Hướng Dẫn đăng Ký - Sử Dụng DNS & CDN Của CloudFlare
Có thể bạn quan tâm
CloudFlare là dịch vụ DNS trung gian và CDN miễn phí (và trả phí) lớn nhất thế giới hiện nay!
Rất nhiều Website lớn đang tin tưởng dịch vụ của CloudFlare. Với người dùng phổ thông thì những dịch vụ miễn phí của CloudFlare thực sự rất hữu ích:
- Dịch vụ DNS trung gian: Hệ thống máy chủ phân giản tên miền (Nameservers) của CloudFlare luôn ổn định và phản hồi rất nhanh so với hệ thông Nameservers của chính các nhà cung cấp Hosting & Domain.
- Dịch vụ CDN – hệ phân tán dữ liệu – giúp tăng tốc Website đối với người truy cập ở xa máy chủ chứa Hosting. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống tấn công DDdos khá hiệu quả.
- Flexible SSL: khi bạn dùng CDN của CloudFlare thì có thể dùng luôn chứng chỉ SSL của họ, không cần đăng ký các chứng chỉ SSL khác.
Mục lục bài viết
- 1. Đăng ký CloudFlare
- 2. Thêm Domain vào CloudFlare
- 3. Chỉ định domain dùng CloudFlare DNS
- 4. Sử dụng CloudFlare Proxy (CDN)
- Khi nào nên dùng CloudFlare CDN Free?
- Dùng CDN & Plugin tăng tốc Caching
- 5. Dùng Flexible SSL của CloudFlare
- 6. Cấu hình CloudFlare cho Let’s Encrypt SSL
- 6. Tính năng nâng cao của CloudFlare
Nếu dùng Hosting cPanel, mục SOFTWARE có CloudFlare để bạn đăng ký tài khoản và thêm domain nhưng nó không khác nhiều với đăng ký trực tiếp.
Nên chúng ta đăng ký trực tiếp tài khoản trên CloudFlare.com cho nhanh!
1. Đăng ký CloudFlare
Đăng ký CloudFlare cực dễ, bạn vào Trang Sign Up và nhập email & password. Sau đó một email sẽ gởi về cho bạn để xác nhận.
Sau khi xác nhận email, bạn có thể login và khai báo các domain sẽ dùng CloudFlare!
2. Thêm Domain vào CloudFlare
Để thêm domain vào CloudFlare ta làm theo đúng trình tự các bước sau!
Chọn Add site như hình bên dưới!
Chúng ta chỉ dùng dịch vụ Miễn phí của CloudFlare.
Gói Pro trở lên chi phí rất đắt và chỉ nên dùng cho các Website lớn – số lượng truy cập cùng lúc nhiều – người dùng phân tán nhiều nơi trên thế giới!
Sau khi Confirm – các bảng ghi (records) sẽ được khai báo trên máy chủ tên miền (Nameservers) của CloudFlare.
Nếu Domain của bạn đã được trỏ về Hosting trước đó, thì các DNS records sẽ được tự động cập nhật như đã thiết lập ở Nameservers trước đó.
Nếu chưa trỏ domain, chúng ta cần thêm các Records này như cách khai báo DNS Records ở phần trỏ domain bằng cách dùng Nameservers của dịch vụ Domain ở phần trước, nhắc lại:
- Tạo A record trỏ về IP của Hosting
- Tạo CNAME record www trỏ về domain
- Và nếu dùng các dịch vụ khác như Email tên miền riêng, … thì thêm các Record khác như hướng dẫn của dịch vụ.
Cụ thể như hình bên dưới!
Mặc định đám mây màu vàng sẽ bật cho A Record và www. CNAME Record – tức là chúng ta đang dùng dịch vụ CDN miễn phí của CloudFlare cho Website.
Nhắc lại: Nếu bạn cần đăng ký Let’s Encrypt SSL cho domain trong cPanel thì tạm tắt đám mây vàng đi (CDN), sau khi đã đăng ký thành công, hãy bật lại!
Bạn đã khai báo Domain với NameServers của CloudFlare xong.
3. Chỉ định domain dùng CloudFlare DNS
Bây giờ cần chỉ định cho Tên miền dùng Nameservers của CloudFlare.
Tùy thời điểm đăng ký, CloudFlare sẽ cung cấp cho bạn 2 bản ghi (NS Records) để khai báo máy chủ tên miền của CloudFlare.
Ví dụ như hình dưới:
Chúng ta đăng nhập vào dịch vụ Domain, ở phần NAMESERVERS ta chọn Custom DNS và nhập 2 bản ghi để chỉ định cho Domain dùng Nameservers của CloudFlare!
