Hướng Dẫn Đăng Kí Sim Điện Thoại Ở Nhật Bản - JAPANDUHOC

Khi sinh sống ở Nhật Bản thời gian dài, điều cần thiết nhất với các bạn du học sinh là một chiếc điện thoại có sim đầy đủ. Tuy nhiên việc đăng ký sim và điện thoại ở Nhật Bản không hề đơn giản. Cùng JAPANDUHOC tìm hiểu trong bài viết này nhé.

A.Sim điện thoại ở Nhật

Ở Nhật Bản, các nhà mạng đều không cho đăng ký sim trả trước và tất cả mọi người đều phải dùng sim trả sau. Việc này vừa để đảm bảo việc xác minh danh tính và chống tin rác, vừa đảm bảo “lợi ích” cho nhà mạng.

Sim và điện thoại ở Nhật là một sự liên kết chặt chẽ, nếu bạn bước vào một cửa hàng của nhà mạng để đăng ký một chiếc sim thì khi ra về bạn sẽ phải cầm theo một chiếc điện thoại đi kèm.

Sim và điện thoại ở Nhật
Ở Nhật Bản, sim phải đăng ký cùng với điện thoại

Các nhà mạng đều chấp nhận trả góp cho mọi đối tượng. Thời gian trả góp từ 6 tháng đến 4 năm khiến cho việc sở hữu một chiếc điện thoại mới rất dễ dàng. Bạn cũng có thể nâng cấp khi thương hiệu điện thoại bạn chọn ra phiên bản mới.

Ví dụ đơn giản:

  • Bạn đăng ký một chiếc sim với chi phí hàng tháng khoảng 4000 yên.
  • Bạn đang muốn một chiếc Iphone 13 Pro Max nhưng giá quá cao, ~120,000 yên (12 man)

Nhân viên sẽ gợi ý bạn trả góp 24 tháng, hàng tháng bạn trả 5000 yên tiền máy. Tổng chi phí lúc này 1 tháng tiền sim + điện thoại của bạn sẽ dao động khoảng 10,000 yên.

Đối với các bạn thích trải nghiệm công nghệ thì trả góp là một cách tốt, vì các bạn du học sinh đi làm có thể trả được chi phí này.

Trong trường hợp các bạn không muốn tốn kém nhiều như vậy thì lời khuyên của JAPANDUHOC là đăng ký sim giá rẻ và gắn vào một chiếc điện thoại quốc tế, hàng tháng bạn chỉ cần trả 1 khoản nhỏ cho tiền sim mà thôi.

B.Điều kiện đăng ký

1.Tuổi và visa

Người nước ngoài khi muốn đăng ký sim và điện thoại ở Nhật thì cần lưu ý:

  • Visa 2 năm và trên 20 tuổi thì có thể tự đăng ký
  • Visa 1 năm hoặc dưới 20 tuổi thì cần người bảo lãnh

Trong thực tệ mình thấy thì tùy vào cửa hàng mà điều kiện khi đăng ký có thể giảm xuống. Nếu bạn sống ở khu vực đông người nước ngoài thì nhân viên cửa hàng sẽ nhiệt tình hỗ trợ bạn dù không đạt điều kiện.

2.Tài liệu cần thiết để đăng ký

Trước khi đăng ký sim và điện thoại ở Nhật, bạn cần phải có thẻ tín dụng của ngân hàng. Nếu bạn chỉ có sổ ngân hàng mà chưa có thẻ tín dụng thì sẽ không thể đăng ký được.

Khi đi đăng ký, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Thẻ ngoại kiều
  • Thẻ tín dụng / thẻ ATM và sổ ngân hàng
  • Thẻ học sinh (nếu là du học sinh)
  • Con dấu cá nhân

Bạn nên đi cùng một người có trình độ tiếng tốt một chút để có thể giao tiếp được. Điều này rất cần thiết vì nhà mạng hay gạ gẫm bạn đăng ký các gói dịch vụ phụ tốn kém.

Lưu ý: Bạn có thể nói kém mà vẫn đăng ký được, tuy nhiên khi nhận hóa đơn điện thoại thì đừng “hoảng sợ” vì tiền cước điện thoại (do nhiều dịch vụ rác đi kèm).

Nếu đang đăng ký ở những bước cuối mà không thành công, hồ sơ của bạn sẽ được lưu ở nhà mạng đó. Nguy cơ bị vào danh sách “đen” là khá cao.

