Hướng Dẫn Cúng Cô Hồn đúng Cách Và Những điều Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
→ Hướng dẫn cúng cô hồn đúng cách và những điều cần lưu ý
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là “tháng cô hồn”, dễ mang đến xui xẻo và những điều không tốt. Vì để hạn chế sự xui xẻo nên lễ cúng cô hồn ra đời. Vậy cúng cô hồn là gì? Rằm tháng 7 còn có ý nghĩa gì? Cần chuẩn bị lễ vật để cúng cô hồn như thế nào? Cùng Saigon Express giải đáp các thắc mắc trên nhé!
1. Cúng cô hồn là gì? Ý nghĩa rằm tháng 7 âm lịch
Cúng cô hồn được hiểu là nghi lễ cúng cho những linh hồn chết oan, sống lang thang không nơi nưa tựa, những linh hồn chưa được siêu thoát vẫn còn vất vưởng trên thế gian. Đây được xem là một nghi thức có từ lâu đời và gắn liền với văn hóa thờ cúng của người Việt.
Theo tín ngưỡng của người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, con người có hai phần là phần xác và phần hồn. Khi sống hồn và xác hòa hợp làm một, nhưng khi chết đi thì hồn sẽ rời xác. Phần xác sẽ bị phân hủy, còn phần hồn luôn luôn tồn tại. Trong đó có người được đầu thai sang kiếp khác, có người lại bị đẩy xuống địa ngục, thậm chí là làm quỷ đói và quấy nhiễu trên dương thế.
Cúng cô hồn có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết dân gian Trung Quốc cho rằng từ mùng 2 tháng 7 âm lịch, Diêm vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ đói được trở lại trần gian. Đến ngày 15 tháng 7 thì đóng cửa nên các vong hồn ma quỷ phải trở lại địa ngục.
Cúng cô hồn có ý nghĩa an ủi phần nào cho những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Để họ được hưởng hương hoa, đồ thờ cúng khi ở trần gian. Bên cạnh đó nghi thức cúng cô hồn còn nhằm xua đi vận hạn, đẩy những xui xẻo, mang về bình an cho bản thân và gia đình gia chủ.
Đặc biệt, rằm tháng 7 cũng là tháng có lễ Vu Lan. Theo phong tục truyền thống, con cháu luôn muốn tỏ lòng thành kính công ơn sinh thành của tổ tiên qua mâm cúng đầy đủ và đúng nghi thức. Vì thế, cúng rằm tháng 7 âm lịch ngoài mục đích cúng Cô Hồn, còn có ý nghĩa thú vị về lòng hiểu thảo. Do đó, bạn cần tìm hiểu và tìm cách dung hòa các thủ tục, nghi lễ sao cho phù hợp!
2. Thời điểm thích hợp để cúng cô hồn?
Cúng cô hồn thường diễn ra nhiều lần trong năm vào các ngày mùng 2 và 16 âm lịch mỗi tháng và ngày rằm tháng 7 hằng năm.
-
Thường cúng cô hồn hàng tháng là ngày mùng 2 và 16. Đây là ngày những người kinh doanh thường cúng chứ không áp dụng cho đại số gia đình.
-
Ngày rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn lớn nhất năm và thường nhà nào cũng thực hiện lễ cúng này.
Có rất nhiều thời điểm khác nhau chúng ta có thể lựa chọn để cúng cô hồn. Bạn có thể cúng bất kỳ thời điểm này trong ngày. Nhưng theo nhiều người, thời điểm thích hợp thường được các gia đình lựa chọn nhất là buổi chiều tối. Bởi quan niệm dân gian cho rằng ban ngày có ánh sáng quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới những vật phẩm cúng của gia đình.
Vì vậy mà lựa chọn buổi chiều tối cúng cô hồn là thích hợp nhất vì ánh sáng đã dịu bớt.
