Hướng Dẫn đầu Tư Quỹ Mở - Go Money

Skip to content Hướng dẫn đầu tư quỹ mở

Tổng quan về quỹ mở tại Việt Nam và cách đầu tư quỹ mở

Mục lục
  • Kiến thức cơ bản
  • Các quỹ mở tại Việt Nam
  • Chiến lược đầu tư quỹ mở

Giữa gửi tiết kiệm và quỹ mở thì kênh nào sinh lời hơn? Có nên chuyển toàn bộ tiền gửi tiết kiệm sang quỹ mở không?

Trong khi lãi suất tiết kiệm có xu hướng giảm, quỹ mở đang là kênh đầu tư hấp dẫn, với việc ủy thác cho chuyên gia của quỹ thay mình đầu tư. Năm 2020, một số quỹ mở có lợi suất đầu tư tăng trưởng vượt bậc, dao động ở khoảng 12% – 25%, cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm (5 – 8%/ 1 năm).

Tỷ suất sinh lời quỹ mở càng cao đồng nghĩa rủi ro tiềm ẩn cũng không ít, vậy nhà đầu tư cần có chiến lược gì khi đầu tư quỹ mở?

1. Kiến thức cơ bản về quỹ mở

1.1. Quỹ mở là gì?

Quỹ mở là quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu đầu tư. Quỹ mở không giới hạn về mặt thời hạn và số lượng các nhà đầu tư tham gia, nhà đầu tư có thể tham gia vào quỹ và rút vốn ra khỏi quỹ bất kỳ lúc nào. Nếu tự đầu tư chứng khoán thì bạn sẽ nhận được cổ phiếu, còn đầu tư vào quỹ mở thì sẽ nhận được chứng chỉ quỹ (CCQ).

Quỹ mở phù hợp với những nhà đầu tư như sau:

  • Nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có đủ kiến thức chuyên môn
  • Nhà đầu tư không có nhiều thời gian để theo dõi thị trường hàng ngày
  • Nhà đầu tư có vốn thấp muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư
  • Nhà đầu tư theo đuổi theo hình thức đầu tư dài hạn

1.2. Quy trình hoạt động của quỹ mở

Về cơ bản, cách thức hoạt động của các quỹ mở là nhận tiền đầu tư từ cá nhân và tổ chức thông qua bán chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư mua trực tiếp chứng chỉ quỹ từ quỹ hoặc qua đại lý phân phối (công ty chứng khoán, ngân hàng… ). Số tiền này được các công ty quản lý quỹ sử dụng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác với chiến lược đầu tư phụ thuộc vào quỹ.

So sánh giữa đầu tư qua quỹ và đầu tư trực tiếp:

Đặc điểmĐầu tư trực tiếpĐầu tư qua quỹ
Quản lýNhà đầu tư tự quản lý, tự phân tích và lựa chọn trái phiếuQuản lý bởi nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có lợi thế về thông tin, nghiên cứu, phân tích và kinh nghiệm đầu tư
Số tiền tối thiểu đầu tưThường lớnNhỏ, tối thiểu khoảng 1 triệu đồng
Chi phí giao dịchGiao dịch với khối lượng nhỏ nên không lợi thế về phí giao dịchDo quỹ giao dịch với khối lượng lớn nên chi phí giao dịch sẽ giảm

2. Các quỹ mở tại Việt Nam 

Tại thị trường Việt Nam, quỹ mở chia thành 3 loại: 

  • Quỹ cổ phiếu
  • Quỹ trái phiếu
  • Quỹ cân bằng (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)
 Quỹ Trái Phiếu Quỹ Cân BằngQuỹ Cổ Phiếu
Danh mục đầu tưTập trung chính vào danh mục trái phiếu và cácchứng khoán nợ có thu nhập cố đinhĐầu tư linh hoạt vào trái phiếu, cổ phiếu theo mộttỷ trọng nhất định Đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết trên sàn giaodịch chứng khoán
Thời gian nắm giữTính thanh khoản cao, bất cứ khi nào nhà đầu tưcần rút vốnThời hạn đầu tư ít nhất từ 12 tháng trở lên Do biến động giá lên xuống trong ngắn hạn, nhà đầutư nên nắm giữ ở thời gian ít nhất một năm
Mức độ rủi ro Mức an toànMức cân bằngMức trung bình
Lợi nhuận kỳ vọng8-10%9-12%13-15%

2.1. Quỹ Trái Phiếu

Quỹ mở trái phiếu đầu tư chủ yếu từ 80% tài sản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, hướng đến chiến lược bảo tồn vốn.

