Hướng Dẫn Đi Vệ Sinh Đúng Cách - Khỏe Người, Phòng Trĩ
Có thể bạn quan tâm
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ cực hay mà ít ai biết
2:48 | 11/08Kinh Nghiệm Cắt Trĩ Ở Các Bệnh Viện: Chia Sẻ Thật
10:43 | 09/08Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc chữa bệnh trĩ được giới nghệ sĩ tin tưởng
10:27 | 09/08Tổng quan về phương pháp phẫu thuật trĩ bằng siêu âm Doppler
9:59 | 09/08Phương pháp cắt trĩ bằng Laser: Ưu nhược điểm, chi phí thực hiện
10:47 | 09/08Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?
10:37 | 09/08Cách chữa bệnh trĩ bằng đậu bắp và dầu oliu bạn nên thử
10:36 | 09/08Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – “Thần dược” chữa trĩ bí truyền của người H’Mông
10:42 | 09/08Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?
10:59 | 09/08Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hướng dẫn đi vệ sinh đúng cách – Khỏe người, phòng trĩ Tài Nữ Linh Hảo 10:00 - 15/02/2023Đánh giá bài viết
5/5 - (2 bình chọn)Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóa – Giám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí MinhĐặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Đi vệ sinh là một trong những nhu cầu cá nhân không phải riêng ai. Việc đi vệ sinh đúng cách không chỉ giúp cơ thể thêm khỏe, tinh thần hưng phấn mà còn giúp hạn chế tối đa các tác động xấu đến cơ thể. Vậy như thế nào là đi vệ sinh đúng cách và cần lưu ý những gì trước cũng như sau khi vệ sinh? Tất cả những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải đi vệ sinh đúng cách? Cảnh báo nguy hiểm của việc đi vệ sinh không đúng cách
Đi đại tiện hay tiểu tiện là một trong những hoạt động cơ bản của con người để đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể và nhường chỗ cho những dưỡng chất khác được dung nạp vào đường ăn uống. Nếu con người một ngày không đi tiểu tiện hay đại tiện thì có thể là dấu hiệu cảnh cáo của một số bệnh lý nguy hiểm.
Trên thực tế, có khá nhiều người lơ là đến vấn đề đi vệ sinh và chỉ xem chúng là vấn đề thường ngày đâm ra thiếu chú trọng. Nhiều chuyên gia cho biết, đi vệ sinh và vệ sinh hậu môn sau khi đi không đúng cách, thiếu khoa học rất dễ khiến cho vùng kín bị tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Điều này gây ra tình trạng ngứa ngáy và viêm nhiễm. Không những vậy, môi trường cho vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt nên rất dễ thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Khi vi khuẩn xâm nhập ngày càng nhiều sẽ hình thành mủ tụ và lâu ngày sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp các mủ vỡ ra và tạo thành các nốt áp xe, từ đó gây ra bệnh áp xe hậu môn. Căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người mắc phải.
Bên cạnh đó, việc đi vệ sinh sai cách còn có khả năng gây ra một số tác hại mà ít ai biết được. Cụ thể hơn:
- Táo bón: Đi vệ sinh không khoa học kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước là nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng táo bón;
- Bệnh trĩ: Việc rặn quá mức khi đi đại tiện sẽ tạo áp lực lớn cho hậu môn. Khi đó sẽ khiến các đám rối tĩnh mạch trong hậu môn bị viêm, sưng và phình to;
- Giảm nhu động ruột: Quá trình đẩy phân ra ngoài sẽ gặp khó khăn khi nhu động ruột bị suy yếu. Khi đó, chúng gây ra không ít cảm giác khó chịu, đau bụng, đầy hơi,…;
- Bệnh viêm đường tiết niệu: Ngồi vệ sinh sai tư thế sẽ khiến nước tiểu ra chậm, tụ lại nhiều trong bàng quang. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng khó tiểu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu;
- Bệnh đại tràng: Khi lượng phân lâu ngày tích tụ trong đại tràng không thể tống ra ngoài có thể gây viêm. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh ung thư đại tràng nếu tình trạng viêm đại tràng kéo dài trong nhiều khoảng thời gian dài nhưng không có phương pháp điều trị hiệu quả;
- Bệnh liên quan đến khung xương chậu: Việc đi vệ sinh không đúng cách sẽ gây áp lực lên gốc hậu môn và làm phần cuối ruột già bị xệ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khung xương chậu.
Ngoài những căn bệnh đã được đề cập, việc vệ sinh không đúng cách còn gây ra nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, mức độ nặng nhẹ tùy vào từng đối tượng cụ thể. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám điều trị bệnh để đề phòng bệnh trở nặng.
Đi vệ sinh sai cách có gây ra bệnh trĩ?
