Hướng Dẫn Đấu Nối Mạch Điện Sao Tam Giác - PLCTECH

Mạch điện sao tam giác đối với các bạn đang học hay làm về ngành Điện – Điện công nghiệp thì mạch sao tam giác là một khái niệm không còn quá xa lạ. Thậm chí là phổ biến khi các bạn bắt tay là học Điện.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ mạch khởi động sao tam giác là gì? Dùng để làm gì? Đấu nối mạch điện sao tam giác như thế nào cho tối ưu nhất? Vậy hãy cùng PLCTECH tìm hiểu thật kỹ về từng mục này qua bài viết dưới đây.

Khi nào chúng ta sử dụng mạch điện sao tam giác?

Có rất nhiều phương pháp để chúng ta khởi động động cơ ba pha không đồng bộ: Như khởi động trực tiếp, khởi động bằng khởi động mềm, khởi động bằng biến tần…Ngoài ra có 1 phương pháp rất phổ biến là khởi động sao tam giác, ưu điểm chi phí rẻ, ổn định, đơn giản.

Khởi động chuyển đổi sao tam giác mục đích là để giảm dòng khởi động của động cơ (thay đổi U đặt vào cuộn dây của động cơ). Phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi cho các động cơ từ 20HP trở lên nhờ có tính kinh tế và dễ bảo trì thay thế.

Một chú ý rất quan trọng khi ta sử dụng mạch điện sao tam giác khởi động động cơ, đó là không phải động cơ nào chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp này được. Dưới đây là mác của động cơ mà chúng ta có thể khởi động sao tam giác

mạch điện sao tam giác

Động cơ của chúng ta nếu nguồn cấp cho động cơ chạy dài hạn là 3 pha 380V thì cần phải có thông số chạy sao 660V như ở trên mác đã đề cập, trường hợp này chúng ta mới có thể khởi động sao tam giác được.

Nguyên Lý Của Phương Pháp Khởi Động Mạch Điện Sao Tam Giác

Đầu tiên chúng ta cho động cơ chạy chế độ sao để giảm giá trị dòng khởi động xuống 1/3 so với định mức. Sau một khoảng thời gian thì chuyển sang chế độ tam giác để đảm bảo công suất động cơ và nhu cầu của tải. Đến đấy xảy ra một tình huống đó chính là thời gian để chuyển giữa hai chế độ sao sang tam giác là bao lâu?

Câu trả lời không có một số nào cụ thể cả. Thời gian chuyển đổi này phải dựa vào động cơ, dựa vào thực tế tải. Bởi nếu chúng ta để thời gian này lớn quá thì bị trễ đáp ứng, moment trong quá trình chạy sao cũng nhỏ, nếu chúng ta để ngắn quá thì dòng khởi động lại tăng lên khá lớn. Như vậy chúng ta nên chọn theo thực tế tải để điều chỉnh sao cho phù hợp. Theo như kinh nghiệm thì chúng ta có thể chọn từ 2.5s~6s tuỳ vào tải và công suất động cơ.

Mạch điện sao tam giác

Sơ đồ mạch khởi động sao tam giác

Sơ đồ mạch điện sao tam giác

Sơ đồ mạch điện sao tam giác được chia làm hai phần chính là mạch động lực và mạch điều khiển.

Mạch lực khởi động sao tam giác

Mạch động lực sao tam giác

Mạch điều khiển khởi động sao tam giácMạch điều khiển sao tam giác

Các thiết bị chính để xây dựng lên một tủ điện khởi động bằng mạch điện sao tam giác cho động cơ không đồng bộ ba pha bao gồm:

– Aptomat – Đây là thiết bị vừa cấp nguồn cũng như bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho động cơ – Contactor – Là thiết bị điều khiển đóng cắt động cơ từ chế độ sao sang tam giác – Rơle nhiệt – Để bảo vệ động cơ quá tải – Timer (Bộ định thời) – Để điều khiển thời gian chuyển giữa hai chế độ sao sang tam giác – Phụ kiện kèm theo như đèn báo, nút bấm, rơ le trung gian, dây dẫn, đầu đấu nối, và vật dụng hỗ trợ kèm theo.

PLCTech

Khi bật nút On thì Contactor chính và Contactor sao sẽ đóng đồng thời Timer định thời gian sẽ chạy, lúc này dòng điện từ 3 pha lửa chạy qua Contactor chính (đầu tiên) và qua U1, V1, W1 đầu vào của cuộn dây động cơ (Khi đó các đầu dây W2, U2, V2 đang được nối chụm lại nhờ Contactor sao đang đóng)

Sau một khoảng thời gian được cài đặt trên Timer thì Contactor sao sẽ nhả ra. Đồng thời, Contactor chạy tam giác sẽ đóng lại cho động cơ chạy chế độ tam giác để hoạt động với đúng công suất của nó.

 Trên đây là tất tần tật về mạch điện sao tam giác trong khởi động sao tam giác động cơ không đồng bộ ba pha.

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Từ khóa » Sơ đồ Nối Dây Sao Tam Giác