Hướng Dẫn Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc tuy mang lại tác dụng an thần nhanh chóng nhưng lại ẩn chứa nhiều nhược điểm gây bất lợi cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thay vào, người bệnh cần có những giải pháp điều trị hữu hiệu nhằm khắc phục các nhược điểm của thuốc Tây y. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 7 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc nhưng hiệu quả điều trị không kém.
Tại sao không nên chữa mất ngủ bằng thuốc?
Mất ngủ là một trong những vấn đề đang khiến không ít người quan tâm và lo lắng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả chất lượng đời sống. Nếu không được đặc biệt quan tâm và có những hướng điều trị phù hợp có thể sẽ gây ra một số hệ lụy nghiêm trọng, đồng thời, việc điều trị càng trở nên khó khăn khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Hiện nay có khá nhiều giải pháp cải thiện tình trạng mất ngủ. Mỗi cách thức đều tồn tại những mặt ưu và nhược điểm riêng. Nếu chỉ nhắc riêng việc điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc Tây thì liệu pháp này có thể giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, song song chúng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khá lớn. Dưới đây là một số lý do giải thích cho việc tại sao không nên chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc:
- Dùng thuốc chữa bệnh mất ngủ chỉ chữa được phần rìa chứ không triệt được phần gốc. Chẳng hạn, nếu hôm nay sử dụng thuốc có thể sẽ giúp ngủ được, ngày mai không dùng, bệnh tình có thể tái phát trở lại;
- Tuy sử dụng thuốc điều trị bệnh mất ngủ có tác dụng an thần dễ dàng chúng lại kèm theo khá nhiều tác dụng phụ không mong đợi;
- Thuốc gây ngủ hay thuốc an thần chỉ được khuyến khích sử dụng ngắn hạn, đa phần bác sĩ chỉ kê đơn sử dụng không vượt quá 3 ngày. Nếu người bệnh cố tình sử dụng vượt liều lượng đề nghị có thể phải đối diện với nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất;
- Dùng thuốc điều trị bệnh mất ngủ có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc nhiều vào thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ nếu không sử dụng thuốc. Mặt khác, bạn cũng có thể bị lờn thuốc nếu sử dụng thuốc quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn.
Điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc không phải là cách chữa bệnh tối ưu nhất. Thay vào đó, người bệnh cần có những giải pháp điều trị khác nhằm khắc phục những nhược điểm của việc điều trị bằng thuốc.
Mách bạn 7 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả nhanh
Nếu bạn lo sợ đến việc điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc để lại nhiều tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe thì 7 giải pháp được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ và mang lại một giấc ngủ ngon.
1. Hình thành thói quen đi ngủ khoa học
Để khắc phục tình trạng mất ngủ, trước hết người bệnh cần điều chỉnh đồng hồ sinh học về lại trạng thái quan đầu bằng cách hình thành thói quen đi ngủ khoa học:
- Đi ngủ và thức dậy vào thời điểm nhất định: Thói quen đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định trong ngày sẽ giúp bạn tạo đồng hồ sinh học tự nhiên, cũng như giảm thiểu sự mệt mỏi, thiếu ngủ, ngáp ngắn ngáp dài khi thức dậy. Tuy nhiên, trong những khoảng thời gian đầu sẽ hơi khó khăn cho các đối tượng chưa quen, khi đó bạn nên đặt đồng hồ báo thức trong một vài ngày. Bằng sự kiên trì sẽ giúp bạn đi ngủ và thức giấc không cần đồng hồ;
- Tạo không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh: Một không gian ngủ lý tưởng sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn để bắt đầu vào một giấc ngủ sâu. Nếu đang gặp rắc rối liên quan đến giấc ngủ thì bạn nên chuẩn bị một không gian ngủ đầy đủ các yếu tố thoáng mát – sạch sẽ – yên tĩnh. Bạn nên vệ sinh khu vực ngủ ít nhất mỗi ngày một lần, trang bị thêm các vật dụng cần thiết như quạt lạnh vào mùa hè, lò sưởi vào mùa đông giá rét, chăn mền, gối, nệm,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để tạo không gian thư thái nhằm mang lại cảm giác dễ chịu để đi sâu và giấc ngủ;
- Không nên mang sự mệt mỏi lên giường cùng bạn: Để mang lại một giấc ngủ chất lượng, bạn nên điều hòa lại tâm trạng và tinh thần, không nên suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề trong ngày khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bộ não bị kích thích và khó đi vào giấc ngủ;
