Hướng Dẫn Chụp ảnh Sắc Nét: 10 Mẹo Dành Cho Người Mới Bắt đầu

  • Trang nhất
  • Cẩm nang nhiếp ảnh
Hướng dẫn chụp ảnh sắc nét: 10 mẹo dành cho người mới bắt đầu
  • Thứ bảy, 14-tháng 12-2019

Ảnh sắc nét là điều mà hầu hết những người chụp ảnh đều mong muốn đạt được. Tuy nhiên nó lại khá khó với người ít kinh nghiệm chụp ảnh, nhất là khi đối tượng không đứng yên và thời gian chụp cũng vội vàng.

Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm qua các nguyên nhân chính làm cho ảnh của bạn không nét:

  • Lấy nét sai: đây lý do thường thấy làm cho hình ảnh không sắc nét. Có thể là do bạn không để ý điểm lấy nét trên máy khi chụp, hoặc bạn đứng quá gần đối tượng khiến máy không thể bắt nét, hoặc bạn chỉnh độ sâu trường ảnh quá hẹp, hoặc bạn chụp quá nhanh mà máy chưa kịp bắt nét v.v..
  • Đối tượng di chuyển: nếu chụp chủ thể đứng yên thì khá đơn giản với bạn, nhưng khi chủ thể di chuyển, mà còn di chuyển nhanh nữa thì lại rất khác, lúc này bạn cần chỉnh tốc độ màn trập nhanh để bắt dính chuyển động.
  • Rung máy: khi bạn không giữ chắc được máy ảnh thì tất nhiên ảnh chụp sẽ bị nhòe, điều này có thể bù đắp bởi tốc độ màn trập nhanh hơn và máy có hệ thống chống rung.
  • Ảnh bị nhiễu: khu vực bạn chụp có ánh sáng yếu khiến ảnh chụp ra bị nhiễu hạt, xuất hiện nhiều chấm nhỏ trên ảnh và trông mọi thứ không sắc nét.
Dưới đây là 10 mẹo giúp bạn chụp được những bức ảnh sắc nét.

1. Giữ vững máy ảnh

Với nhiều người mới chụp thì đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho ảnh thiếu sự sắc nét. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn khắc phục:
  • Giữ máy bằng 2 tay.
  • Chụp bằng khung ngắm sẽ vững chắc hơn chụp qua màn hình LCD do máy áp sát vào mặt thêm điểm tựa.
  • Nếu chụp qua màn hình LCD thì bạn không nên đưa máy ra quá xa, 2 khủy tay áp sát vào thân người để tạo điểm tựa, giữ máy ảnh càng gần cơ thể thì càng ít rung.
  • 2 chân rộng bằng vai để đứng vững hơn, nếu tựa vào tường được thì càng tốt.
  • Hít 1 hơi rồi nín thở bấm chụp, bởi nhịp thở của bạn cũng có tác động di chuyển cơ thể.
Cầm máy ảnh đúng cách
Cầm máy ảnh bằng 2 tay và đúng tư thế.

2. Dùng chân máy (tripod)

Chân máy rất hiệu quả để giảm (thậm chí loại bỏ) rung máy, làm cho ảnh của bạn sắc nét hơn, đặc biệt là khi chụp những chủ thể đứng yên như ảnh nhóm, ảnh phong cảnh, kiến trúc. Nếu bạn có thời gian, không vội vàng gì khi chụp ảnh, thì chân máy là công cụ cần thiết để có ảnh chất lượng hơn. Khi đó bạn thậm chí có thể phơi sáng lâu đến vài phút hoặc hơn mà không sợ bị mờ, nhòe.
Sử dụng chân máy tripod
Nếu không vội vàng gì thì hãy sử dụng chân máy cho ảnh tốt nhất.