C.Chọn nhà mạng

Nhật Bản có 3 nhà mạng lớn nhất trong ngành viễn thông là Docomo, AU và Softbank. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà mạng con khác như: Rakuten Mobile, Y!mobile, BigLobe, U-Mobile hay DMM,….

Đối với 3 nhà mạng to, bạn không cần lo lắng về tốc độ đường truyền hay dịch vụ hậu mãi. Riêng về gọi điện, tùy theo nhà mạng mà bạn có thể gọi miễn phí trong các khung giờ cố định.

Tất cả các điện thoại phân khối của nhà mạng đều là máy lock, sau 1 năm sử dụng bạn có thể quay lại nhà mạng để mua code để unlock lên máy quốc tế (dùng được mọi loại sim).

Nếu bạn quan đến nhà mạng con, truy cập bài viết sau:

  • Hướng Dẫn Đăng Ký Sim Giá Rẻ Rakuten
  • Hướng Dẫn Đăng Ký Sim Giá Rẻ Biglobe – Máy Unlock, Docomo Hoặc Au

D.Cước phí hàng tháng

Trong phần ví dụ ở đầu bài, con số 10,000 yên hàng tháng cho tiền cước + máy là có thật. Nhiều hơn nữa cũng là chuyện bình thường.

Một gói cước sim bình thường chưa kèm máy sẽ gồm các khoản sau:

  • Tiền cước phí duy trì sim hàng tháng
  • Tiền mạng (tùy theo dung lượng mua mà giá sẽ khác nhau)
  • Tiền cước tin nhắn, gọi điện phát sinh
  • Tiền dịch vụ (các dịch phụ hỗ trợ đi kèm)

Tùy theo sự lựa chọn của bạn mà giá sẽ khác nhau, nhưng với 3 nhà mạng to thì giá sẽ rơi vào khoảng 4000 yên > 7000 yên.

Nếu đăng ký điện thoại đi kèm thì phụ thuộc vào thời gian trả góp mà giá sẽ được chia đều, thêm vào đó sẽ là tiền bảo hiểm (khoảng 500 yên/ tháng).

Đối với sim giá rẻ thì cước phí tổng cho cả tháng chỉ rơi vào khoảng 1700 yên > 3500 yên.

E.Chuyển nhà mạng và cắt hợp đồng

1.Thời gian hợp đồng

Một hợp đồng đăng ký sim và điện thoại thường sẽ có thời gian là 2 năm. Nếu thời gian trả góp của bạn dài hơn thì sẽ tăng đến khi trả đủ tiền máy.

Thời hạn hợp đồng điện thoại ở Nhật
Thời hạn hợp đồng điện thoại ở Nhật

Đến tháng cuối của hợp đồng mà bạn không có yêu cầu gì, nhà mạng sẽ tự động gia hạn thêm 2 năm nữa.

2.Hủy hợp đồng trước thời hạn

Khi hủy hợp đồng trước thời hạn, bạn sẽ bị phạt khoảng 2 man + số tiền điện thoại còn thiếu. Nếu không trả, số tiền cước của bạn sẽ tiếp tục tăng lên thêm vài man nữa trước khi bị cắt.

Thông thường, việc nợ nhà mạng từ vài man sẽ khiến bạn vào danh sách đen, bị cấm đăng ký sim ở nhà mạng đó vĩnh viễn.

Nhà mạng sẽ chả rảnh rỗi để đi kiện khách hàng một khoản tiền nhỏ, nhưng nếu con số lớn thì sẽ có rắc rối đấy.

3.Chuyển nhà mạng

Để tranh giành khách hàng, 3 nhà mạng to đều có khuyến mãi thưởng cho khách hàng một chiếc điện thoại mới khi chuyển sang nhà mạng của họ.

Chuyển nhà mạng nhưng vẫn giữ số ở Nhật
Chuyển nhà mạng nhưng vẫn giữ số ở Nhật

Sau mỗi 1 hoặc 2 năm sử dụng, bạn nên xem nhà mạng nào đang có khuyến mãi ngon để chuyển sang nhà mạng đó. Việc này tất cả người Nhật đều làm nên bạn chẳng cần ngại.

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc, hãy để lại dưới comment.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Đánh giá

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Cách Kiếm Trả Dùng Lượng 4g Docomo ở Nhật