Hướng Dẫn Chọn Phao Câu Cá Chuẩn Như Dân Chuyên Nghiệp

4.9/5 - (8 bình chọn)

Phao câu là phụ kiện câu cá đặc biệt quan trọng trong kiểu câu nổi, bởi vì nó sẽ giúp báo hiệu khi cá cắn câu – treo mồi và chì lơ lững giữa nước.

Không những các cần thủ câu tay cần đến phao, các cần thủ chuyên nghiệp câu cá dữ cũng sử dụng chúng khi ứng dụng kỹ thuật câu sử dụng mồi câu là cá nhỏ còn sống.

Phao câu có rất nhiều loại, nhiều hình dạng được bán trên thị trường. Sẽ không có loại phao nào có thể gọi là dùng ở đâu cũng được.

Để chọn phao câu cá thật sự hiệu quả, ngoài việc chọn phao sử dụng đúng hoàn cảnh thì chọn phao cần dựa trên điều kiện tự nhiên nơi đang câu như: độ sâu, dòng chảy, sức gió,… và loại cá muốn câu.

Trong bài viết này, vua câu cá chúng tôi sẽ giúp các bạn nhận dạng và sử dụng hiệu quả từng loại phao phụ thuộc vào cấu tạo của chúng cũng như điều kiện môi trường ở địa điểm câu.

Như bạn biết đấy trong kỹ thuật câu phao đòi hỏi không chao đảo khi gặp thời tiết xấu, báo hiệu cá cực nhạy và chính xác, vững chắc trong dòng nước, và dễ nhìn thấy…

Tuy nhiên để chọn một phao hợp lý không phải là điều đơn giản khi bạn đứng trước hàng ngàn loại phao với nhiều màu sắc, hình dạng, kiểu dáng, thương hiệu… khác nhau ở trên thị trường bán đồ câu.

Sẽ có lúc bạn bối rối trước bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu như: Chọn một cái phao thon dài như chiếc đũa hay chiếc phao tròn bầu dục hình quả lê?

Câu cá đáy ở những vùng nước có sức gió mạnh hoặc dòng nước chảy mạnh thì nên dùng loại phao như thế nào để phao “vẫn vững như kiềng ba chân” trong những điều kiện khắc nghiệt như thế?,

Hoặc để câu cá mương với mồi bột ở kênh đào hay cá chài mắt đó ở một nhánh sông có phải cùng một loại phao không? Phao dùng để câu cá rô đồng trên ruộng có khác với phao câu cá chép, trắm ở hồ thủy lợi hay không? Còn rất rất nhiều câu hỏi nữa sẽ quanh quẩn trong đầu bạn khi bạn mới bắt đầu câu cá.

Theo lý thuyết thì bạn chọn phao trước hết dựa vào tính vật lý của nó (sức cản và độ nổi), sau đó tùy thuộc vào từng tình huống câu mà bạn sẽ gặp phải: độ sâu, lực đẩy của dòng chảy, sức gió và loại cá mà bạn muốn…

Mục Lục Bài Viết

  • 1 Đối với vùng nước thả câu trên các kênh đào
    • 1.1 a. Câu đáy trường hợp 1
    • 1.2 b. Câu đáy trường hợp 2
  • 2 Đối với vùng nước thả câu là các kênh đào có kích thước rộng hoặc sông rộng
  • 3 Đối với vùng nước thả câu là sông cải thành kênh hoặc sông có nước chảy chậm
  • 4 Đối với vùng nước thả câu là sông
  • 5 Đối với ao hồ, quặng cát ven sông
  • 6 Trường hợp câu gần mặt nước hay câu lửng

Đối với vùng nước thả câu trên các kênh đào

a. Câu đáy trường hợp 1

  • Chiều sâu nước: từ 1-3m, gần bờ.
  • Dòng chảy: chảy nhẹ hoặc không dao động.
  • Loại cá muốn câu: cá chài, cá vền, chép…
  • Sức gió: không có gió hoặc gió nhẹ.

Loại phao sử dụng: Phao thân thuôn và dài, có sức tải chì từ 0.15g – 0.90g. Chân phao rất ngắn, chỉ để kẹp cước câu.

Cách ráp chì: Sử dụng chì bấm tập trung hay dùng chì ô liu xuyên tâm đối với cá háu ăn và dạn mồi, ngược lại đối với cá nhát mồi thì nên kẹp chì cách xa nhau hơn.

Lập luận: Đối với loại phao kiểu này câu trong những điều kiện thời tiết không có gió thì sẽ phản ánh trung thực hai hiện trạng sau: 1- cá sục và tìm thấy mồi câu trên mặt đáy sau đó nâng mồi và chùm chì lên cao chứ không lôi đi, 2- cá đớp mồi trong khi thẻo câu đang chìm.