3. Tăng tốc độ màn trập

Đây là một trong những điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới để cải thiện độ nét hình ảnh. Rõ ràng - tốc độ màn trập càng nhanh, độ rung máy sẽ càng ít, đồng thời bạn có thể đóng băng mọi chuyển động trong ảnh. Tăng tốc độ màn trập là bạn đã giải quyết được cả 2 vấn đề: chuyển động chủ thể và hiện tượng rung máy.
tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập nhanh sẽ bắt dính chuyển động.
Bạn hãy nhớ quy tắc về tốc độ màn trập khi cầm máy ảnh trên tay: Chọn tốc độ màn trập với mẫu số lớn hơn độ dài tiêu cự của ống kính.
  • Nếu bạn dùng ống kính tiêu cự 50mm, không chụp với tốc độ màn trập không chậm hơn 1/60 giây.
  • Nếu đây là ống kính tiêu cự 100mm, không chụp với tốc độ màn trập không chậm hơn 1/125 giây.
  • Nếu ống kính có tiêu cự 200mm, hãy chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.
menu tốc độ màn trập
Thông số tốc độ màn trập hiển thị trên máy ảnh.

4. Khép khẩu độ nhỏ lại

Khẩu độ tác động đến độ sâu trường ảnh (vùng được lấy nét). Mở khẩu lớn (tức là chỉ số F nhỏ xuống) làm cho độ sâu trường ảnh nông hơn, vùng nét thu hẹp lại. Tương tự, khi khép khẩu (tức là chỉ số F tăng lên) sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh, có nghĩa là vùng nét rộng hơn.
menu khẩu độ
Thông số khẩu độ hiển thị trên máy ảnh.
Bạn cần tập luyện nhiều để sử dụng chính xác máy ảnh ở độ sâu trường ảnh cực nông như F1.4, F1.8. Còn nếu chưa thành thạo, hãy để chỉ số F cao lên như F4, F5.6, để cho dù bạn có chụp hơi lệch điểm lấy nét 1 chút thì ảnh vẫn có thể nét do độ sâu trường ảnh rộng.

Đọc thêm bài liên quan Căn bản về độ sâu trường ảnh, khẩu độ và f-stop: https://camerabox.vn/cam-nang-nhiep-anh/can-ban-ve-do-sau-truong-anh-khau-do-va-f-stop-34.html

5. Tăng ISO

Yếu tố thứ 3 của tam giác phơi sáng là ISO có ảnh hưởng trực tiếp tới độ nhiễu hạt cho ảnh. Chọn ISO cao cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn và khẩu độ nhỏ hơn (nhằm đóng băng chuyển động, giảm rung máy và có độ sâu trường ảnh rộng), nhưng bạn cũng sẽ làm cho ảnh nhiễu hạt nặng hơn. Tùy vào nhu cầu hình ảnh mà bạn chọn ISO bao nhiêu có thể chấp nhận được.
  • Ảnh cần in lớn thì bạn nên để ISO dưới 800 để có chất lượng tốt nhất.
  • Nếu chỉ cần hình ảnh đăng lên website hay Facebook thì ISO 6400 cũng là ổn rồi.
  • Trường hợp "có ảnh là được" thì cứ thoải mái đẩy ISO thật cao, để bạn có thể lia máy tốc độ nhanh bắt lấy những khoảnh khắc.
iso 100 3200
Ảnh bên trái ISO 100 và ảnh bên phải ISO 3200.

6. Chọn máy có hệ thống ổn định hình ảnh (chống rung)

Nhiều máy ảnh và ống kính hiện nay có chức năng cao cấp là chống rung được tích hợp sẵn. Điều này rất hữu ích, đặc biệt có những hệ thống giảm rung tới 6.5 stops, tay bạn có rung lắc "như say rượu" thì vẫn có thể chụp được những tấm ảnh đẹp sắc nét. Tất nhiên máy có chức năng này sẽ đắt hơn, nếu tiền bạc không thành vấn đề thì cứ mạnh tay mua máy có chống rung nhé.
hệ thống chống rung máy ảnh
Hệ thống chống rung 5 trục trên máy ảnh.