3. Cúng cô hồn hàng tháng (vào ngày mùng 2 và 16 AL) cần chuẩn bị những gì?
Cũng như lễ cúng khai trương, lễ cúng nhập trạch về nhà mới thì lễ cúng cô hồn cũng phải chuẩn bị lễ vật thật đầy đủ và kỹ lưỡng. Sau đây là cách cúng cô hồn hàng tháng vào các ngày 2, 16. Bạn cần chuẩn bị:
-
Giấy áo, giấy tiền vàng mã
-
Tiềm mặt (tiền thật có mệnh giá nhỏ)
-
1 bình hoa
-
1 đĩa trái cây (đủ 5 loại quả có màu sắc khác nhau)
-
Bỏng, kẹo, bánh, ngô, khoai, sắn luộc
-
Muối gạo
-
Chè
-
Cháo
-
Đường thẻ
-
Mía
-
3 chén nước
-
3 cây nhang
-
5 chiếc bát và 5 đôi đũa
3. Đối với mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 - HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG RẰM THÁNG 7 ÂM LỊCH
Mâm cơm cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm lễ cúng Phật, cúng thần linh gia tiên và lễ cúng chúng sinh.
Dưới đây là gợi ý mâm cúng Rằm tháng 7 đơn giản nhưng vẫn đầy đủ, đúng nghi thức mời bạn tham khảo:
Gợi ý mâm cỗ cúng Phật rằm tháng 7
Bạn có thể chuẩn bị các món chay như: Giò, chả chay; Đĩa xôi (ví dụ như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi hạt sen); Nem chay; Nộm rau củ; Cải thìa sốt nấm hương; Canh nấm hoặc súp rau củ. Nếu không có điều kiện để chuẩn bị những món chay thì một mâm ngũ quả tươi cùng với tấm lòng thành cũng đã đủ cho mâm cúng Phật. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị thêm các lễ vật như Hoa tươi (hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc,…); Hương nhanh; Rượu trắng; Nước trắng; Quần áo giấy. Riêng quần áo giấy là tùy quan điểm của mỗi gia đình không bắt buộc.
Mâm cúng Rằm tháng 7 dành cho thần linh, gia tiên
Mâm cỗ cúng gia tiên Rằm tháng 7 thường là cỗ mặn (hoặc chay đều được). Các món ăn có thể biến hóa không theo một quy tắc nào. Miễn sao sạch sẽ, gọn gàng và phù hợp với điều kiện gia đình. Dưới đây là gợi ý dành cho bạn:
- Món mặn: Gà luộc, xôi chè, canh rau củ, cơm, cá/thịt kho, món xào, món nộm...
- Hoặc món chay: Xôi, chè, cơm, giò chả chay, canh rau, nấm xào, rau luộc,...
- Trái cây: Ngũ quả tươi ngon
- Hoa: Hoa tươi, thường chọn các loại hoa có màu sắc tươi sáng như hoa huệ, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn,...
- Nước, rượu: Để thắp hương và dùng trong nghi lễ.
- Nhang, nến: Dùng để thắp hương.
- Vàng mã: Giấy tiền vàng bạc, quần áo, nhà cửa... bằng giấy
QUAN TRỌNG - Mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn tháng 7 âm lịch)
Mâm cỗ cúng cô hồn thể hiện lòng nhân ái của người ở dương gian với những linh hồn lang thang, không nơi nương tựa, không người thăm cúng.
Lễ cúng chúng sinh nên được đặt ngoài sân, trước cửa vào nhà và thực hiện vào trước 12h ngày 15/7 âm lịch.
Mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7 thường gồm các món như:
- Giấy áo, giấy tiền vàng mã
-
Tiền mặt (tiền thật các loại mệnh giá và thường những loại tiền có mệnh giá nhỏ)
-
1 đĩa hoa quả tươi ( 5 loại trái 5 màu)
-
Hoa tươi và trầu cau
-
Ngô, khoai, sắn luộc
-
12 chén cháo trắng nấu loãng
-
Chè, Xôi
-
Bỏng, kẹo
-
1 đĩa muối gạo
-
5 chiếc bát và 5 đôi đũa
-
3 ly nước
-
12 cục đường thẻ
-
Mía ( để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm)
-
Nhang và nến
-
Heo quay (không bắt buộc)
-
Rượu trắng
Trong trường hợp nếu cúng và ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch thì mâm cúng sẽ đơn giản hơn so với mâm cúng rằm tháng 7. Tuy nhiên cũng có sự thay đổi mâm cúng theo từng vùng miền khác nhau, không cần nhất thiết phải có heo quay nhưng phải có lễ vật đơn giản như: trái cây, cháo, nhang, nến, hoa quả,...
