Hướng Dẫn Chọn Lens Máy ảnh Hoàn Hảo - Xù Concept

Hướng dẫn lựa chọn lens máy ảnh

Đầu tư thêm lens máy ảnh là điều cần thiết để chụp ảnh chất lượng cao sắc nét. Với rất nhiều sự chọn lens máy ảnh trên thị trường, chúng tôi thu hẹp xuống lens cho máy ảnh DSLR và mirrorless.

lens máy ảnh

Hướng dẫn lựa chọn lens máy ảnh chuyên sâu của chúng tôi sẽ phân tích các tính năng và thuật ngữ chính để giúp bạn tìm được lens tốt nhất.

Các tính năng của lens máy ảnh

Khi bạn nhìn vào ký hiệu trên lens, thật choáng ngợp. Nó có được đặt tên bằng bảng chữ cái, Ví dụ Nikon 10-24mm f/3.5-4.5G AF-S DX ED nó có ý nghĩ gì? hoặc Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM thông số này nói gì?

Sau khi bạn tìm hiểu các đặc tính của lens và một số tính đồng nhất trong lược đồ đặt tên của mỗi thương hiệu, bạn sẽ thấy tên của lens cho bạn biết rất nhiều.

Độ dài tiêu cự (Focal Length)

Độ dài tiêu cự lens

Một đặc điểm quan trọng của lens là độ dài tiêu cự của nó. Độ dài tiêu cự được biểu thị bằng các con số ngay trước vạch “mm” (milimet). Đối với lens fix (chẳng hạn như 50mm) được cố định ở một tiêu cự và do đó chỉ có một số. Lens zoom (chẳng hạn như 24-70mm) sẽ liệt kê các đầu xa của phạm vi độ dài tiêu cự của chúng.

lens crop va full frame

Khi bạn chọn lens máy ảnh cho một chức năng cụ thể, hãy nhớ rằng cảm biến trong máy ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến độ dài tiêu cự rõ ràng của lens. Một lens góc rộng trên máy ảnh full frame có thể là “chế độ xem thông thường” trên máy ảnh crop chúng sẽ  nhân tiêu cự lên.

Khẩu độ

khẩu độ ống kính

Một đặc tính quan trọng khác của lens là khẩu độ tối đa của nó. Trên lens xuất hiện chữ “f/”. Giống như với tiêu cự, nó có thể chứa một số đơn (như f/2.8) hoặc một dãy số (f/4-5.6).

khẩu độ ống kính

Các số đơn thường là lens một tiêu cự hoặc lens cao cấp, khẩu độ tối đa giống nhau trên toàn bộ phạm vi zoom. Còn ký hiệu khẩu độ là dãy số, trong lúc zoom thì khẩu độ sẽ thay đổi.

Chống rung hình ảnh (Image Stabilization)

chức năng chống rung hình ảnh

Một trong những cải tiến tốt nhất trong nhiếp ảnh hiện đại là ổn định hình ảnh. Một lens có ổn định hình ảnh sử dụng một số loại cơ chế (thường là các cảm biến con quay hồi chuyển hoặc một số biến thể của các thấu kính lồi) để bù cho các rung lắc khi cầm máy ảnh.

chống rung ống kính

Chúng cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn trong các tình huống thiếu sáng để giảm nhòe hình do rung lắc.

Mỗi nhà sản xuất lens có một tên khác cho hệ thống ổn định hình ảnh của họ:

  • Canon – Image Stabilization (IS)
  • Nikon – Vibration Reduction (VR)
  • Sony – Optical SteadyShot (OSS)
  • Sigma – Optical Stabilization (OS)
  • Tamron – Vibration Compensation (VC)
  • Fuji – Optical Image Stabilization (OIS)

Định dạng

lens cho full frame va crop

Trên hầu hết lens, có một số chỉ định về việc lens cho cảm biến full frame hoặc cảm biến crop. Những lens full frame mà không gặp vấn đề gì  khi gắn với trên máy ảnh cảm biến crop, nhưng bạn không thể sử dụng lens crop trên máy ảnh full frame.

Ngàm lens (lens mount)

ngàm lens

Các lens thường có ngàm phù hợp với thân máy. Bạn không thể gắn lens Nikon vào thân máy Canon hoặc ngược lại.

Lấy nét tự động (AF)

Trong các lens hiện được sản xuất, ký hiệu động cơ AF cấp cao nhất bao gồm USM (Canon), AF-S (Nikon), HSM (Sigma), LM (Fuji) và USD (Tamron).

lens canon

Một số lens Canon mới hơn đang được sản xuất với động cơ lấy nét tự động mới gọi là động cơ bước (STM) được thiết kế mượt mà và im lặng hơn trong khi quay video.

lens canon stm

Lens STM hy sinh một chút tốc độ lấy nét cho những ưu điểm này, làm cho chúng phù hợp hơn với video so với bất kỳ chụp ảnh nào đòi hỏi lấy nét nhanh như thể thao hoặc động vật hoang dã.