Cả hai trường hợp, phao sẽ báo hiệu cho bạn biết thông qua hai hiện trạng: 1- phao sẽ ngã nằm nghiêng, 2- ăng ten phao sẽ nhô ra ngoài mặt nước nhiều hơn bình thường. Phao có thân thuôn dài sử dụng để câu đáy khi không có gió

b. Câu đáy trường hợp 2

Sức gió: gió thổi liên tục khá mạnh, gần sát mặt nước và tạo nhiều sóng.Độ sâu, sức nước chảy, loại cá muốn câu và cách ráp chì: như trường hợp thứ 1.Loại phao: phao tròn giống quả lê, chân phao khá dài bằng inox ổn định trong nước. Lực tải chì từ 0.15g – 1.2g.Lập luận: Thân phao ngăn và có chân bằng kim loại nên ít bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện gió và sóng lớn so với loại phao thon dài, nhưng lại khó phát hiện ra các dấu hiệu báo cá cắn câu.

Tuy nhiên nó là sự lựa chọn duy nhất tốt nhất cho bạn nếu bạn tiếp tục câu khi gió mạnh. Phao có thân tròn hình quả lê, chân dài bằng inox sử dụng để câu đáy khi không có gió

Đối với vùng nước thả câu là các kênh đào có kích thước rộng hoặc sông rộng

Câu đáy:

  • Độ sâu nước: từ 3 -6m
  • Sức nước chảy: đều, có thể chậm đi vài phút sau đó đột nhiên nước chảy khá nhanh và gần như chảy xiết khi cửa đập mở để tháo nước khi tàu thuyền qua lại.
  • Loại cá muốn câu: cá chài, cá vền, cá chép…
  • Sức gió: ở nơi gió thoáng rộng, có gió, dòng nước chảy nhanh.
  • Sử dụng loại phao: thân ngắn hình tròn bầu dục, chân phao khá dài bằng inox, có sức tải chì từ 1,25g đến 2g.
  • Ráp chì: Bấm chì kiểu tập trung từng nhóm hay bấm cách khoảng.

Lập luận: Kênh đào rộng lớn, cũng như sông được nạo vét thật sâu tạo thuận tiện cho việc giao thông đường thủy. Ở đây dòng chảy thất thường, nhiều lúc rất mạnh do mực nước thay đổi khi đóng và xả các đập chận để tàu thuyền qua lại.

Vì vậy khi câu những nơi này thì kỹ thuật “Ghìm phao” là cần thiết, nên sử dụng phao tròn bầu dục, ngược lại nếu bạn sử dụng phao thuôn dài thì khi ghìm phao lại lập tức phao sẽ ngã dài theo dòng chảy hay hướng gió. Phao thân ngắn hình tròn bầu dục sử dụng để câu đáy các kênh đài rộng lớn

Đối với vùng nước thả câu là sông cải thành kênh hoặc sông có nước chảy chậm

a. Câu đáy trường hợp 1

  • Độ sâu: 3-6m
  • Sức nước: chậm và đều, đôi khi chảy mạnh hơn khi có xà lan hoặc tàu vận tải hàng đi qua lại.
  • Loại cá: cá chài, cá vền, cá chép.
  • Sức gió: không có gió hoặc gió thồi ngược chiều với dòng chảy với tốc độ từ yếu đến mạnh.

Sử dụng phao: phao thuôn dài và phềnh lớn ở dưới cùng bằng 1 chân phao bằng kim loại dài từ 2-5cm để ổn định trong nước, sức tải chì 1.5 – 3g hoặc dùng phao tròn bầu dục với chân phao bằng kim loại , có cùng sức tải chì.

Ráp chì: Phao có lực tải chì từ 1.5-2g thì bấm chì tập trung từng nhóm và cách khoảng. Đối với phao có lực tải chì từ 2g trở lên thì sử dụng chì xuyên tâm và bấm thêm chì nhỏ cách khoảng nhau.

Lập luận: Đối với trường hợp nước chảy đều lại được gió ngược hỗ trợ thì cả hai loại phao đều dùng được. Tuy nhiên loại phao câu cá ngắn tròn là lựa chọn tốt nhất cho bạn trong trường hợp khi gió đổi chiều bạn không thích phải thay phao trong khi đang câu hoặc cảm thấy phiền phức khi phải mang nhiều phao trong ghế câu.

Mặt khác phao tròn cho phép bạn tiếp tục áp dụng phương pháp ghìm đường câu khi dòng chảy đột ngột chảy mạnh. Phao thuôn dài và phềnh lớn ở dưới cùng bằng 1 chân phao bằng kim loạI dùng câu ở các con sông nước chảy chậm.

b. Câu đáy trường hợp 2

  • Độ sâu, sức nước chảy, loại cá câu, cách ráp chì: như trường hợp 1.
  • Sức gió: thổi vừa đến mạnh và cùng chiều với dòng chảy.
  • Sử dụng phao: phao thân ngắn hình tròn bầu dục, chân phao khá dài bằng inox, sức tải chì từ 2g đến 5g.

Lập luận: khi sức gió thổi cùng chiều với dòng chảy là cản trở lớn khi câu phao, vì vậy dùng phao sức tải nặng là quan trọng, thân phao ngắn là sự lựa chọn tuyệt vời.

