Hướng Dẫn Chuyển độ F Sang độ C Trên Excel Chỉ Trong 3 Giây
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đang cần đổi độ F sang độ C, bạn sẽ làm thế nào? Hãy để Gitiho hướng dẫn bạn 2 cách chuyển đổi đơn vị nhiệt độ trong bài viết ngày hôm nay nhé, đảm bảo bạn sẽ chỉ mất 3 giây để hoàn thành thao tác này trên trang tính Excel của mình.
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Cách đổi độ F sang độ C bằng công thức
- 2 Cách đổi độ F sang độ C bằng hàm CONVERT
- 2.1 Giới thiệu về hàm CONVERT
- 2.2 Cách đổi độ F sang độ C bằng hàm CONVERT
- 3 Tổng kết
Cách đổi độ F sang độ C bằng công thức
Cách đầu tiên để đổi độ F sang độ C là dùng công thức tính toán. Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần sử dụng hàm Excel mà chỉ cần nhớ công thức quy đổi giữa 2 đại lượng nhiệt độ này.
Vậy thì chúng ta sẽ bắt đầu với viê tìm hiểu nguyên lý chuyển đổi dưới đây:
- 0 °C = 32 °F
- 1 °C tăng thêm = 1,8 °F tăng thêm
- 1 °C giảm xuống = 1,8 °F giảm xuống
Dựa vào nguyên lý này, chúng ta có công thức đổi độ F sang độ C như sau:
Nhiệt độ (°C) = (Nhiệt độ (°F) - 32) : 1,8
Đây cũng chính là công thức chúng ta sẽ áp dụng cho cách đổi độ F sang độ C trên trang tính Excel.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thao tác đổi độ F sang độ C, mình sẽ cùng bạn thực hành với một bảng tính như trong hình dưới đây.
Để đổi độ F sang độ C, mình đã sử dụng công thức mẫu phía trên và thay trực tiếp số liệu độ F để tính ra được nhiệt độ tại đơn vị độ C. Cụ thể hơn, tại ô B2 mình viết công thức như sau:
=(A2-32)/1.8
Kết quả công thức đổi độ F sang độ C Excel trả về là -17,78 độ. Nghĩa là 0°C tương ứng với -17,78 °F.
Trên đây là cách đổi độ F sang độ C. Vậy còn thao tác ngược lại thì sao? Dựa vào công thức mẫu đổi độ F sang độ C, bạn hoàn toàn có thể suy ra công thức đổi độ C sang độ F. Tuy nhiên, mình sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian suy luận bằng cách cung cấp cho bạn công thức ngay dưới đây:
Nhiệt độ (°F) = Nhiệt độ (°C) x 1,8 + 32
Với công thức này, chúng ta có thể viết được công thức phép tính trên Excel để đổi độ C sang độ F. Bạn hãy tham khảo bảng Excel dưới đây để hiểu hơn về cách chuyển đổi đơn vị này nhé.
Ví dụ tại dòng 1, mình muốn biết 0°C tương ứng với bao nhiêu độ F. Để trả lời câu hỏi này, mình sử dụng công thức tại ô B2 như sau:
=B2*1.8+32
Như vậy, chúng ta thu được kết quả là 32°F. Sau khi có công thức cho ô A2, bạn chỉ cần sử dụng AutoFill kéo công thức cho toàn bộ các ô còn lại trong cột.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng AutoFill trên Excel trong đề thi MOS Excel 2010
Cách đổi độ F sang độ C bằng hàm CONVERT
Nếu như bạn không muốn sử dụng công thức để đổi độ F sang độ C mà muốn tìm một hàm tự động chuyển đổi đơn vị thì hàm CONVERT chính là công cụ bạn cần. Hãy cùng xem cách đổi độ F sang độ C với hàm CONVERT như thế nào nhé.
Giới thiệu về hàm CONVERT
Hàm CONVERT thuộc nhóm hàm kỹ thuật trong Excel với nhiệm vụ chuyển đổi đơn vị của dữ liệu từ hệ thống đo lường này sang một hệ thống đo lường khác. Nói một cách đơn giản, hàm CONVERT trong Excel có thể giúp chúng ta đổi cm sang inch, đổi kg sang g, đổi giờ sang phút,...
Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu tại sao bạn cần hàm CONVERT để đổi độ F sang độ C rồi đúng không nào? Vậy thì dưới đây là cú pháp hàm CONVERT:
=CONVERT(number,"from_unit","to_unit")
Trong đó:
- number - Giá trị số bạn cần chỉnh đơn vị trong Excel bằng hàm CONVERT.
- from unit - Đơn vị gốc của giá trị số (bắt buộc phải đặt trong cặp dấu nháy kép)
- to unit - Đơn vị đích bạn muốn đổi từ đơn vị gốc sang (bắt buộc phải đặt trong cặp dấu nháy kép
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hàm CONVERT để đổi đơn vị trong Excel
Cách đổi độ F sang độ C bằng hàm CONVERT
Như bạn thấy, cú pháp hàm CONVERT trong Excel vô cùng đơn giản. Vậy thì công thức hàm CONVERT như thế nào sẽ giúp chúng ta đổi độ F sang độ C?
Dưới đây là công thức đổi độ F sang độ C mà bạn cần:
=CONVERT(number,"F","C")
Trong đó:
- number - Giá trị nhiệt độ ở đơn vị độ F
- from unit - Đơn vị gốc là độ F, kí hiệu "F".
- to unit - Đơn vị đích là độ C, kí hiệu "C".
Bảng Excel dưới đây sẽ minh họa cách đổi độ F sang độ C bằng hàm CONVERT.
Tương tự như thao tác đổi độ F sang độ C, tất nhiên bạn có thể đổi độ C sang độ F bằng hàm CONVERT với công thức như sau:
=CONVERT(number,"C","F")
Trong đó:
- number - Giá trị nhiệt độ ở đơn vị độ F
- from unit - Đơn vị gốc là độ C, kí hiệu "C".
- to unit - Đơn vị đích là độ F, kí hiệu "F".
Giả sử chúng ta cần đổi các giá trị nhiệt độ trong bảng Excel từ độ C sang độ F, dưới đây sẽ là kết quả chúng ta nhận được với hàm CONVERT.
Với 2 phương pháp đổi độ F sang độ C chúng ta đã cùng thực hành phía trên, bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn giống nhau. Điều này nghĩa là kết quả thu được là chính xác.
Tổng kết
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu 2 cách đổi độ F sang độ C: Công thức tính và hàm CONVERT. Dù bạn chọn phương thức nào, chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với mình rằng các thao tác này đều cực kỳ đơn giản, cực kỳ nhanh chóng đúng không?
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được không chỉ câu hỏi đổi độ F sang độ C, mà còn các yêu cầu đổi đơn vị trong Excel. Để tìm hiểu về các hàm Excel hữu ích khác, hãy tham khảo các bài viết về chủ đề Excel trên blog Gitiho nhé.
Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!
Từ khóa » Cách Tính độ F Sang độ C
-
Cách Chuyển Đổi Độ F Sang Độ C
-
Cách Chuyển Từ Độ F Sang Độ C - Thietbikythuat
-
Chuyển đổi Từ ° F Sang ° C đơn Giản, Nhanh Chóng - Cao Phong
-
Chuyển đổi Độ F Sang Độ C - Metric Conversion
-
Hướng Dẫn Chuyển đổi độ F Sang độ C
-
Quy đổi Từ Độ F Sang Độ C (°F To °C)
-
[Hướng Dẫn] Cách Chuyển đổi độ F Sang độ C (Mới 2022)
-
Cách Tính Độ F Sang Độ C
-
Chuyển đổi độ F Sang độ C | Siêu Tính
-
Cách Chuyển Đổi Độ F Sang Độ C - Thiết Bị đo Lường
-
Cách đổi Nhiệt độ F Sang độ C - HTTL
-
1 độ F Bằng Bao Nhiêu độ C, Cách đổi độ F Sang độ C - Time-daily
-
95 độ F Bằng Bao Nhiêu độ C? Cách đổi độ F Sang độ C 2022
-
60 Độ F Bằng Bao Nhiêu Độ C, Cách Chuyển Đổi Độ F Sang Độ C