Nếu một lens từ một trong những nhà sản xuất này không bao gồm chỉ định đó, bạn có thể giả định rằng tính năng lấy nét tự động có thể sẽ chậm hơn và ồn ào hơn.

Phần tử thấu kính (Glass Element)

phần tử thấu kính lens

Có rất nhiều thiết kế và vật liệu khác nhau được sử dụng cho các phần tử thủy tinh bên trong lens. Một số công ty thường không liệt kê danh sách này.

Một số phần tử mô tả bạn có thể thấy bao gồm UD (Canon), ED (Nikon, Sony), EBC / Super EBC (Fuji), XR (Tamron) và ASP (Sigma). Hãy kiểm tra thông tin của nhà sản xuất để biết chi tiết về loại phần tử cho lens.

Chỉ định dòng lens

Có rất nhiều dòng lens có sẵn từ mọi nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất có phương pháp riêng để phân biệt lens nào của nó là ưu tiên hàng đầu.

Những lens cao cấp thường có chất lượng tốt hơn, khẩu độ rộng hơn, hệ thống ổn định hình ảnh tốt hơn hoặc các tính năng khác nhắm vào nhu cầu của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

lens L canon
Lens phổ thông và dòng L cao cấp canon

Canon: Các lens cao cấp của Canon có ký hiệu “L” cũng như vòng màu đỏ ở đầu lens.

lens vàng nikon

Nikon: Không có ký tự đặc biệt hoặc tên chỉ định cho các lens cao cấp của họ, nhưng chúng có thể được xác định bằng vòng vàng quanh đầu lens.

lens sony G

Sony: Sử dụng ký hiệu “G” cho dòng lens chuyên nghiệp của họ. Bạn cũng sẽ thấy “GM” cho G Master.

Fuji: Trong dòng G-Mount của Fuji, XF chỉ ra các lens cấp cao nhất trong khi XC là lens phổ thông.

lens sigma

Sigma: Sigma gần đây đã đưa ra ba dòng lens máy ảnh riêng biệt mang tên Contemporary, Sport, và Art (ký hiệu là C, S và A).

  • Contemporary (C) – lens prosumer của Sigma, cung cấp chất lượng quang học cao cấp trong khi hy sinh phần nào về chất lượng build bên ngoài để có giá cả phải chăng và nhẹ hơn.
  • Sport (S) – Lens chất lượng hàng đầu nhắm vào nhu cầu của các nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp (thường là các lens dài có khẩu độ rộng).
  • Art (A) – Được thiết kế để cạnh tranh với các lens Canon L và lens vàng Nikon.

Lens Version: Trên một số lens, bạn sẽ thấy một chữ số La Mã chỉ định để chỉ ra khi một nhà sản xuất phát hành một phiên bản cập nhật và cải tiến của một dòng lens hiện có.

Macro/Micro: Chụp ảnh macro hoặc chụp cận cảnh một chủ đề. Theo định nghĩa, một lens macro thực sẽ tái tạo một hình ảnh trên một cảm biến ít nhất là kích thước đầy đủ (1: 1).

lens macro

Hầu hết các nhà sản xuất đều chỉ định các lens macro với từ “Macro”, mặc dù Nikon sử dụng “Micro” thay thế.

TS-E/PC-E: Nhiếp ảnh Tilt shift là một lĩnh vực đòi hỏi phải có lens chuyên dụng. Đây được chỉ định bởi Canon là “TS-E” và Nikon là “PC-E .”

Hiểu tên lens máy ảnh

Tôi ví dụ một số lens cho các bạn dễ hiểu hơn.

Nikon 10-24mm f/3.5-4.5G AF-S DX ED.

  • Đây là lens Nikon có độ dài tiêu cự 10-24mm.
  • Nó có khẩu độ tối đa thay đổi f/3.5 đến f/4.5 tùy thuộc vào độ dài tiêu cự được sử dụng. (f/3.5 là ở tiêu cự rộng nhất và f/4.5 ở cuối dải zoom).
  • G có nghĩa là khẩu độ được đặt bởi máy ảnh và không phải bằng tay.
  • AF-S cho biết đó là hệ thống lấy nét tự động hàng đầu của Nikon.
  • Đó là lens DX, vì vậy nó được sản xuất cho máy ảnh cảm biến crop và ED là chất lượng kính hàng đầu của Nikon.

Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM

lens canon EF

  • Đây là một lens Canon EF, có nghĩa là nó được thiết kế cho máy ảnh full frame, mặc dù vậy nó vẫn có thể được sử dụng với máy ảnh cảm biến crop.
  • Độ dài tiêu cự 100-400mm, nó zoom tele và nó có khẩu độ tối đa thay đổi từ f/4.5 đến f/5.6.
  • Ký hiệu “L” là lens máy ảnh canon chuyên nghiệp. Nó có cả ổn định hình ảnh (IS) và hệ thống lấy nét tự động hàng đầu của Canon (USM).
  • Chữ số La Mã II cho biết đó là phiên bản thế hệ thứ hai của lens này.