Xét về mặt bản chất, quỹ mở trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm đều là kênh huy động vốn trên trên nhu cầu tích lũy tiền nhàn rỗi. Hai kênh đầu tư này đều có mức lãi suất cố định cố định, lợi tức được tính theo kỳ hạn quy định. So với gửi tiết kiệm, quỹ mở trái phiếu có những ưu thế hơn:

Quỹ mở trái phiếuGửi tiết kiệm
Có thể rút trước, lãi thực hưởng theo thời gian nắm giữ Rút trước kỳ hạn, lãi suất chuyển thành không kỳ hạn ( thường ở mức 0.1%/ năm)
Thanh khoản linh hoạt: bán lại nhận chênh lệch lờiPhụ thuộc kỳ hạn

Không có khả năng mua đi bán lại

Lãi suất vượt trội hơn: dao động 6-11%/ năm Lãi suất thấp hơn: 5-7%/năm cho kỳ hạn 1 năm 

Lợi nhuận của Quỹ trái phiếu mang lại thường ổn định hơn lợi nhuận từ các Quỹ cổ phiếu hoặc quỹ cân bằng. Do quỹ trái phiếu đầu tư gần như toàn bộ tài sản vào các chứng khoán cho thu nhập cố định.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư trái phiếu đang tư vấn phát hành cho những doanh nghiệp lớn như: Techcom (TCBF), VCBF, Bảo Thịnh VinaWealth (WFF), MB Bond, SSI, Bảo Việt, .. với mệnh giá chứng chỉ quỹ và số lượng chứng chỉ quỹ chào bán rất đa dạng.

Hiệu quả đầu tư của một số quỹ mở trái phiếu:

QuỹLợi suất đầu tư* (%)
20162017201820192020CAGR 5 năm (2016-2020)
VFF8.9%9.9%6.8%7.9%5.8%7.8%
VFMVFB9.4%25.1%11.1%9.0%6.5%10.4%
TCBF7.3%8.3%7.8%7.8%6.4%7.7%
BVBF8.1%16.1%10.1%14.4%3.7%10.4%
SSIBF 4.0%6.6%5.9%3.4% 
MBBOND  -0.1%9.2%1.1% 

Nhìn chung, trung bình tăng trưởng của các quỹ trái phiếu hàng năm dao động trong khoảng 6-11%/ 1 năm. Giá trái phiếu thường bị ảnh hưởng bởi xu hướng lãi suất, cung cầu trái phiếu trên thị trường. Cụ thể như năm 2020, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, dẫn đến ảnh hưởng đến giá trái phiếu (các quỹ trái phiếu có lợi suất đầu tư năm 2020 dưới 6.5%).

QuỹLợi suất đầu tư* (%)
20192020CAGR 5 năm (2016-2020)
VFF7.9%5.8%7.8%
VFMVFB9.0%6.5%10.4%
TCBF7.8%6.4%7.7%
BVBF14.4%3.7%10.4%
SSIBF5.9%3.4% 
MBBOND9.2%1.1% 

Nhìn chung, trung bình tăng trưởng của các quỹ trái phiếu hàng năm dao động trong khoảng 6-11%/ 1 năm. Giá trái phiếu thường bị ảnh hưởng bởi xu hướng lãi suất, cung cầu trái phiếu trên thị trường. Cụ thể như năm 2020, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, dẫn đến ảnh hưởng đến giá trái phiếu (các quỹ trái phiếu có lợi suất đầu tư năm 2020 dưới 6.5%).