4. Khi nào nên làm lễ cúng rằm tháng 7, cúng cô hồn?
Theo quan niệm dân gian, ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ mở cửa Quỷ Môn QUan. Sau đó người cõi âm sẽ về lại địa ngục, không thể nhận được đồ thờ cúng. DO đó, việc cúng Rằm tháng 7, cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7.
Đặc biệt, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Do vậy, gia chủ nên làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước khi cúng cô hồn. Các lễ cúng này không nhất thiết phải làm cùng ngày mà chia ra sao cho phù hợp với điều kiện của chủ nhà.
Với lễ cúng cô hồn, ưu tiên cúng vào chiều tối, tốt nhất là giờ Dậu (17h - 19h). Bởi tông thường ban ngày có ánh sáng mặt trời, các linh hồn rất yếu ớt và sợ ánh sáng nên hông thể nhận các vật phẩm mà gia chủ bày cúng. Người xưa tin rằng giờ Dậu là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được.
Còn với lễ cúng tổ tiên, thần linh thì gia chủ nên cúng vào 11h - 12h trưa để tổ tiên nhận lễ cúng tốt hơn.
5. Văn khấn cúng cô hồn
Bên cạnh chuẩn bị đồ lễ, mâm cúng thì việc chuẩn bị văn khấn cúng cô hồn hay còn gọi là bài văn khấn chúng sinh cũng không kém phần quan trọng. Bài văn khấn cúng lễ cô hồn cần chuẩn bị thật chỉnh chu và đúng cách thì việc cúng cô hồn mới diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng được. Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng cô hồn mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà.
- Bài văn khấn chúng sinh (văn khấn cúng cô hồn) ngày mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng:
Kính Lễ Mười Phương Tam Bảo Chứng Minh
Hôm nay ngày … Tháng …Năm …(Âm lịch)
Con tên là: … … … … tuổi … … … … …
Ngụ tại số nhà: …, Đường: … , Phường (xã)..., Quận (huyện): …, Tỉnh (TP):.....
Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
● Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)
Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lộ Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tám Bạt Ra Hồng (7 Lần).
● Chân ngôn Cam lồ thủy : (biến nước uống cho nhiều).
Nam Mô Tô Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha. Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Hà Ha. (7 lần).
Chân ngôn cúng dường: Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng Á (7 lần).
- Bài văn khấn chúng sinh (văn khấn cúng cô hồn) ngày rằm tháng 7 hằng năm:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đau
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là: … … … … … … … … … … … … …
Vợ/Chồng: … … … … … … … … … … …
Con trai: … … … … … … … … … … … …
Con gái: … … … … … … … … … … … …
Ngụ tại: … … … … … … … … … … … …
Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần)
Từ khóa » Cách Cúng 16
-
Bài Cúng Cô Hồn Vào Ngày 16 Hằng Tháng, Xua Tan Ma Quỷ đón Lấy ...
-
Cách Cúng 16 Hàng Tháng Và Mùng 2 Hàng Tháng Cho Cô Hồn
-
Cách Cúng Cô Hồn 16 Hàng Tháng Chuẩn Nhất Hiện Nay!
-
Mâm Cúng, Bài Cúng Cô Hồn Mùng 2 Và 16 Hàng Tháng
-
Bài Cúng 16, Cách Cúng Cô Hồn 16 ❤️ Văn Khấn, Mâm Lễ
-
Bài Cúng Cô Hồn Hàng Tháng Chuẩn Nhất Hiện Nay
-
[Chuẩn] Bài Cúng, Cách Cúng Cô Hồn Mùng 2 & 16 Hàng Tháng!
-
Mâm Cúng Tháng Cô Hồn Gồm Những Gì? Cách Cúng Chuẩn Nhất
-
Nghi Thức Cúng Cô Hồn, Cúng Cô Hồn Giờ Nào, Cách Khấn Cúng Cô Hồn
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Bài Cúng Cô Hồn Hàng Tháng Chuẩn Nhất
-
Bài Cúng Cô Hồn Hàng Tháng (Cúng Mùng 2 & 16 Âm Lịch)
-
Mâm Cúng Cô Hồn Hàng Tháng Mùng 2 & 16
-
Top #10 Bài Cúng Cô Hồn 16 Tháng Giêng Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Thời Gian Và Nghi Thức Cúng Cô Hồn Như Thế Nào Chính Xác Nhất?