Hướng Dẫn đánh Giá Hiện Trạng Công Trình Xây Dựng | Arteco VietNam

Đánh giá hiện trạng công trình xây dựng là một hoạt động chuyên môn quan trọng trong xây dựng. Qua hoạt động này sẽ có thể lên kế hoạch bảo trì hoặc khắc phục hư hỏng của các công trình. Vậy quy trình đánh giá hiện trạng công trình xây dựng như thế nào là chuẩn? Hãy cùng Arteco tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tại sao cần đánh giá hiện trạng công trình xây dựng?

Không phải vô cớ mà việc đánh giá hiện trạng của công trình luôn được các đơn vị thi công chú trọng. Và dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu:

  • Giúp phát hiện kịp thời sự xuống cấp hoặc thay đổi công năng của kết cấu. Hoạt động này nên được duy trì trong suốt thời gian sử dụng công trình.
  • Xác định rõ nguyên nhân và tình trạng hư hỏng của công trình. Từ đó hỗ trợ trong quá trình sửa chữa, gia cường công trình bị hư hỏng.
  • Ước tính được mức độ cần thiết của việc sửa chữa công trình. Lựa chọn phương án sửa chữa hợp lý thông qua nguồn gốc của các hư hỏng, giúp hạn chế thiệt hại và rủi ro không đáng có. 
tai-sao-can-danh-gia-hien-trang-cong-trinh
Tại sao cần đánh giá hiện trạng công trình

Chi tiết quy trình kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình

Khảo sát hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình

Tập hợp hồ sơ, tài liệu liên quan đến lịch sử thi công, sử dụng của công trình, gồm: 

  • Hồ sơ thiết kế công trình
  • Hồ sơ liên quan đến giai đoạn thi công : biên bản nghiệm thu, báo cáo của tư vấn giám sát
  • Các chứng chỉ thí nghiệm chất lượng vật liệu đưa vào sử dụng
  • Các hồ sơ liên quan đến việc sửa chữa công trình trước đó (nếu có)

Phân tích công năng hiện tại của công trình

Xác định sự làm việc của công trình ở thời điểm hiện tại. Công trình có phù hợp với những giả thuyết, yêu cầu đặt ra ở giai đoạn thiết kế không ? Việc phân tích các điều kiện làm việc của công trình cho phép:
  • Những khu vực làm việc bất lợi nhất
  • Những vùng chịu tác động nhiều nhất bởi các yếu tố môi trường (Tác động của Nhiệt độ, độ ẩm, hóa học, tải trọng)

Khảo sát chi tiết hiện trạng công trình

Khảo sát hiện trạng kết cấu công trình

  • Kích thước và bố trí thực tế của các kết cấu
  • Cấu tạo thực tế của các liên kết, gối tựa
  • Cấu tạo cốt thép của kết cấu (vị trí cốt thép, đường kính cốt thép, chiều dày lớp bê tông bảo vệ…)
  • Vị trí, đặc trưng phân bố nứt (thường ở các vùng chịu ứng suất kéo lớn)
  • Phương và hình dạng vết nứt
  • Kích thước vết nứt (dài, rộng, sâu)
  • Thời điểm hình thành vết nứt và sự phát triển theo thời gian.
  • Xác định chiều sâu vết nứt bằng phương pháp siêu âm

Khảo sát biến dạng của kết cấu

  • Biến dạng của kết cấu bao gồm: độ võng, góc xoay và biên độ dao động.
  • Trong khảo sát chủ yếu tập trung vào độ võng. 
  • Độ võng của kết cấu liên quan đến sự hình thành và phát triển của vết nứt.
  • Thiết bị đo độ võng: thước, indicator, võng kế,…
  • Trong nhiều trường hợp cần tiến hành thử tải tĩnh để xác định độ võng của kết cấu nhằm đánh giá khả năng làm việc của hiện trạng.
  • Độ võng giới hạn của kết cấu là cơ sở để đánh giá khả năng võng của kết cấu.

Khảo sát chất lượng vật liệu

  • Lấy mẫu bê tông để tiến hành thí nghiệm phá hoại trong phòng thí nghiệm.
  • Sử dụng các phương pháp thí nghiệm không phá hoại (siêu âm, súng bật nảy,…) để kiểm tra cường độ thực tế của bê tông.
  • Xác định tình trạng phong hóa vật liệu.

Phân tích nguyên nhân, cơ chế phát sinh và mức độ xuống cấp, hư hỏng của công trình

Dựa vào kết quả khảo sát, kiểm tra cần phân tích, đánh giá, xác định cơ chế của các hư hỏng, xuống cấp của công trình.

Một số dạng cơ chế hư hỏng điển hình:

  • Nứt kết cấu: do vượt tải, biến dạng nhiệt ẩm, chất lượng bê tông.
  • Suy giảm cường độ bê tông: do độ đặc chắc của bê tông, bảo dưỡng bê tông, các tác động môi trường, xâm thực.
  • Biến dạng hình học kết cấu: do vượt tải, tác động môi trường, độ cứng của kết cấu.
  • Gỉ cốt thép: do ăn mòn trong môi trường xâm thực, cacbonat hóa bề mặt bê tông.
  • Thấm dột: do độ đặc chắc của bê tông, nứt kết cấu, mối nối.

Từ những phân tích trên, chúng ta cần đánh giá mức độ mức độ hư hỏng, xuống cấp của công trình dựa trên công năng của kết cấu. Cụ thể hơn là:

  • Độ an toàn hay khả năng chịu tải.
  • Khả năng làm việc bình thường của kết cấu.

Trong đó, độ an toàn hay khả năng chịu tải được kiểm tra theo 2 điều kiện làm việc của kết cấu: Điều kiện bền, điều kiện biến dạng. Khả năng làm việc bình thường của kết cấu được kiểm tra theo:

  • Chức năng kết cấu (chống thấm, cách nhiệt, chống cháy, …)
  • Tác động đến môi trường xung quanh.

Đưa ra giải pháp khắc phục, xử lý hoặc gia cố phù hợp

Dựa trên cơ sở đã xác định được cơ chế và mức độ hư hỏng, xuống cấp, chúng ta có thể lựa chọn một trong các giải pháp tham khảo sau:

  • Khôi phục được bằng hoặc cao hơn công năng ban đầu của kết cấu đồng thời ngăn ngừa việc tiếp tục xuống cấp hư hỏng
  • Quy mô, mức độ sửa chữa hoặc gia cường phụ thuộc vào tầm quan trọng của kết cấu, tuổi thọ còn lại của công trình, kh công trình, khả năng tài chính

>>> XEM THÊM: Chia sẻ quy trình chống mối công trình xây dựng tiêu chuẩn

Tổng kết

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đọc đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề đánh giá hiện trạng công trình. Trong trường hợp gia chủ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, hãy lựa chọn đơn vị thi công uy tín để hỗ trợ thực hiện công đoạn này. Hiện nay, Arteco tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu với bộ giải pháp toàn diện, tối ưu về xây dựng, nhất là các công trình trọn gói. Chúng tôi không chỉ đảm bảo triển khai đánh giá hiện trạng dự án một cách thường xuyên, chuẩn quy trình mà còn cam kết tiến độ cũng như chất lượng dự án. Do đó, đừng quên liên hệ tới Arteco để được hỗ trợ sớm nhất nhé! Hotline: 0899 984 988 – 1900277287 (24/7) Fanpage Facebook: Artéco – Chuyên gia Xây dựng đến từ nước Pháp

Từ khóa » Khảo Sát Hiện Trạng Công Trình Là Gì