HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM CHO CÁ DĨA | DISCUS HOUSE

Toggle navigation DISCUS HOUSE 0
  • Mr. Nhân: 0938 588 085
  • discushouseaquarium@gmail.com
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • BLOG
  • LIÊN HỆ
  • CÁ DĨA
    • CÁ DĨA ĐỎ
    • CÁ DĨA VÀNG
    • CÁ DĨA HOA VĂN
    • CÁ DĨA XANH - TRẮNG
    • CÁ DĨA MẮT ĐỎ (ALBINO)
  • BỂ CÁ CẢNH
    • BỂ CÁ DĨA
    • BỂ CÁ RỒNG
    • BỂ CÁ BÁN CẠN
  • THỨC ĂN CÁ CẢNH
    • THỨC ĂN TIM BÒ
    • THỨC ĂN ARTEMIA
    • THỨC ĂN TRÙN CHỈ
    • THỨC ĂN TRÙN HUYẾT
    • THỨC ĂN TỔNG HỢP CÁC LOẠI
  • KỸ THUẬT
    • CHĂM SÓC CÁ DĨA
    • CHĂM SÓC CÁ CẢNH
    • CÁCH TRỊ BỆNH CÁ DĨA
    • TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁ DĨA
    • NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  • DỊCH VỤ
  • TIN TỨC
    • Tin Tức Cá Cảnh
    • Thế Giới Cá Cảnh
  1. KỸ THUẬT
  2. CÁCH TRỊ BỆNH CÁ DĨA
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CÁ DĨA: BỆNH NẤM Ngày đăng: 15-07-2019 03:19:37

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh nấm cho cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá mua tại những trại khác. Các bạn có thể áp dụng, nhưng mọi vấn đề, chúng tôi không chịu trách nhiệm!

Bệnh Nấm

Triệu chứng: Nấm có 2 loại nấm ngoài da và nấm trong mang.

Nấm ngoài da thì người cá sẽ có những đốm trắng hay lớp màng mỏng màu trắng.

Còn nấm trong mang cá thường sẽ tách đàn bơi xa hồ không chịu lại ăn, ngớp mặt nước và hay rùng mình vì ngứa.

Nguyên nhân: Nguồn nước dơ, do ăn quá nhìu làm dơ nước, do thời tiết thay đổi, chuyển mùa hoặc ít thay nước.

Cách trị: Theo Discus House trị bệnh cho Cá Dĩa gồm 2 giai đoạn: Sát trùng và trị bệnh!

Giai đoạn 1: Sát trùng cá và hồ

Bước 1: Nên cách ly những chú cá bệnh ra trị riêng hoặc đánh thuốc nguyên hồ cá (nếu bệnh nguyên hồ).

Đánh thuốc sát trùng (thuốc tím): liều lượng 1g (1 muỗng yagurt cho 200l nước) ngâm bể trong vòng 15 - 20 phút, sau đó hút sạch nước trong bể, khi nước gần hết bể, chúng ta có thể cho một đầu nước vô và một đầu nước ra đến khi nào sạch nước trong bể cá (hoặc dùng viên vitamin C để khử thuốc tím, làm sạch bể).

Lưu ý:

Nước máy: Phải khử Clo trong nước bằng cách để 48 tiếng cho nước bay hơi Clo đi (vì Cá Dĩa rất nhạy cảm với Clo trong nước máy); để nhanh các bạn có thể sục khí qua đêm cũng có thể sử dụng được.

Nước giếng: Kiểm tra pH trong nước đạt pH 6.5 trở lên, bằng cách sục khí mạnh trong 24 tiếng, nếu như nước không đạt nồng độ, các bạn có thể đến Discus House để mua chai tăng pH.

Bước 2: Sau khi, chúng ta đã sát trùng bể cá bằng thuốc tím. Các bạn sẽ cho thuốc dưỡng cá với liều lượng như sau:

Cefalexin (500mg) 1 viên/50l nước: Kháng sinh giúp cá mau hồi phục lớp nhớt bị mất.

Megina 1 viên/50l nước: Thuốc chuyên dụng trị nấm.

Muối hột (không dùng muối iot và muối bọt) 200g/100l nước: muối hột giúp dẫn thuốc hiệu quả và sát khuẩn cho cá!

Cắm sưởi nhiệt độ 29-30 độ C: Sưởi sẽ tạo môi trường ổn định cho cá mau khỏe.

Sục oxy mạnh.

Lưu ý:

Hạn chế cho ăn, đến khi cá khỏe, thay 50% nước thuốc liều lượng 50%, khi cá khỏe hẳn thay nước 100%, cho cá ăn uống bình thường.

Bài viết liên quan | Xem tất cả

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CÁ DĨA: BỆNH ĐỤC MẮT

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh đục mắt (bệnh nấm ở mắt) cho cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho...

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CÁ DĨA: BỆNH GHẺ LỠ

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh ghẻ lỡ cho Cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá tại...

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CÁ DĨA: BỆNH SÌNH BỤNG

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh sình bụng cho Cá Dĩa là theo phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá tại những trại...

x
Facebook

Từ khóa » Cá Dĩa Bị Nấm Mang