Nhìn chung, trung bình tăng trưởng của các quỹ trái phiếu hàng năm dao động trong khoảng 6-11%/ 1 năm. Giá trái phiếu thường bị ảnh hưởng bởi xu hướng lãi suất, cung cầu trái phiếu trên thị trường. Cụ thể như năm 2020, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, dẫn đến ảnh hưởng đến giá trái phiếu (các quỹ trái phiếu có lợi suất đầu tư năm 2020 dưới 6.5%).

2.2. Quỹ Cân Bằng

Quỹ cân bằng đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu các tài sản có thu nhập cố định khác. Chiến lược đầu tư của quỹ có tỷ trọng phân bố tùy vào từng quỹ, linh hoạt theo diễn biến thị trường và cơ hội đầu tư.

Cụ thể như:

QuỹCố phiếuTài sản có thu nhập cố định
VCBF-TBF

50%

50%
VIBF- VinaCapital

40%

60% (50% trái phiếu, 10% tiền mặt)
VCAMBF – Bản Việt

70%

30%
VFMVF1 – VFM80%20%

Hiệu quả đầu tư của một số quỹ mở cân bằng

QuỹLợi suất đầu tư* (%)
20162017201820192020CAGR 5 năm ( 2016-2020)
VCAMBF5.9%9.7%-6.4%1.4%7.7%3.5%
VFMVF118.6%44.8%-9.6%10.6%24.9%14.3%
VCBF-TBF15.2%31.8%-5.0%4.0%7.9%11.3%
VIBF   0.1%11.6% 
VFMVFC   3.2%-8.0% 

Nhìn chung năm 2020, quỹ VFMVF1 do VFM quản lý có hiệu suất tốt nhất (lên tới 25%). Do quỹ đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu ( lên đến 80%) và danh mục VFMVF1 có tỷ trọng lớn các cổ phiếu tăng tốt như HPG, NTC, ACB,… Tùy vào chiến lược đầu tư, các quỹ sẽ có mức lợi nhuận đầu tư khác nhau.

Quỹ VFMVFC tăng trưởng âm do phần lớn 99.7% đầu tư vào tiền và chứng khoán nợ

QuỹLợi suất đầu tư* (%)
20192020CAGR 5 năm ( 2016-2020)
VCAMBF1.4%7.7%3.5%
VFMVF110.6%24.9%14.3%
VCBF-TBF4.0%7.9%11.3%
VIBF0.1%11.6% 
VFMVFC3.2%-8.0% 

Nhìn chung năm 2020, quỹ VFMVF1 do VFM quản lý có hiệu suất tốt nhất (lên tới 25%). Do quỹ đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu ( lên đến 80%) và danh mục VFMVF1 có tỷ trọng lớn các cổ phiếu tăng tốt như HPG, NTC, ACB,… Tùy vào chiến lược đầu tư, các quỹ sẽ có mức lợi nhuận đầu tư khác nhau.

Quỹ VFMVFC tăng trưởng âm do phần lớn 99.7% đầu tư vào tiền và chứng khoán nợ

2.3. Quỹ Cổ Phiếu

Quỹ cổ phiếu đầu tư chủ yếu những cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là cổ phiếu của những công ty có sản phẩm tốt, chỉ số tài chính tốt, và hoạt động trong ngành tăng trưởng mạnh.

Quỹ cổ phiếu có mức rủi ro trung và cao, và giá trị của quỹ sẽ biến động theo thị trường chứng khoán. Chỉ số tham chiếu của quỹ cổ phiếu thường là VN-Index hoặc VN30-Index.