Nhớ nhấp nút Save để lưu thông tin!
Việc cập nhật thông tin Nameservers của Domain lên hệ thống DNS có thể mấy từ vài phút đến 24h.
Thông thường các dịch vụ Domain lớn thì việc cập nhật chỉ mất tối đa 1h là có hiệu lực.
Sau khi cập nhật có hiệu lực, thì trong tài khoản CloudFlare, Website của bạn đã được đánh dấu Active!
Vậy là từ giờ chúng ta sẽ dùng Nameservers của CloudFlare.
Còn dịch vụ CDN có thể dùng hoặc không. Chúng ta sẽ tiếp tục ở phần cuối Topic này!
4. Sử dụng CloudFlare Proxy (CDN)
Dịch vụ CDN – Hệ thống phân tán dữ liệu của CloudFlare là dịch vụ CDN miễn phí tốt nhất thế giới hiện nay, nếu Website của bạn nhỏ, số người truy cập vừa phải (cỡ vài trăm users/ ngày) thì dùng dịch vụ này rất tốt.
CDN CloudFlare sẽ tạo bộ nhớ đệm cho Website và phân tán nó khắp hệ thống lưu trữ đám mây trên toàn cầu, khi người dùng truy cập Website, họ sẽ được tải dữ liệu đệm này từ nơi lưu trữ gần nhất, nhờ đó tốc độ truy cập rất nhanh và giúp giảm tải các xử lý – truy vấn đến máy chủ chứa Website của bạn.
Hiện nay CloudFlare đã mở Datacenter ở VN, nên nếu bạn dùng CDN của họ, người dùng trong nước sẽ được truy xuất dữ liệu đệm từ VN hoặc Hong Kong, nên tốc độ load trang rất nhanh.
Như đã đề cập ở trên, để dùng CDN của CloudFlare, bạn chỉ cần Vào mục DNS bật đám mây vàng cho A record và CNAME record www như hình bên dưới:
Các record khác như cPanel, Mail… không cần thiết phải dùng CDN, vì chỉ có tác dụng với người quản trị (là bạn) – trong khi lại làm chậm quá trình thao tác, cài đặt và chỉnh sửa hosting/ website.
Khi nào nên dùng CloudFlare CDN Free?
CloudFlare CDN miễn phí rất tốt, nhưng chỉ phù hợp cho các website nhỏ, người truy cập ít.
Vì miễn phí, nên trên cùng một Cụm Máy chủ, CloudFlare chứa rất nhiều dữ liệu đệm (Cache) của Website người dùng Free và nếu số lượng truy cập nhiều ở bất cứ Website nào, cũng dẫn đến quá tải và họ bật cơ chế giới hạn truy cập, nên downtime rất thường xuyên.
Việc truy cập từ các khu vực khác nhau trên thế giới cũng không ổn định như nhau, có khi người dùng ở VN truy cập được Website, người dùng ở Singapore lại không truy cập được.
Lỗi downtime thường được thông báo là quá trình kết nối của CloudFlare với Máy chủ chứa Website của bạn bị lỗi (ý là do Hosting của bạn dowtime). Tuy nhiên, lỗi này thường do CloudFlare chặn truy cập để giảm tải chứ thực chất chẳng phải do hosting.
Downtime ảnh hưởng rất nặng nề đối với SEO nên chúng ta không nên bật CDN của CloudFlare với các Website nhiều người truy cập hay quan trọng.
Dịch vụ CloudFlare CDN có gói trả phí, nhưng giá rất cao so với các đối thủ khác như CloudFront (Amazon) hay KeyCDN, MaxCDN…
Vậy, nếu Website của bạn lớn và muốn dùng CDN để người dùng khắp thế giới có thể truy cập nhanh hơn, hãy dùng CDN của CloudFront, KeyCDN hay MaxCDN.
Lưu ý là bạn dùng CDN của dịch vụ nào thì bắt buột phải dùng DNS của dịch vụ đó.
Dùng CDN & Plugin tăng tốc Caching
CDN hoạt động trên cơ chế tạo bộ nhớ đệm cho Website (Caching), do đó khi dùng các plugin tăng tốc bằng cơ chế tương tự như WProcket, WP Super Cache, W3Total Cache, Litespeed cache … thì chúng ta phải cấu hình lại để chúng không xung đột lẫn nhau.
Cụ thể:
- Dịch vụ CDN tạo & xử lý cache trên các máy chủ riêng của dịch vụ – độc lập với máy chủ chứa Website.
- Các plugin caching thì tạo & xử lý cache ngay trên máy chủ chứa Website.