Đối với vùng nước thả câu là sông

Câu đáy:

  • Độ sâu: 1-6m hoặc >6m.
  • Sức nước: chảy mạnh và xiết.
  • Loại cá câu: cá chài, cá viền, cá chép…
  • Sức gió: mạnh, không thuần hướng.
  • Sử dụng phao: Phao thân ngắn hình tròn bầu dục, chân phao khá dài bằng inox, sức tải chì từ 3g đến 15g.
  • Ráp chì: bấm chì tập trung hay dùng chì xuyên tâm hình ô-liu.

Lập luận: Dù ở độ sâu nào, đường câu trong trường hợp này luôn có khuynh hướng bị hút sâu phía dưới mặt nước bởi các xoáy hay xoắn nước. Và hiện tượng này càng gia tăng khi bạn ứng dụng kỹ thuật lê mồi câu trên mặt đáy. Khi câu cá trong trường hợp này, phao thân tròn và ngắn là có thể chịu đựng tốt sức hút xoáy nước.

Chì có trọng lượng phải tương ứng với chiều sâu của dòng chảy để đường câu xuống nhanh đúng vào vị trí ổ mồi, và quá trình “thả câu thu về- thả câu trở lại” luôn càng dài càng tốt. Mặt khác khi xoáy nước hút quá mạnh, bạn nên giảm bớt chì bấm trên đường câu để bù trừ vào sức hút của xoắn nước.

Đối với ao hồ, quặng cát ven sông

Câu đáy:

  • Độ sâu: 1->6m.
  • Sức nước: chảy nhẹ hoặc yên tĩnh.
  • Sức gió: không có gió đến gió thổi mạnh.
  • Loại cá muốn câu: cá chài, cá vền, chép…

Sử dụng phao câu: Phao thuôn dài dùng khi vắng gió hay khi sóng gợn lăn tăn trên mặt nước. Khi gió mạnh tạo sóng lớn, dòng chảy ngược dưới đáy thì bạn cần phải thay phao dài bằng phao có thân ngắn tròn và bầu dục.

Ráp chì: Trừ khi là cá háu mồi, bấm chì rải rác là thích hợp nhất để đạt thu hoạch cao, đặc biệt trong trường hợp màu nước rất trong.

Lập luận: Khi thời tiết tốt, phao thuôn dài thích hợp vì tính nhạy của nó giúp bạn nhận biết nhanh cá cắn câu lúc mồi đang chìm hay khi cá ngậm mồi và nâng chì. Trường hợp thời tiết xấu thì chọn phao tròn thân ngắn để tăng độ ổn định trong nước. Khi câu ở các quặng hay đầm khai thác cát thì nên chọn địa điểm câu tại những bờ nước, nơi thường có sóng vỗ.

Trường hợp câu gần mặt nước hay câu lửng

a. Trường hợp 1

  • Cách bờ: >3m.
  • Sức nước: chảy nhẹ nhàng hay yên tĩnh.
  • Sức gió: vắng gió hoặc thổi nhẹ.
  • Nơi câu: kênh đào, sông hồ nước chảy chậm, quặng cát, đầm nước nông, ruộng…
  • Loại cá: cá mương, chài, cá lưỡi nhỏ, chài mắt đỏ.
  • Lắp chì: dùng chì bấm nhỏ hay chì kẹp dài bấm thành từng chùm dọc theo đường câu.

Lập luận: Câu lửng hay câu gần mặt nước ở khoảng cách từ trung bình đến xa bờ thường được áp dụng để câu các đàn cá nhút nhát và không nhiều. Trong trường hợp này nên sử dụng phao thân thuôn dài để dễ dàng nhận biết cá đớp mồi. Nếu xảy ra gió thổi mạnh gây sóng lớn thì phải thay phao thuôn dài bằng phao tròn bầu dục.

b.Trường hợp thứ 2

  • Cách bờ: 1-5m.
  • Sức nước: chảy nhẹ hoặc yên tĩnh.
  • Nơi câu: Kênh đào, sông chảy chậm, ao hồ, quặng cát, hoặc đầm nước nông, ruộng.
  • Sức gió: không có gió hoặc thổi nhẹ.

Sử dụng loại phao: phao có thân ngắn mảnh, hình giọt nước, chịu tải chì từ 0.04g đến 0.14g. Ráp chì: dùng chì kẹp nhỏ bấm thành chùm hay chì kẹp loại dài dọc theo đường câu.

Lập luận: Gần như kỹ thuật câu gần bờ và câu tốc độ các đàn cá mương . Khi buông câu, quan trọng là thân phao ngắn để ổn định ngay tức khắc vào vị thế “câu”. Phao thân dài và mỏng thường mang khuyết điểm là báo sai các tín hiệu mỗi khi cá đớp vào đường câu hay phao. Câu cá gần mặt nước, hay tầng lửng gần bờ 1-5m thì dụng phao ngắn mảnh hình giọt nước

Từ khóa » Chọn Phao Câu Cá Chép