Lưu ý: hệ thống chống rung chỉ áp dụng tốt với rung máy ảnh chứ không phải là chủ thể chuyển động. Và khi dùng chân máy (tripod) thì hãy tắt chức năng chống rung đi.

7. Lấy nét đúng

Rõ ràng là ảnh sẽ sắc nét khi bạn lấy đúng điểm nét. Hầu hết những người mới chụp chọn phương pháp an toàn là để chế độ "tự động lấy nét", điều này cũng tốt tuy nhiên bạn không nên phó mặc hết cho máy ảnh. Trừ khi bạn thật tự tin, còn không hãy liên tục bấm nửa cò để máy lấy nét lại. Nhiều máy có tốc độ lấy nét không nhanh, trong khi người chụp bấm máy quá nhanh khiến máy chưa kịp lấy nét, hãy bấm nửa cò rồi nghỉ một nhịp (khoảng 1 giây) rồi bấm tiếp nửa cò để chụp.
bấm nửa cò nút chụp
Thường xuyên bấm nửa cò để máy chọn lại vùng nét.

Đôi lúc bạn lấy nét theo điểm, tấm trước chụp ở điểm nét góc trên nhưng tấm sau bạn cần lấy nét góc dưới khiến máy sai điểm nét. Hãy lưu ý kiểm tra chọn lại điểm nét trước khi chụp nhé.

Khi chụp chân dung, bạn hãy lấy nét vào mắt chủ thể. Điều này sẽ làm cho ảnh có hồn hơn rất nhiều. Nếu chụp hơi xa, không thể chọn mắt để lấy nét, hãy chọn cả khuôn mặt. Còn nếu chụp nhóm nhiều người, hãy lấy nét vào mắt người gần nhất.
Nên lấy nét vào mắt chủ thể
Ảnh này lấy nét vào cơ thể thay vì vào mắt, khiến ảnh mang cảm giác không rõ nét.

8. Sử dụng ống kính tốt

Với những người sử dụng máy ảnh thay đổi được ống kính, đầu tư vào ống kính chất lượng tốt cũng làm tăng độ nét cho hình ảnh.
  • Ống kính một tiêu cự sắc nét hơn ống kính đa tiêu cự (zoom). Ví dụ: ống kính 50mm nét hơn hẳn ống kính 16-50mm.
  • Các hãng sản xuất đều có những dòng ống kính bình dân và cao cấp cho độ hoàn màu, độ nét khác nhau (tất nhiên giá tiền cũng khác). Ví dụ: Canon có dòng L (Luxury) cao cấp, Sony có ống kính G (Gold), Nikon là N (Nano), Tamron sử dụng ký hiệu SP, còn Sigma là EX.
ống kính cao cấp
Mượn các ống kính của bạn bè để trải nghiệm sự khác biệt, bạn cũng có thể ra các cửa hàng dùng thử.

9. Chỉnh lại khung ngắm phù hợp với mắt của bạn

Nếu mắt bạn bị cận, thì thật khó khăn khi mang kính nhìn qua khung ngắm máy ảnh, độ chính xác cũng giảm đi nhiều. Thật may là hầu hết trên các máy ảnh sử dụng khung ngắm đều có nút chỉnh diop. Thường thì nút này ở dạng một bánh xe nhỏ ngay bên cạnh khung ngắm, bạn có thể xoay chỉnh tăng giảm diop cho phù hợp với mắt mình khi không đeo kính.
nút chỉnh diop
Vị trí nút chỉnh diop trên máy ảnh.

