Hướng Dẫn đánh Bóng Sáng Tối Trong Hình Họa Chì - Zest Art

Cốt lõi mục đích của việc đánh bóng là thể hiện được cách mà ánh sáng tác động lên mẫu vật. Từ đó, tạo cảm nhận về không gian và độ chân thật cho bức tranh. Tuy nhiên, việc ánh sáng tương tác với vật là một hiện tượng vật lý. Thế nên, người vẽ cần nắm bắt được các yếu tố cơ bản và cách hoạt động của nó như các thành phần sáng tối, phản quang…  từ đó tạo nên tính logic cho cách vẽ, dẫn đến làm cho việc đánh bóng dễ dàng và có hệ thống hơn, không sa đà vào cảm tính thất thường. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức này nhé.  

1. Các thành phần sáng tối

Khi ánh sáng từ nguồn sáng tương tác với mẫu tương tác với mẫu sẽ tạo thành 2 vùng sáng và vùng tối, trong mỗi vùng sẽ có cách thành phần sáng tối:

Các thành phần vùng sáng:  

  • Phần sáng: vùng nhận ánh sáng trực tiếp từ đèn.  
  • Phần highlight: nơi nhận sáng nhiều nhất vùng sáng.  

Các thành phần vùng tối:  1. Bóng đổ: Phần  bị chắn sáng bới vật. 2. Bóng khe: Nơi tiếp giáp giữa vật và mặt đất.  3. Phản quang: Ánh sáng phản xạ từ môi trường xung quanh vật à làm vùng tối sáng lên,.  4. Đường tối: Ranh giới giữa vùng sáng và tối, có độ đâm cao, nhận rất ít phản quang.   

Sáng – trung gian – tối trên thang sắc độ:   

Giữa 2 vùng đậm nhất và sáng nhất của mẫu có vùng chuyển sắc độ gọi  là vùng trung gian. Được chia làm 2 loại : 

Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì

>> Sắc độ của vùng trung gian tối nhất vùng sáng sẽ không đậm bằng vùng trung gian sáng.

Xem thêm: Hướng dẫn đánh bóng nền hiệu quả trong môn hình họa chì

2. Sáng tối lớn

Định nghĩa:  Tuy các thành phần sáng tối rất đa dạng, nhưng để đơn giản việc đánh bóng vào lúc ban đầu nhằm thể hiện hướng sáng 1 cách nhanh nhất. Ta gộp chung các thành phần sáng tối lại còn 2 vùng:  

  • Vùng sáng lớn: Toàn bộ vùng tối trên bài.
  • Vùng tối lớn: Toàn bộ vùng sáng trên bài.

=> Vùng tối lớn có sắc độ đậm cao hơn hẳn với vùng sáng lớn.

=> Tác được sáng lớn và tối lớn sẽ giúp tả ra hướng sáng và thống nhất vùng sáng – tối trên bài.

  • Cách tách sáng tối lớn

Tách sáng-tối: Phủ vùng tối lớn bằng 1 sắc độ duy nhất, vùng sáng để trắng. Bỏ qua tất cả chi tiết, sự khác nhau về độ đậm trong vùng sáng-tối lớn.

Bước 1: Hoàn thiện dựng hình.   

Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì

Bước 2: Xác định đường tối.   

Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì

Bước 3: Phủ toàn bộ vùng tối.

Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì

=> Tách sáng tối lớn giúp cho chúng ta xác định rõ được nguồn sáng, tránh bị sai sắc độ khi đánh bài chi tiết hơn.

Xem thêm: Đánh nét trong môn hình ọa chì và 1 số lỗi thường gặp 

3. Mẹo xác định sáng tối lớn trên mẫu bằng cách gom sáng tối

Nheo mắt lại để xác định được sáng tối lớn dễ hơn, không bị phân tâm bởi các chi tiết khác.

  • Mẫu.
Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì
  • Nheo mắt lại để thấy hình ảnh nhòe đi.
Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì
  • Khi hình ảnh nhòe đi, ta sẽ thấy chi tiết của 2 vùng sáng-tối hòa làm một. Chỉ còn 1 vùng tới lớn và 1 vùng sáng lớn.  
Hướng dẫn đánh bóng sáng tối trong hình họa chì

4. TỔNG KẾT

Những kiến thức nói trên đều là những điều quan trọng cần nhớ khi đánh bóng và miêu tả sáng-tối trong bài vẽ. Trong đó việc tách được vùng sáng vùng tối là rất quan trọng để người xem nhận thức được nguồn sáng và không gian trong bài. Các hướng dẫn trên cũng đòi hỏi nhiều sự luyện tập để thành thục, do đó, hãy nắm chặt bút và vẽ thật nhiều để mang lại nhiều sự tiến bộ nhé.

Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest   

Tác giả: GV Gia Bảo – Team Zest luyện thi

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.

Từ khóa » Cách Tô Sáng Tối