HƯỚNG DẪN DÀNH CHO SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
Có thể bạn quan tâm
I. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
Trích Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Mục đích
Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nền nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú.
2. Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú
1. Học sinh, sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
3. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng tại nơi cư trú.
3. Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú
1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
3. Phải đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) và báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.
4. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày.
5. Học sinh, sinh viên ngoại trú có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại nơi có hộ khẩu thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại các khoản 1, 2, 4 của Điều này.
II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP XÁC NHẬN CHO SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
1. Thủ tục đăng ký ngoại trú
Trong vòng 1 tháng sau khi nhập học, SV ngoại trú phải nộp cho Cố vấn học tập thông tin về chỗ ở hiện tại như sau:
- Đối với SV ở tại địa chỉ thường trú: nộp bản sao hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và điện thoại liên hệ.
- Đối với SV ở tại địa chỉ tạm trú: nộp bản sao giấy đăng ký tạm trú có xác nhận của công an phường (xã) nơi cư trú và điện thoại liên hệ.
Khi thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, SV phải làm lại thủ tục đăng ký ngoại trú theo qui định của Nhà nước và báo với Cố vấn học tập, P.CTCT&SV về địa chỉ chỗ ở mới.
2. Thủ tục xác nhận sinh viên để đăng ký tạm trú, tạm vắng tại công an phường (xã) nơi cư trú:
+ Đơn vị phụ trách: Phòng Công tác chính trị và sinh viên
+ Địa điểm: Văn phòng Hỗ trợ sinh viên – P105 Nhà N2
+ Thời gian: Các ngày Thứ 2, Thứ 4 và Thứ 6 hàng tuần (Nộp giấy đề nghị xác nhận vào buổi sáng và nhận kết quả vào cuối ngày làm việc).
Từ khóa » Nơi ở Ngoại Trú Là Gì
-
Ngoại Trú - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nội Trú Là Gì? Mức Hưởng Bảo Hiểm Khi điều Trị Nội Trú 2022?
-
Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
-
Ngoại Trú Là Gì? Điều Trị Ngoại Trú được Hưởng Bảo Hiểm Không?
-
Nội Trú Là Gì? Phân Biệt Giữa điều Trị Nội Trú Và điều Trị Ngoại Trú?
-
QUY CHẾ CÔNG TÁC HỌC SINH SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRONG ...
-
Cách Hiểu đúng Về điều Trị Nội Trú Và điều Trị Ngoại Trú - LuatVietnam
-
Quy định đối Với Sinh Viên ở Ngoại Trú
-
Địa Chỉ Nội Trú Và Ngoại Trú Là Gì - Học Tốt
-
[GIẢI THÍCH] Về Quy... - NTTU - Phòng Công Tác Sinh Viên
-
Phân Biệt điều Trị Nội Trú Và điều Trị Ngoại Trú
-
Nơi Cư Trú Là Gì? Hiểu đúng Về "cư Trú" Và "thường Trú" - AZLAW
-
Phân Biệt Nơi Cư Trú, Thường Trú Và Tạm Trú - Thư Viện Pháp Luật
-
Sự Khác Biệt Giữa Nơi ở Cố định Và Nơi Thường Trú Là Gì? - Endevio