- Không mang theo hay sử dụng thiết bị điện tử khi đi ngủ: Tivi, điện thoại, máy tính, thiết bị chơi game,… là những thủ phạm số một gây cản trở đến chu kỳ ngủ của bạn. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng sử dụng những thiết bị này sẽ làm mỏi mắt và dễ ngủ. Phần lớn, những thiết bị điện tử đều có ánh sáng xanh. Tia sáng này có thể truyền đến mắt và gây kích thích cho não bộ hoạt động để đáp ứng nhu cầu. Do đó, chúng cũng có khả năng gây khó ngủ ở một số trường hợp. Thay vào đó, bạn có thể đọc vài trang sách, nghe đoạn nhạc hoặc trò chuyện với bạn cùng giường;
- Hạn chế tối đa việc ngủ nhiều vào xế chiều: Xế chiều là thời điểm lý tưởng cho nhiều người đánh một giấc ngủ ngắn sau khi đi làm về. Mặc dù sẽ giúp bạn vơi bớt một chút căng thẳng nhưng nếu ngủ đến trời trở tối sẽ khiến cơ thể mệt mỏi nhiều hơn, thậm chí, có khả năng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Trong trường hợp, bạn không thể chợp mắt sau 20 – 30 phút nằm dài trên giường, bạn có thể ra khỏi giường và di chuyển đến một góc khác trong căn phòng để đầu óc được thư giãn, có thể đọc sách hay nghe một đoạn nhạc cho đến khi có cảm giác buồn ngủ thì trở lại giường.
2. Xây dựng chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hợp lý
Song song với thói quen đi ngủ khoa học, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cũng được các đối tượng bị mất ngủ đặc biệt quan tâm. Bởi vì, chế độ ăn uống điều độ, đúng cách kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh sẽ thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh mất ngủ. Vì thế, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết: Nhằm nâng cao sức khỏe cũng như có đủ năng lượng để hoạt động trong ngày và chống mệt mỏi khi về đêm, bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Đồng thời, hạn chế tối đa các thực phẩm khiến cơ thể khó tiêu hoặc gây cản trở đến chất lượng giấc ngủ;
- Không nên ăn quá no hay ăn quá nhiều trước khi đi ngủ: Hệ tiêu hóa sẽ bị kiệt sức khi cùng lúc chuyển hóa thức ăn thành dạng năng lượng quá nhiều cùng lúc. Lúc đó, bạn có thể gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi,… Nếu không mong muốn gặp phải tình trạng này, bạn không nên ăn quá no hay ăn quá nhiều thực phẩm nặng trước giờ đi ngủ. Cách tốt nhất, nên cố gắng ăn tối sớm hoặc ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Cần tránh ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm nặng, thực phẩm khó tiêu để tránh tình trạng kích thích dạ dày;
- Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ: Uống quá nhiều nước vào buổi tối sẽ gây áp lực lên bàng quang và tăng nhu cầu đi tiểu nhiều về đêm. Nhiều đối tượng có thể rất khó quay trở lại giấc ngủ nếu việc đi tiểu diễn ra quá nhiều lần. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên kiểm soát lượng nước mà cơ thể tiêu thụ cũng như tần suất đi vệ sinh;
- Tránh dùng đồ ăn thức uống chứa caffeine: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều caffeine trước giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể khó kiểm soát tình trạng buồn ngủ. Theo các chuyên gia, để việc sử dụng caffeine trong làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, tốt nhất nên sử dụng trước giờ đi ngủ ít nhất 6 giờ đồng hồ;
- Bia, rượu cũng có khả năng gây mất ngủ: Mặc dù rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn khác có thể giúp bộ não dễ chìm vào giấc ngủ nhưng một số trường hợp khác thì mang kết quả hoàn toàn ngược lại. Do đó, bạn nên kiểm soát lượng chất cồn đi vào cơ thể để tránh tình trạng nóng trong người hay đi tiểu nhiều về đêm;
- Không vận động mạnh trước giờ đi ngủ: Việc vận động mạnh trước giờ đi ngủ sẽ khiến bộ não bị kích thích và kích hoạt hormone mệt mỏi, từ đó khiến cho việc đi sâu vào giấc ngủ dần trở nên khó khăn hơn. Tốt nhất, bạn nên luyện tập hoặc chơi thể thao cách giờ đi ngủ ít nhất 4 giờ đồng hồ;
- Tham gia các bộ môn giúp thư giãn đầu óc: Thiền định, yoga, đi bộ, dưỡng sinh,… là các bộ môn được nhiều chuyên gia khuyên người bị mất ngủ nên tập luyện. Nếu tập luyện đúng cách, sự căng thẳng, mệt mỏi, dần được vơi bớt, đồng thời, gia tăng sự tập trung và giúp suy nghĩ về những vấn đề tích cực.