10. Làm sạch máy ảnh và ống kính

Bạn chụp chưa giỏi và không thường xuyên chụp, thiết bị cất lâu ngày có thể bị đóng bụi, nhất là trên ống kính, điều này sẽ làm suy giảm lượng ánh sáng đi vào khiến ảnh không có chất lượng tối ưu. Bạn nên vệ sinh máy thường xuyên. Chúng tôi khuyên bạn nên mua một cây bút lau ống kính có giá chỉ khoảng 150.000 ~ 200.000 đ, không nên dùng áo hay giẻ lau sẽ làm trầy xước thấu kính. Trong quá trình chụp, nhiều khi bạn vô tình chạm tay vào thấu kính và để lại dấu vân tay trên đó. Hãy kiểm tra máy trước khi chụp và dùng bút lau ống kính để vệ sinh.
bộ công cụ vệ sinh máy ảnh
Bộ công cụ vệ sinh máy ảnh: bút lau ống kính, ống thổi bụi, khăn lau.
Đó là 10 điều bạn cần lưu ý để cho ra ảnh sắc nét hơn. Hãy mang máy ra chụp thường xuyên, có thể bạn chưa thông thạo nhiều kỹ thuật nhưng khi bạn đã quen với thiết bị mình hay sử dụng, thì nó cũng giúp cho bạn chụp tốt hơn, tự tin hơn, ảnh sẽ đẹp hơn. Chúc bạn có thật nhiều ảnh đẹp.

Bạn có thể quan tâm

7 mẹo giúp bạn lấy nét hiệu quả, chụp ảnh sắc nét vào ban đêm

7 mẹo giúp bạn lấy nét hiệu quả, chụp ảnh sắc nét vào ban đêm

Chức năng lấy nét tự động trên các máy ảnh ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, lấy nét trong đêm vẫn còn là một thử thách, dù...
  • 07-tháng 01-2020
Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh sắc nét như nhiếp ảnh gia

Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh sắc nét như nhiếp ảnh gia

Một câu hỏi phổ biến chúng ta đặt ra khi xem ảnh phong cảnh của các nhiếp ảnh gia là "làm thế nào để ảnh sắc nét được...
  • 31-tháng 12-2019
Hướng dẫn chụp ảnh nhóm tuyệt đẹp: 12 mẹo dành cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn chụp ảnh nhóm tuyệt đẹp: 12 mẹo dành cho người mới bắt đầu

Mỗi ngày có hàng trăm ngàn bức ảnh nhóm được chụp khắp nơi trên thế giới, từ ảnh đám cưới, đám tiệc, hội trại, kỷ yếu,...
  • 10-tháng 12-2019
DSLR Canon (57) Nikon (54) Sony (29) Fujifilm (5) Leica (3) Olympus (15) Pentax (31) Panasonic (2) Sigma (6) Mirrorless Canon (15) Nikon (17) Sony (35) Fujifilm (29) Leica (23) Olympus (29) Pentax (5) Panasonic (39) Sigma (3) Hasselblad (2) GoPro (9) Ống kính Canon (152) Nikon (131) Sony (99) Fujifilm (48) Leica (47) Olympus (60) Pentax (71) Panasonic (54) Sigma (116) Tamron (59) Samyang/Rokinon (48) Zeiss (50) Tokina (27) Hasselblad (10) Venus Optics (19)

Tư vấn chọn mua máy ảnh

  • Máy dành cho người mới bắt đầu (Cập nhật 2020)
  • Máy dành cho sinh viên
  • Máy để chụp ảnh dịch vụ, sự kiện
  • Máy để chụp ảnh trẻ em
  • Máy để chụp phong cảnh, thiên nhiên (Cập nhật 2020)
  • Máy tốt nhất có giá dưới 10 triệu (Cập nhật 2020)
  • Máy tốt nhất có giá dưới 20 triệu (Cập nhật 2020)
  • Máy tốt nhất có giá dưới 30 triệu (Cập nhật 2020)
  • Máy tốt nhất có giá dưới 50 triệu (Cập nhật 2020)
  • Máy tốt nhất có giá trên 50 triệu (Cập nhật 2020)
× Xóa danh sách So sánh 0 Xóa danh sách So sánh 0 Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chụp Hình Rỏ Nét