Sau khi bạn tìm hiểu sơ đồ đặt tên lens, bạn có thể hiểu rất nhiều về lens đó chỉ bằng cách đọc tên.

Các loại lens máy ảnh

Lens thường được phân loại theo độ dài tiêu cự. Độ dài tiêu cự bạn cần sẽ phụ thuộc vào chủ thể và phong cách cá nhân của bạn.

Lens siêu rộng (Ultra Wide)

lens góc siêu rộng

Mặc dù không có định nghĩa rõ ràng về những gì được coi là lens siêu rộng, nhưng hầu hết sẽ nói rằng lens có tiêu cự ngắn hơn 24mm gắn trên full frame được gọi là siêu rộng.

lens siêu rộng

Lens góc cực rộng được sử dụng khi bạn cần chụp rất nhiều không gian xung quanh, đặc biệt là khi bạn đang ở khu vực hẹp nơi bạn không thể lấy hết không gian bạn muốn.

Một điểm lưu ý với lens góc cực rộng có thể làm có hình ảnh của bạn bị biến dạng ( thường méo ở rìa khung ảnh).

Lens góc rộng

Lens góc rộng có tiêu cự từ 35mm trở xuống trên máy ảnh full frame. Hình ảnh vẫn bị biến dạng như lens siêu rộng, nhưng không đáng kể.

Lens tiêu chuẩn (Standard)

lens tiêu chuẩn

Các lens máy ảnh có tên này, bởi vì chúng tái tạo gần nhất những gì mắt bạn nhìn thấy. Một trường tiêu cự thông thường không bị méo khung ảnh như các lens góc rộng.

Trên máy ảnh full frame, độ dài tiêu cự bình thường là khoảng 50mm, nhưng hầu hết các lens có tiêu cự từ 35mm đến 70mm đều được coi là “tiêu chuẩn”.

Lens tele

Bất kỳ lens máy ảnh nào dài hơn 70mm được gọi là lens tele. Có nghĩa là bạn có thể có các lens chỉ hơi tele (chẳng hạn như Canon EF 85mm f/1.2L II USM) cho tới những con quái vật, chẳng hạn như Nikon AF-S 800mm f/5.6E FL ED VR.

canon 70-200mm f2.8 II

Các lens tele ngắn hơn là các lens chuyên chụp chân dung, chụp ảnh sản phẩm và headshot tuyệt vời vì chúng loại bỏ sự biến dạng đi kèm với chụp cận cảnh. Lens dài hơn được sử dụng khi bạn cần phải lấp đầy khung với một đối tượng khó tiếp cận hơn, chẳng hạn như chụp ảnh thể thao hoặc động vật hoang dã.

Lens Zoom

Lens zoom chỉ đơn giản là thấu kính bạn có thể thay đổi độ dài tiêu cự. Nếu bạn muốn gần hơn một chút hoặc xa hơn đối tượng hơn bạn muốn, bạn chỉ cần xoay vòng và chọn độ dài tiêu cự hoàn hảo.

lens zoom

Lens zoom thường đắt hơn. Chúng thường không mang lại chất lượng cao như lens máy ảnh một tiêu cự cố định dưới dạng khẩu độ lớn.

Lens macro

ống kính macro nikon 105mm

Lens macro để chụp ảnh các vật thể nhỏ ở khoảng cách gần với độ phóng đại lớn nhất có thể. Chúng được thiết kế theo cách cho phép lấy nét gần hơn hầu hết các lens khác. Các đối tượng phổ biến để chụp ảnh macro bao gồm hoa và côn trùng, chụp ảnh sản phẩm trang sức.

Lens máy ảnh tốt nhất

Nhiều người, đặc biệt là người mới bắt đầu sử dụng máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh mirrorless, chỉ muốn biết lens tốt nhất là gì.

Khi chọn một lens máy ản, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố. Bạn cần tiêu cự nào cho các đối tượng bạn đang chụp? Bạn có cần khẩu độ rộng để chụp dưới ánh sáng yếu hoặc làm mờ nền không?

Lens máy ảnh chỉ là một trong nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để giúp nâng cao khả năng chụp ảnh của bạn. Trang bị cho mình những công cụ phù hợp và bạn đang đi đúng hướng để tạo hình ảnh tốt hơn một cách nhất quán.

Tìm hiểu những đặc điểm của các lens khác nhau để giúp chọn một lens phù hợp nhất với bạn và phong cách chụp ảnh của bạn.

Bài viết liên quan:

mua máy ảnh DSLRCách chọn mua máy ảnh DSLR phù hợp ảnh không nét9 Lý do ảnh không nét và cách khắc phục chúng chup anh chan dung Brenizer52 Ý tưởng chụp ảnh độc đáo – Dự án nhiếp ảnh ngoài trời Cài đặt phơi sáng trên máy ảnh Nikon

Từ khóa » Cách Xem Lens Máy ảnh