Hiệu quả đầu tư của một số quỹ mở cổ phiếu:

QuỹLợi suất đầu tư* (%)
20162017201820192020CAGR 5 năm (2016-2020)
VFMVF415.6%45.6%-11.5%9.0%16.6%13.7%
VEOF17.1%24.8%-11.4%8.7%14.2%10.2%
VCBF-BCF18.4%36.6%-9.1%3.0%16.0%12.6%
SSI-SCA25.2%37.5%-15.1%4.3%17.9%13.3%
TCEF12.9%37.2%-18.5%5.1%12.0%9.2%
BVFED10.2%46.2%-16.1%1.6%13.3%10.3%
BVPF 16.2%-8.9%8.6%14.3% 
VESAF 23.5%-7.6%9.2%22.9% 
VFMVSF  -23.8%6.0%17.4% 
VNDAF  -3.8%1.0%13.4% 
QuỹLợi suất đầu tư* (%)
20192020CAGR 5 năm (2016-2020)
VFMVF49.0%16.6%13.7%
VEOF8.7%14.2%10.2%
VCBF-BCF3.0%16.0%12.6%
SSI-SCA4.3%17.9%13.3%
TCEF5.1%12.0%9.2%
BVFED1.6%13.3%10.3%
BVPF8.6%14.3% 
VESAF9.2%22.9% 
VFMVSF6.0%17.4% 
VNDAF1.0%13.4% 

Các quỹ với chiến lược chọn danh mục cổ phiếu khác nhau dẫn đến lợi suất đầu tư khác nhau. Nhìn chung, trung bình tăng trưởng của các quỹ cổ phiếu hàng năm dao động trong khoảng 7-13%. Năm 2020, Chỉ số VN-Index tăng gần 15% so với cuối năm 2019, các quỹ cũng có hiệu quả đầu tư tốt (khoảng 12%-23%). Lợi nhuận hấp dẫn nhưng đi kèm với rủi ro ở mức trung bình.

Vì có kèm rủi ro giá biến động lên xuống trong ngắn hạn, nên nếu tham gia sản phẩm này nhà đầu tư nên nắm giữ ở thời gian ít nhất 1 năm để tối ưu lợi nhuận.

Giải thích một số thuật ngữ:

– NAV( Net Asset Value) là giá trị tài sản hiện tại đang có của quỹ mở, được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ được tính đến ngày gần nhất trước Ngày Định Giá.

NAV/CCQ là giá chứng chỉ quỹ

Lợi suất đầu tư hàng năm được tính bằng công thức tăng trưởng:

Trong đó:

Giá cuối: giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ ( NAV/CCQ)

Giá đầu: giá trị đầu kỳ của chứng chỉ quỹ ( NAV/CCQ)

Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm (CAGR) được tính bằng công thức:

Chỉ số CAGR nhằm để biểu thị mức độ sinh lời trung bình hàng năm theo từng mốc thời gian được lựa chọn. CAGR cho nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng, số tiền lãi trung bình sinh ra trong một khoảng thời gian dài, thay vì chỉ tập trung vào ngắn hạn 1 năm.

3. Chiến lược đầu tư quỹ mở

Mỗi nhà đầu tư nên có chiến lược phân bổ tài sản, phục vụ các mục tiêu tài chính dài hạn. Có thể phân bổ đầu tư quỹ mở theo 2 loại: ngắn hạn và dài hạn.

Tài sản ngắn hạnTài sản dài hạn
Rủi ro thấp như gửi tiền kiệm, chứng chỉ quỹ trái phiếu để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như dành tiền cho quỹ khẩn cấpRủi ro cao hơn nhưng có lợi nhuận kỳ vọng cao như Quỹ Cân bằng, Quỹ Cổ phiếu và quỹ ETF. Do các quỹ biến động theo thị trường, nên thường phải nắm giữ ít nhất 1 năm để hưởng lợi nhuận tối đa.

Tùy vào mục tiêu và khẩu vị của nhà đầu tư, để lựa chọn đầu tư loại quỹ mở nào. Về bản chất, đầu tư vào quỹ mở là ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư. Quỹ có đội ngũ chuyên gia đứng ra nghiên cứu và quyết định đầu tư. Khi đó bạn trở thành nhà đầu tư thụ động và không có quyền quyết định. Do đó, việc quan trọng của nhà đầu tư là tìm hiểu và lựa chọn một công ty quản lý quỹ tốt.

