Hướng Dẫn Cứu Và Sơ Cứu Người đuối Nước đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Với những người bị đuối nước, cắp cứu ban đầu là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não, rất khó cứu sống sau đó.
Đuối nước và thời điểm vàng sơ cứu
Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 2 - 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi.
Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.
Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời cấc tiến trình trên, tốt nhất là ngay từ khỉ có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1 - 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống).
Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ
Việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:
Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước, chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi. Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.
Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tựthở, tim ngừng đập và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo.
Những sai lầm cần tránh
Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạỵ, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước, thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Từ khóa » Nguyên Tắc Sơ Cứu Người đuối Nước
-
Những điều Cần Biết Về Sơ Cứu đuối Nước | Vinmec
-
Sơ Cứu đúng Cách Khi Bị đuối Nước - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
CÁCH SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC
-
Sơ Cứu đuối Nước đúng Kỹ Thuật Và Các Sai Lầm Cần Tránh - Hello Bacsi
-
Sơ Cứu đuối Nước đúng Cách, Ai Cũng Cần Biết
-
CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Cách Sơ Cứu Người Bị đuối Nước - Nhà Thuốc Long Châu
-
Sơ Cứu Người đuối Nước đúng Cách - Bệnh Thường Gặp - Zing
-
Biện Pháp Xử Lý đuối Nước Tại Chỗ
-
Nguyên Nhân Và Nguyên Tắc Cấp Cứu đuối Nước - Antv
-
Phương Pháp Sơ Cứu Người Bị đuối Nước đúng Cách - Tin Nổi Bật
-
4 Nguyên Tắc Vàng Cứu Người đuối Nước - Báo Nghệ An
-
Cách Sơ Cứu Cho Người Bị đuối Nước
-
Xử Trí Sơ Cấp Cứu Ngạt Nước - đuối Nước Tại Hiện Trường