Xem chi tiết: Thực Phẩm Trị Mất Ngủ – 20 Loại Bạn Nên Ăn Để Dễ Ngủ
3. Dùng thảo mộc hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả
Hiện nay có nhiều loại trà thảo mộc hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ như: trà gừng, trà tim sen, trà hoa nhài, trà hoa cúc, trà bạc hà chanh,… Mỗi loại trà đều có những cách làm và công dụng riêng. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi chế biến để giữ lại các dược tính vốn có của chúng.
Dưới đây là một số loại trà thảo mộc được phần đông người bệnh biết đến và áp dụng tương đối rộng rãi. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một loại đồ uống phù hợp với cơ địa để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Trà tim sen:
Đây là một trong những loại đồ uống hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ thay thế cho liệu pháp trị bằng thuốc Tây y. Giới y học hiện đại đã chỉ ra, thành phần hoạt chất nuciferin và nelumbin có trong tim sen có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chữa tiểu máu, hẹ huyết áp và chống rối loạn nhịp tim. Do đó, các đối tượng bị mất ngủ hoàn toàn có thể loại trà này để nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như phòng ngừa một số bệnh lý khác.
Trà tim sen có vị đắng nên hơi khó uống cho các đối tượng dùng chưa quen. Vì thế, mỗi lần pha trà chỉ lấy một lượng tim sen vừa đủ để hãm cùng với nước sôi khoảng 15 phút rồi gạn lấy phần nước để uống hết trong ngày. Lưu ý, người bệnh không nên hãm quá nhiều tim sen hay dùng nước quá loãng, điều này có thể làm giảm công dụng vốn có của chúng.
Xem thêm: 5 Cách Dùng Tim Sen Trị Mất Ngủ Đơn Giản Tại Nhà
- Trà gừng:
Không chỉ được biết đến là loại gia vị thuộc, mà gừng còn được dân gian tận dụng khá nhiều trong những bài thuốc dân gian, trong đó có cả bệnh mất ngủ. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, khi đi vào cơ thể có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích sự lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể và cả não bộ, đồng thời, giúp xóa tan sự căng thẳng, mệt mỏi, âu lo – nguyên nhân gây bệnh mất ngủ.
Một ly trà gừng ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn nếu không dùng. Cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, nửa thìa muối trắng và 500ml nước ấm. Gừng cần được rửa sạch qua nhiều lần nước, cắt thành từng lát mỏng rồi đập dập. Sau đó có toàn bộ gừng đã được sơ chế vào trong cốc cùng với muối và nước ấm. Khuấy đều tay cho các tinh chất hòa tan hết trong nước. Người bệnh nên dùng khi nước còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Trà hoa cúc Chamomile:
Một ly trà hoa cúc Chamomile mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc. Đây là một trong những giải pháp được khá nhiều chuyên gia khuyên dùng, đặc biệt là các đối tượng bị mất ngủ kinh niên. Bởi trong loại thảo dược này có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng lên hệ thần kinh làm ổn định khu vực này, đồng thời giúp an thần, hạ hỏa và dưỡng tâm.
Để có được một ly trà hoa cúc Chamomile, đem chừng 15gr hoa cúc khô hãm cùng với 100ml nước sôi và tiến hành hãm như nước trà. Sau khoảng 10 phút thì có thể sử dụng. Nên dùng hết trong ngày và nên uống thuốc khi nước còn ấm.
Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để sử dụng là sau khi ăn cơm trưa và tránh dùng trà hoa cúc Chamomile vào mỗi buổi tối trước giờ đi ngủ. Bởi dùng trà vào thời điểm này để phòng tránh những tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và cả tiêu hóa.
4. Chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc bằng cách ngâm chân với nước ấm mỗi ngày
Để khắc phục tình trạng mất ngủ nhưng e ngại việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng ngay liệu pháp ngâm chân cùng với nước ấm mỗi ngày. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng hiệu quả mang lại không thua kém. Đặc biệt, ngâm chân ấm trị mất ngủ rất thích hợp cho các đối tượng bận rộn, ít thời gian tham gia các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh.
Nhiệt độ ấm từ nước giúp máu huyết lưu thông tốt, kích thích hoạt động của các cơ quan trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, liệu pháp này giúp giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn đầu óc, mang lại cảm giác thoải mái hơn trước khi đi ngủ. Để gia tăng công dụng, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một ít tinh dầu thơm pha loãng với nước. Mùi thơm của tinh dầu giúp đầu óc được thư thái, mang lại cảm giác dễ chịu để đi sâu vào giấc ngủ.
5. Ngồi thiền – Liệu pháp trị mất ngủ hiệu quả
Ngồi thiền đang dần trở thành xu hướng chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc, phù hợp cho mọi độ tuổi kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Với kỹ thuật khá đơn giản nhưng nếu hành thiền đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tập khá cao trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ, nhằm mang lại một giấc ngủ tự nhiên. Bên cạnh đó, ngồi thiền còn giúp làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực từ cuộc sống, suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngồi thiền chữa mất ngủ được thực hiện theo quy trình sau:
- Ngồi thư giãn trên tấm nệm sao cho lưng thẳng với hai chân đan chéo nhau hoặc xếp lên nhau như tư thế hoa sen. Hơn nữa, đặt hai tay lên hai đầu gối ở trạng thái thả lỏng;
- Cúi nhẹ đầu và nhắm mắt để dễ dàng tăng độ tập trung nếu so với việc mở mắt;
- Tập trung vào hơi thở và hít thở theo đúng nhịp bằng mũi. Trong lúc hít thở nên đếm thầm từ 1 đến 10 và thở nhẹ nhàng ra trong 10 giây đếm tiếp theo. Lặp lại thao tác hít thở sâu thêm 4 lần;
- Chú ý đến hơi thở và phản ứng của cơ thể. Nếu gặp khó khăn trong việc tập trung khi hành thiền, bạn có thể nghe đoạn nhạc thiền đình, tiếng ồn trống,…;
- Thực hiện liệu pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ liên tục trong 1 – 2 ngày để cải thiện tình trạng rối loạn cảm xúc, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Để phát huy tối đa công năng của bộ môn ngồi thiền, người tập cần sức tập trung vào việc hành thiền và chú ý nhiều hơn đến hơi thở. Nếu nhận thấy một cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực trong lúc hành thiền, người tập cần suy nghĩ đến một vấn đề khác để trôi qua đầu mà không nên suy nghĩ hay đánh giá quá lâu.
6. Chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc – Tập yoga
Yoga là một trong những bộ môn đang được nhiều đối tượng ở những độ tuổi khác nhau quan tâm và tham gia. Bởi đây là một sự lựa chọn hoàn hảo để cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tham gia bộ môn yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn, vóc dáng đẹp mà còn hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ.
Các chuyên gia còn cho biết, yoga giúp cân bằng âm dương và giải phóng được những năng lượng tích cực nhằm giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi, phiền muộn, từ đó giúp người bệnh dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.