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ chủ yếu là cơ chế độ ăn uống không khoa học, ngồi quá lâu, ít vận động hay mắc bệnh táo bón lâu ngày,… Nhưng rất ít người biết đến vệ sinh không đúng cách cũng chính là thủ phạm.
Các chuyên gia cho biết, một số căn bệnh như bệnh trĩ, bệnh viêm ruột thừa, viêm ruột kết và thậm chí là cả ung thư ruột cũng gây ra bởi chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Nguyên nhân khác có thể là do việc đi đại tiện không đúng cách khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế cho thấy, căn nguyên chủ yếu là bắt nguồn từ tư thế ngồi vệ sinh không đúng cách và một số yếu tố đi kèm khác.
Chính vì vậy, để phòng bệnh trĩ và giúp mang lại cảm giác thư giãn sau khi đi vệ sinh, bạn nên chú trọng đến việc đi vệ sinh. Đồng thời, loại bỏ những thói quen xấu để phòng bệnh một cách hiệu quả.
Xem thêm: Bệnh trĩ giai đoạn đầu có biểu hiện như thế nào? Nên làm gì để điều trị?
Đi vệ sinh như thế nào là đúng cách và khoa học?
Đi vệ sinh đúng cách và khoa học là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe và giúp mang lại cảm giác thoải mái sau mỗi lần “giải phóng”. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chính xác như thế nào và đi vệ sinh đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý hữu ích cho bạn:
1. Tư thế ngồi vệ sinh đúng
Một trong những nguyên tắc đầu tiên của việc đi vệ sinh đúng cách là tư thế ngồi vệ sinh đúng. Nếu lúc trước ngồi xổm là tư thế đi vệ sinh được nhiều người áp dụng thì hiện nay tư thế ngồi bệt lại được phần đông người chuộng. Một phần khác là do nhiều người cho rằng, kiểu ngồi này lịch sự, thuận tiện và tạo sự thoải mái, đỡ mỏi chân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, ngồi bệt không phải là tư thế ngồi vệ sinh đúng cách. Bởi tư thế này sẽ gây ra nhiều áp lực lên ruột và cơ vòng chậu. Khi đó, cửa ruột không thể mở hoàn toàn, gây áp lực đến việc đào thải chất đào thải tăng cao. Đặc biệt, ruột kết bị thắt ở ống hậu môn tạo thành đường cong và việc đào thải chất thải ra khỏi cơ thể bị khó khăn.
Trái lại, ngồi xổm tuy không mang lại nhiều sự thoải mái nhưng lại là cách ngồi đúng khi đi vệ sinh. Khi ngồi xổm sẽ tạo ra góc 45 độ giữa phần thân trên và chân. Đồng thời, tư thế này giúp ruột kết giữ được thẳng và giúp phân đào thải ra ngoài được dễ dàng. Nếu bồn cầu vệ sinh của nhà bạn thiết kế ở dạng ngồi bệt, bạn có thể kê thêm một cái ghế nhỏ phù hợp để nâng chân tạo góc 45 độ phù hợp.
2. Thời gian đi vệ sinh vừa đủ
2 phút là thời gian lý tưởng cho mỗi lần đi vệ sinh. Nếu tuân thủ đúng khoảng thời gian này, bạn có thể giảm thiểu 70 – 75% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ thiếu oxy lên não do không gian nhà vệ sinh vốn chật hẹp.
Để kiểm soát được thời gian đi vệ sinh tốt nhất, bạn nên tập trung cho việc đi vệ sinh. Đồng thời, hạn chế mang bất kỳ vật dụng, thiết bị điện tử khiến bạn bị phân tâm.
3. Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Hình thành thói quen đi vệ sinh vào thời gian cố định trong ngày là điều vô cùng tốt cho sức khỏe của cơ thể. Đặc biệt, tốt cho sức khỏe của đường tiết niệu và hậu môn trực tràng. Hơn thế nữa, với thói quen này còn giúp bạn có thể tự tập nhằm giúp cho đường ruột quen với các thời điểm trong ngày.
Các chuyên gia cho biết, sau mỗi sáng sớm thức dậy, bạn nên đi đại tiện, nhất là vào khoảng từ 5 – 7 giờ. Vì đây là thời điểm mà đại tràng co thắt mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Không những vậy, việc đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể còn diễn ra thuận lợi và đem lại cảm giác thoải mái.
4. Tập trung cho việc đại tiện
Có khá nhiều người vẫn giữ thói quen sử dụng thiết bị điện tử hay làm việc riêng trong khi đi vệ sinh. Chính vì việc tập trung đắm đuối cho thiết bị điện tử nên đã làm hạn quên đi việc đi vệ sinh. Song song, điều này còn khiến kéo dài thời gian và gia tăng mắc phải một số bệnh lý có liên quan.
Do đó, bạn không nên mang bất kỳ thiết bị y tế hay vật dụng nào vào trong nhà vệ sinh cùng bạn khiến mất tập trung. Đồng thời, không nên quá đè nặng việc khó vệ sinh để ở trong đó quá lâu.