Ba tiêu chí để bạn lựa chọn quỹ:

1. Chiến lược đầu tư: quỹ đang tập trung vào danh mục đầu tư (tỷ trọng phân bổ của quỹ như thế nào).

2. Đội ngũ chuyên gia đầu tư của quỹ: nghiên cứu các tài liệu công bố của quỹ, mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.

3. Lợi nhuận của quỹ trong quá khứ: dựa vào báo cáo hoạt động của các quỹ (cập nhật theo tháng, năm)

Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc yếu tố chi phí quản lý khi quyết định mua chứng chỉ quỹ. Chi phí bạn phải trả bao gồm phí quản lý thường niên, chi phí trả cho ngân hàng giám sát, thuế thu nhập phát sinh và chi phí khác( bán lại chứng chỉ)

– Phí quản lý thường niên: Bạn phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ: Phí quản lý được tính bằng Phần trăm trên NAV của Quỹ và được Quỹ thanh toán hàng tháng cho Công ty Quản lý Quỹ. Số phí thu hàng tháng là tổng số phí được tính cho các kỳ định giá trong tháng.

Mức phí phí quản lý thường niên trong khoảng 1-2%/ NAV

Phí quản lý của kỳ định giá = [Phần trăm x (NAV tại ngày định giá) x (số ngày thực tế trong kỳ)]/ 365

Thông tin về các loại phí, bạn có thể tìm thấy trên website của công ty quản lý quỹ.

Công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư sẽ có lãi, mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp và luôn đề cao lợi ích của nhà đầu tư. Chính vì thế, khi bạn đầu tư chứng chỉ quỹ, bạn phải chấp nhận rủi ro. Để hạn chế rủi ro mức thấp nhất nên lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín, chất lượng là việc quan trọng.

Cách bước đầu tư quỹ mở

Tùy vào từng công ty quản lý quỹ sẽ có giá trị mua tối thiểu ( ít nhất 1 triệu đồng) và những quy định khác nhau, nhưng cơ bản các bước mua chứng chỉ quỹ mở như sau:

  • Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ tại công ty quản lý quỹ hoặc các đại lý phân phối của công ty.
  • Bước 2: Đặt lệnh mua
  • Bước 3: Chuyển tiền đầu tư
  • Bước 4: Theo dõi tài khoản trực tuyến

Kết luận: Khi đầu tư vào quỹ mở, nhà đầu tư không cần mất nhiều thời gian, tiền bạc để nghiên cứu thị trường. Việc lựa chọn quỹ mở nào quyết định mức sinh lời của bạn, vì vậy bạn cần tìm hiểu chiến lược đầu tư của quỹ có phù hợp vào khẩu vị đầu tư của mình không để đáp ứng được mục tiêu và tối ưu lợi nhuận.

Chia sẻ

Các bài viết liên quan

Chứng Chỉ Quỹ Chứng Chỉ Quỹ

Chứng chỉ quỹ (CCQ) là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán....

ĐỌC THÊM Hướng dẫn đầu tư quỹ ETF

Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi bạn mức độ sẵn sàng chấp độ rủi ro và giành thời gian nghiên...

ĐỌC THÊM Đầu tư gì năm 2021? Cách đầu tư tài chính an toàn & hiệu quả

Giá Bitcoin có thể tăng lên 100%/tháng nhưng cũng có thể “bốc hơi” 80%/đêm. Liệu có nên đầu tư Bitcoin...

ĐỌC THÊM

Nội dung

  • Kiến thức cơ bản
  • Các quỹ mở tại Việt Nam
  • Chiến lược đầu tư quỹ mở

Bài viết liên quan

  • Login
  • Login
  • Sign Up
Remember meForgot Password?Sign in Đồng ý với GoMoney về Điều khoản dịch vụ & Chính sách bảo mật Sign UpLost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.Email Reset Link Login with FacebookLogin with Google

Login

Username or email address *

Password *

Remember meLog in

Lost your password?

Register

Email address *

Password *

Register

Từ khóa » Cách đầu Tư Quỹ Mở Vcbf