
Học đàn Organ ở Quận 2 - Trường Nhạc Quận 2