Cảnh báo: Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
5. Không nên nhịn tiểu
Nhịn tiểu một hai lần tuy là vấn đề bình thường nhưng nhịn tiểu quá nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng hoạt động của hậu môn và đại tràng. Có rất nhiều người đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng này. Vì cố làm xong việc rồi mới đi vệ sinh thoải mái hoặc đang ngủ ngon lười ngồi dậy để đi vệ sinh đã nảy sinh ra tình trạng khó tiểu.
Nếu tình trạng nhịn tiểu kéo dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điển hình là bệnh viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo,…
6. Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm
Sau khi sử dụng nước mát để loại bỏ chất cặn bã và nước dư bám trên cửa hậu môn và vùng kín, bạn nên sử dụng khăn giấy để chùi. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn và sử dụng giấy vệ sinh loại mềm để phòng tránh hậu môn bị tổn thương.
Trong trường hợp sử dụng giấy vệ sinh cứng sẽ dễ khiến vùng hậu môn bị trầy xước. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
7. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sau mỗi lần vệ sinh
Trên thực tế, mắt thường không thể nhận biết được có rất nhiều vi khuẩn trú ngụ ở khu vực hậu môn cả lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Nếu việc vệ sinh sau đi đại tiện không được chú trọng có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm.
Tốt nhất, bạn nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và tiêu sưng.
8. Rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh
Chất thải và một số vật dụng trong nhà vệ sinh là nơi tiềm ẩn của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể, bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh. Trong quá trình rửa tay nhớ chú ý làm sạch các kẽ ngón tay và bàn tay cả mặt trong và mặt ngoài.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc cách đi vệ sinh vừa giúp khỏe người vừa giúp phòng bệnh trĩ. Hy vọng bài chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết được những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu đi vệ sinh không đúng cách. Để tránh những phải một số căn bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng, bạn nên chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin và có cách phòng bệnh hiệu quả.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn đọc quan tâm:
- Cách Vệ Sinh Vùng Kín Đúng Cách – Không Lo Viêm Nhiễm
- Ngồi nhiều đau hậu môn – Coi chừng bệnh trĩ ghé thăm!
Đánh giá bài viết
5/5 - (2 bình chọn)Cập nhật lúc: 8:36 AM , 03/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Bệnh nhân điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc khỏi sau 1 tháng đến cảm ơn và chúc tết bác sĩ
Lần đầu đến khám tại Trung tâm trong tình trạng đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa nặng, ăn uống thất thường, sức khỏe và tinh thần giảm sút...Phân biệt các loại bệnh trĩ thường gặp
8 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tốt nhất TP HCM và Hà Nội
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô
Chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô là phương pháp điều trị bằng thảo được không qua phẫu thuật được...
Gel Bôi Trĩ Cotripro Có Tốt Không? Giá Bán Và Cách Dùng
Gel bôi trĩ Cotripro là một sản phẩm do công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh nghiên cứu và...
Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ làm cách nào để chữa khỏi?
Nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều. Vì để kiểm soát tình trạng...
Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?
Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em...
Tổng quan về phương pháp phẫu thuật trĩ bằng siêu âm Doppler
Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler được cho là cách điều trị hiệu quả và mang đến...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » Hình ảnh Giấy đi Vệ Sinh
-
800+ Giấy Vệ Sinh & ảnh Giấy Miễn Phí - Pixabay
-
Hình ảnh Giấy Vệ Sinh Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Cuộn Giấy Vệ Sinh đơn Giản Bạn Vẫn Dùng Vi Diệu Hơn Rất Nhiều
-
[2022] Top 10 Giấy Vệ Sinh Tốt Nhất Hiện Nay (Pulppy, Bless You, E ...
-
Bộ Sưu Tập Giấy Vệ Sinh độc đáo - VnExpress
-
Muôn Kiểu Giấy Vệ Sinh Siêu 'bá đạo' - VnExpress
-
Bạn Phải Há Mồm Với Những Mẫu Giấy Vệ Sinh Độc Lạ Này
-
6 Cuộn Giấy Vệ Sinh Mê Mẩn Giới Trẻ: Dát Vàng, In Từ Vựng Tiếng Anh ...
-
Giấy Vệ Sinh Dạng Cuộn Ra đời Như Thế Nào? - TECHMODULE Việt
-
Mua Giấy Vệ Sinh Giá Tốt Tại
-
Đi Vệ Sinh: Dùng Giấy Hay Vòi Rửa Tốt Hơn? - Báo Thanh Niên
-
Giấy Vệ Sinh Có Tác Dụng Gì Mà Dân Tình đổ Xô đi Mua?
-
Dùng Giấy Vệ Sinh Xong Có Nên Bỏ Vào Bồn Cầu Hay Không