Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang đúng Cách để Phòng Dịch Bệnh Lây Nhiễm
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 16/3/2020, tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe… bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, trong thực tế, còn rất nhiều người dân đang dùng khẩu trang sai cách kéo theo nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Những sai lầm thường gặp khi đeo khẩu trang y tế là gì? Mang khẩu trang y tế như thế nào là đúng cách để phòng tránh Covid-19 và những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác?
Vì sao nên đeo khẩu trang phòng dịch bệnh?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có 2 con đường cơ bản lây nhiễm của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), một là lây truyền trực tiếp qua việc tiếp xúc không bảo vệ với giọt tiết mũi họng từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; hai là lây nhiễm gián tiếp qua bề mặt trung gian đã nhiễm virus.
Vì thế, đối với người chưa bị bệnh, việc đeo khẩu trang là biện pháp ngăn chặn giọt bắn chứa virus xâm nhập vào đường hô hấp của chính mình. Còn với người đang trong giai đoạn ủ bệnh, đeo khẩu trang có tác dụng cản trở phát tán của virus ra ngoài. Trong trường hợp này, nếu không đeo khẩu trang, giọt tiết mũi họng chứa virus có thể bắn xa 2m, rất nguy hiểm cho những người xung quanh.
“Đeo khẩu trang sai cách không chỉ tăng nguy cơ lây bệnh mà còn lãng phí tiền bạc. Bởi nếu một người mỗi ngày trung bình sử dụng 3 khẩu trang và với dân số 10 triệu dân như hiện nay thì một ngày tiêu thụ đến 30 triệu khẩu trang mà chưa chắc hiệu quả, rõ ràng quá lãng phí”, bác sĩ Đinh Hải Yến – Trung tâm kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế TP.HCM) lưu ý.
Dưới đây là một số điều, người dân cần lưu ý khi sử dụng khẩu trang để phòng dịch hiệu quả
Khi nào cần đeo khẩu trang?
Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, người dân không nhất thiết phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi vì có thể gây bí bách, khó chịu. Bộ Y tế cũng nêu rõ những trường hợp cần đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 sau đây:
- Khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
- Khi chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi,…
- Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.
- Người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.
Nên đeo loại khẩu trang nào?
Hầu hết các loại khẩu trang như khẩu trang y tế, khẩu trang 3M, khẩu trang vải,… đều có thể ngăn giọt bắn từ những người xung quanh như ho, hắt hơi, nhầy mũi, khạc nhổ… Do đó, trước tình hình khan hiếm khẩu trang hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – Bộ Y tế) khuyến cáo: người dân có thể sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường; chỉ đối với người chăm sóc, điều trị bệnh nhân và những người đi vào ổ dịch mới cần thiết phải sử dụng khẩu trang N95 và các loại khẩu trang chuyên dụng đặc biệt khác.
Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?
Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Dưới đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế về việc đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác:
- Không được đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn t hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng.
- Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.
- Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.
- Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.
- Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách, phòng tránh Covid-19
Chỉ đeo khẩu trang đã đủ để phòng dịch bệnh chưa?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, cần sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ; trước khi ăn; khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ.
- Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi.
- Vệ sinh hô hấp, vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc.
- Tiêm vắc xin để tăng cường miễn dịch phòng bệnh
Theo thống kê, các trường hợp nhiễm bệnh và biến chứng nặng, thậm chí tử vong do Covid-19 thường xuất hiện ở người già, hoặc những người có sức đề kháng yếu. Về vấn đề này, nhiều giả thuyết cho rằng do trẻ em được tiêm chủng (chích ngừa) đầy đủ vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh cúm, sởi, thủy đậu sẽ góp phần tạo miễn dịch chéo, có tác dụng góp phần phòng chống Covid-19 và hạn chế tác hại của virus nếu mắc bệnh. “Virus Corona – Covid-19 không tấn công trẻ nhỏ có nhiều cách giải thích và cách giải thích được nhiều người công nhận là do trẻ nhỏ đã được tiêm 2 mũi vắc xin sởi và thủy đậu – đây là 2 loại vắc xin sống có khả năng phản ứng chéo với virus corona. Điều này đã được ghi nhận từ thời kỳ bùng phát dịch Sars và Mers, cũng là 2 chủng của virus corona.”, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng TP.HCM) cho biết.
Tại Việt Nam, hiện đã có hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 30 bệnh nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn, trong đó có 16 loại vắc xin được khuyến cáo tiêm cho người trưởng thành, đặc biệt là người lớn tuổi, người mắc bệnh nền mãn tính như: vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn; vắc xin phòng bệnh cúm; vắc xin phòng bệnh thủy đậu; vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella; vắc xin phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm khớp, viêm mũi họng, viêm phổi do não mô cầu khuẩn,…
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin tại VNVC, quý khách có thể gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Từ khóa » đeo Khẩu Trang đúng Cách Của Bộ Y Tế
-
HƯỚNG DẪN ĐEO KHẨU TRANG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ...
-
ĐEO KHẨU TRANG ĐÚNG CÁCH ĐỂ PHÒNG LÂY NHIỄM COVID ...
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang Phòng, Chống COVID-19 Nơi ...
-
Cách đeo Và Thải Bỏ Khẩu Trang để Tránh Lây Nhiễm COVID-19
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang đúng Cách
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang Y Tế đúng Cách - Vinmec
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang đúng Cách Từ Bộ Y Tế - Health Việt Nam
-
COVID-19 Và Khẩu Trang: Một Số Lời Gợi ý Cho Gia đình - UNICEF
-
HƯỚNG DẪN ĐEO KHẨU TRANG ... - Bệnh Viện Suối Khoáng Mỹ Lâm
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang Phòng Chống Dịch Bệnh
-
Đeo Khẩu Trang Và Thải Bỏ Khẩu Trang đúng Cách Theo Hướng Dẫn ...
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang đúng Cách Theo Khuyến Cáo Của Bộ Y Tế
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang Y Tế đúng Cách để Tránh Lây Các Bệnh Hô ...
-
CÁCH ĐEO KHẨU TRANG Y TẾ NGĂN NGỪA LÂY NHIỄM DỊCH ...
-
Phần Lớn Các Ca Lây Nhiễm COVID-19 Do Tiếp Xúc Rất Gần, Không đeo ...
-
Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang đúng Cách
-
Đeo Khẩu Trang đúng Cách Và Các Biện Pháp Phòng Chống Dịch
-
Lưu ý Về đeo Khẩu Trang Ngừa Lây Nhiễm COVID-19
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn đeo Khẩu Trang đúng Cách, Phòng Chống Bệnh ...