Theo nguyên tắc, cache sẽ được tạo – xóa – cập nhật – tạo lại phù hợp để khi dữ liệu Website được cập nhật thì cache cũng được cập nhật theo. Nên nếu không cấu hình phù hợp, việc tạo cache – xóa cache – cập nhật cache sẽ xung đột giữa dịch vụ CDN & plugin Caching – làm cho Website hoạt động không ổn định.
Mỗi plugin Caching đều có hướng dẫn kèm theo để cấu hình phù hợp nếu bạn dùng dịch vụ CDN ngoài.
Trong phần tăng tốc Website – chúng ta sẽ biết chi tiết về cấu hình CDN với Wp-rocket.
5. Dùng Flexible SSL của CloudFlare
Nếu chúng ta dùng CDN của CloudFlare thì có thể bật luôn chứng chỉ Flexible SSL cho Website, rất tiện lợi:
Tuy nhiên, so với chứng chỉ SSL miễn phí Let’s Encrypt hay chứng chỉ SSL giá rẻ của Namecheap – Comodo Positive SSL thì Flexible SSL của CloudFlare không tốt bằng!
Chất lượng của chứng chỉ SSL được đánh giá qua việc tương thích với nhiều trình duyệt trên tất cả các hệ điều hành máy tính và thiết bị di động. Về mặt này, Flexible SSL của CloudFlare không được đánh giá cao.
Cũng như dịch vụ CDN Free, thì Flexible SSL cũng chỉ nên dùng cho các site ít quan trọng.
Nhắc lại: Flexible SSL của CloudFlare chỉ hoạt động trên máy chủ CDN, nên muốn dùng bắt buột bạn phải bật CDN cho Website.
6. Cấu hình CloudFlare cho Let’s Encrypt SSL
Nếu không bật CloudFlare Proxy (CDN) thì bạn không cần cấu hình gì ở mục Crypto (SSL). Nhưng nếu quyết định dùng CDN mà không muốn dùng Flexible SSL, mà dùng SSL trả phí hoặc Let’s Encrypt SSL thì vào mục Crypto (SSL) chọn chế độ Full (strict).
Tuy nhiên, cần lưu ý ở thời điểm kích hoạt SSL, bạn cần tạm thời tắt đám mây vàng (CDN) đi để bên SSL có thể xác thực được địa chỉ IP thực của máy chủ hosting. Sau khi đã kích hoạt hoặc gia hạn SSL thành công, bật CDN lại bình thường!
6. Tính năng nâng cao của CloudFlare
Ngoài các phần về DNS – CDN & SSL, dịch vụ CloudFlare còn nhiều tính năng khác, nhưng hiệu quả đối với gói Free không quá cao, nên chúng ta không mất thời gian nhiều cho nó.
5.0 16Khóa học Pro WordPress Web Design 2022
Bạn có thể tự xây dựng Website chuẩn SEO chuyên nghiệp với tài nguyên WP bản quyền trị giá $1000
Đăng ký(*) Vui lòng kiểm tra email để xác thực hoàn tất đăng ký. Nếu không thấy email bạn nên kiểm tra tab Quảng cáo và Spam và kéo email vào tab Chính (Primary) nhé!
Từ khóa » Sử Dụng Cdn Cloudflare
-
Cách Cài đặt CloudFlare CDN Cho Web WordPress - Hostinger
-
Cloudflare CDN | Content Delivery Network
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Cloudflare DNS, Cloudflare CDN Và Bảo Mật ...
-
Hướng Dẫn Cài đặt CDN Miễn Phí Dùng Cloudflare Trên WordPress
-
CDN Là Gì ? Hướng Dẫn Tích Hợp CDN Vào Hệ Thống Với CloudFlare
-
Hướng Dẫn Sử Dụng CloudFlare - Tenten
-
Sử Dụng CDN Free CloudFlare Cho Wordpress Qua Subdomain
-
CloudFlare Là Gì? Bạn Hiểu Như Thế Nào Về CloudFlare?
-
Hướng Dẫn Sử Dụng CloudFlare - Dịch Vụ DNS Miễn Phí Tuyệt Vời
-
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG CDN CLOUDFLARE.COM ĐỂ ...
-
Cài đặt CloudFlare CDN (Free) Trong WordPress - Diều Hâu - Dieuhau
-
Cách Sử Dụng Cloudflare DNS Mà Không Dùng CDN Hay WAF
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cài đặt Dịch Vụ Cloudflare CDN Và Tích Hợp SSL ...
-
Cloudflare Là Gì? Có Nên Sử Dụng Cloudflare Cho Website Hay Không?