Hướng Dẫn Chọn Gà Giống Làm đàn Bố Mẹ , ông Bà

- Lông bông phủ kín toàn thân, khô sạch, có màu lông đặc trưng của giống, dòng.

- Mỏ cân xứng, không bị lệch vẹo, dị hình.

- Rốn khô và khép kín không bị viêm.

- Bụng thon, mềm.

- Khối lượng cơ thể đạt theo yêu cầu của từng giống, dòng.

Tất cả những gà không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là gà loại II và bị loại không được chọn làm giống.

2. Chọn lọc giai đoạn hậu bị (1 - 20 tuần tuổi)

- Gà ông bà và bố mẹ không tiến hành chọn lọc kỹ theo tiêu chuẩn như gà dòng thuần vì các loại gà này đã tiếp thu toàn bộ các tính trạng di truyền đã được chọn lọc từ các dòng thuần chủng mà chủ yếu là tiến hành chọn loại định kỳ.

- Tùy thuộc vào chuyên dụng sản xuất của từng giống, dòng được áp dụng quy trình cho ăn hạn chế theo các tiêu chuẩn khác nhau của hãng.

- Đối với gà kiêm dụng thịt lông màu (LV, Tam Hoàng, Ri cải tiến...) được cho ăn tự do đến 5-6 tuần tuổi, đối với gà chuyên dụng thịt cao sản lông màu và lông trắng (Sasso, Kabir, ISA Color, Ross 308, ISA..) cho ăn tự do đến 3 tuần tuổi, sau đó cho ăn hạn chế theo định mức hàng tuần để đảm bảo đạt khối lượng chuẩn và độ đồng đều cao.

- Chọn lọc giống giai đoạn này chủ yếu là chọn loại các cá thể ốm, yếu có khối lượng quá nhỏ, hoặc có khuyết tật ngoại hình về màu lông, vẹo mỏ, khèo chân.

- Chọn loại gà trống lẫn vào gà mái và ngược lại khi đã phân biệt rõ ràng để tiết kiệm thức ăn, giảm chi phí chăn nuôi.

- Cân mẫu hàng tuần 10 - 15% toàn đàn để xác định độ đồng đều theo công thức sau:

- Chọn lọc phân đàn (nhóm gà) căn cứ vào độ đồng đều ở tuần 7; 13 - 14 và cho ăn theo định mức phù hợp với khối lượng cơ thể của từng nhóm.

+ Nhóm trung bình nằm trong độ đồng đều cho ăn theo định lượng hạn chế thức ăn quy định.

+ Nhóm nhỏ cho ăn tăng từ 5 - 10% so với định mức hạn chế thức ăn ở tuần tương ứng nhằm tăng nhanh tốc độ lớn.

+ Nhóm lớn cho ăn giữ nguyên lượng thức ăn hạn chế của tuần đang áp dụng trong 2-3 tuần liên tục nhằm giảm tốc độ lớn đến khi đạt được khối lượng chuẩn và độ đồng đều theo quy định.

- Chọn lọc gà mái hậu bị tốt, xấu theo khối lượng chuẩn quy định của hãng và dựa vào các đặc điểm ngoại hình.

Những đặc điểm bên ngoài của gà mái ở giai đoạn hậu bị

Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu
Đầu Rộng, sâu Hẹp, dài
Mắt To, lồi màu da cam Nhỏ, màu xanh
Mỏ Ngắn, chắc Dài móng
Mào tích Phát triển tốt, đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt
Thân Dài, sâu, rộng Hẹp, ngắn, nông
Bụng Khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái và xương háng rộng Khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái và xương háng hẹp
Chân Màu vàng bóng, ngón chân ngắn Màu vàng nhạt, thô, rấp, ngón chân dài
Lông Mềm óng phát triển tốt Xù kém phát triển

3. Chọn lọc giống giai đoạn gà đẻ (từ 20 tuần tuổi trở đi)

- Chủ yếu chọn lọc các cá thể gầy, yếu, bệnh, mào rụt, vẹo mỏ, khèo chân, gà trống bị lệch đuôi.

- Chọn ghép trống vào mái theo tỷ lệ gà chuyên thịt 1/8 - 9 trống/mái (11- 12,5%); gà chuyên trứng ghép 1/10 - 11 trống/mái (9 - 10%).

- Điều chỉnh định lượng thức ăn theo tỷ lệ đẻ và cho ăn tách riêng trống, mái đối với gà chuyên dụng thịt cao sản.

- Chọn loại định kỳ hàng tháng gà mái không đẻ thông qua các đặc điểm ngoại hình nhằm giảm chi phí thức ăn trong đàn.

Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ

Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu
Mào tích To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt, khô
Khoảng cách giữa 2 xương háng Rộng để lọt 3 - 4 ngón tay, mềm Hẹp chỉ lọt 1 - 2 ngón tay, cứng
Khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái với xương háng Rộng, mềm để lọt 4 ngón tay Hẹp, cứng chỉ để lọt 2 ngón tay
Lỗ huyệt Ướt, to, cử động, màu nhạt Khô, bé, ít cử động
Màu sắc mỏ, chân Đã giảm màu vàng của mỏ, chân Vẫn giữ nguyên màu vàng

Từ khóa » Bố Gà Mẹ Vịt