Hiện nay có 3 bài tập yoga với 3 tư tế trị bệnh mất ngủ phổ biến như:
- Tư thế uốn gập người: Ngồi thư giãn với 2 chân song song và duỗi thẳng đưa ra trước mặt. Hít thở sâu đồng thời từ từ cúi gập người sao cho đầu chạm gối, hai tay đưa thẳng ra trước nắm lấy bàn chân. Lặp lại động tác 10 lần trong mỗi lần tập;
- Tư thế nằm vuông góc: Nằm sát mông vào tường và thư giãn thêm vài giây. Sau đó, đưa 2 chân lên thành tường sao cho tạo thành gốc vuông giữa bụng và chân. Trong khi đó, tay dang rộng, mông nâng hờ và kết hợp hít thở nhẹ nhàng. Giữ yên tư thế này trong 2 – 3 phút và lặp lại thêm vài lần;
- Tư thế trái tim tan chảy: Người tập chuẩn bị tư thế ngồi quỳ gối xuống tấm thảm. Sau đó, cúi gập người, đồng thời 2 tay đưa song song ra trước mặt, mông hơi kéo ra sau gót chân. Giữ yên tư thế này trong khoảng 2 – 3 phút và lặp lại thêm vài lần.
7. Bấm huyệt – Phương pháp trị bệnh mất ngủ không dùng thuốc
Ngoài những phương pháp điều trị bệnh mất ngủ không dùng thuốc được đề cập thì không thể không nhắc đến liệu pháp bấm huyệt. Đây là phương pháp điều trị khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả khá tốt. Nếu kiên trì bấm huyệt đều đặn, người bệnh sẽ tự cảm nhận được sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ.
Chất lượng giấc ngủ dần được cải thiện nếu người bệnh thao tác động tác day ấn và tác động vào đúng huyệt vị đúng cách. Trong trường hợp bạn không thể xác định chính xác huyệt vị và thao tác day ấn huyệt, cách tốt nhất bạn nên tìm đến các phòng khám y học cổ truyền, đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ tiến hành bấm huyệt chữa bệnh mất ngủ.
Trong quá trình day ấn huyệt, người bệnh nên ngồi hoặc nằm ở tư thế sao cho thoải mái nhất với hai chân khoanh lại và tay thả lỏng. Khi day ấn, nên sử dụng ngón tay có lực mạnh nhất để ấn vuông gốc vào từng huyệt vị một. Khi có cảm giác đau, nên ngưng day ấn và chuyển sang nguyệt vị mới. Đối với những vị trí huyệt nhạy cảm (như huyệt Thái dương, Ấn đường), bạn cần day ấn với lực nhẹ, nếu tác động mạnh có thể gây liệt mặt và tổn thương mô mềm.
Một số huyệt vị có khả năng giảm mất ngủ như:
- Huyệt Nội quan;
- Huyệt Thần môn;
- Huyệt Dũng tuyền;
- Huyệt Thái khê;
- Huyệt Tam âm giao;
- Huyệt Ấn đường;
- Huyệt Thái dương;
- Huyệt Phong trì;
- Huyệt Thiên trụ.
Trên đây là 7 cách chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn biết thêm những cách thức điều trị khác để đẩy lùi bệnh tật cũng như chăm sóc sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Nếu việc điều trị bằng các phương pháp trên không đạt được kết quả tốt, bạn nên chủ động thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được kiểm tra sức khỏe tổng quát tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Món ăn dạng bài thuốc chữa mất ngủ tốt nhất, dễ nấu
- 5 Cây Thuốc Nam Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Tức Thì
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Cách Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc
-
15 Cách Trị Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Tại Nhà
-
11 Cách Ngủ Nhanh Và Sâu Cho Người Mất Ngủ, Khó Ngủ
-
Cách Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc ít Người Biết
-
Cách Giảm Mất Ngủ Không Dùng Thuốc | Vinmec
-
Cách Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Dành Cho Người ... - Hello Bacsi
-
Top 3 Mẹo Chữa Mất Ngủ Dân Gian Không Cần Dùng Thuốc - Hello Bacsi
-
Phương Pháp Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc - YouTube
-
8 Cách Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Hiệu Quả, Không Cần Dùng Thuốc
-
8 Cách Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhanh Chóng, đơn Giản Và Tiết Kiệm ...
-
Phương Pháp Không Dùng Thuốc Giúp Dễ đi Vào Giấc Ngủ
-
Mách Bạn Cách Trị Mất Ngủ Tại Nhà Không Dùng Thuốc | TCI Hospital
-
11 Cách Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Không Dùng Thuốc An Toàn, Hiệu Quả
-
Cách Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc - YouMed
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc