Hướng Dẫn đo Nồng độ PH Của Nước Từ Máy Lọc Nước Tạo Kiềm
Có thể bạn quan tâm
Máy lọc nước tạo kiềm là một trong những máy lọc nước thông minh và đem lại chất lượng nước tuyệt vời cho cuộc sống gia đình bạn.
Hãy tìm hiểu máy lọc nước tạo kiềm là gì trước khi lắp đặt.
Sau khi lắp đặt hoặc lâu không sử dụng (khoảng 1 tuần hoặc hơn), hãy đo pH và xác nhận nước nằm trong khoảng “chuẩn pH“ hay không trước khi sử dụng. Nên thường xuyên đo nồng độ pH của nước thành phẩm, ít nhất mỗi tháng một lần hoặc nhiều hơn.
NỘI DUNG
- Đôi điều về độ pH của nước
- Độ pH của Nước có tính kiềm
- 3 mức kiềm của máy lọc nước tạo kiềm
- Các bước đo nồng độ pH bằng dung dịch đo
- Chuẩn bị Dung dịch đo độ pH:
- Đọc kết quả và phương pháp điều chỉnh
Đôi điều về độ pH của nước
Độ pH (nồng độ ion hydro) trong nước chỉ ra mức độ kiềm, trung tính và độ chua (tính axit) của nước.
Theo Luật cung cấp nước, độ pH của nước máy là từ 5,8 đến 8,6
Độ pH của Nước có tính kiềm
Nước có tính kiềm là nước có độ pH trong khoảng từ 8.0 – đến trên 10
Nước có tính kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và thanh lọc độc tố. Người dùng nên kiểm tra định kỳ độ pH của nước và dung dịch thử độ pH (Khoảng 1 tháng 1 lần hoặc nhiều hơn)
3 mức kiềm của máy lọc nước tạo kiềm
Thông thường, các máy lọc nước tạo kiềm thường có 3 mức kiềm để người dùng lựa chọn.
Mức kiềm 1: độ pH 8.0 – 9.0 (Thường sử dụng mức này khi mới làm quen với máy lọc nước tạo kiềm trong khoảng 2 tuần)
Mức kiềm 2: độ pH 8.5 ~ 9.5 (Mức này có thể sử dụng để nấu cơm, và sau 2 tuần sử dụng)
Mức kiềm 3: độ pH 9.0 ~ trên 10 (Mức này có thể sử dụng hàng ngày khi cơ thể đã làm quen với kiềm. Bạn có thể sử dụng nước ở mức này để đun nấu, pha cà phê, trà xanh, nấu súp …)
Ngoài ra, người dùng vẫn có thể lựa chọn mức nước tính khiết và axit yếu:
Mức nước tinh khiết: độ pH 6.5 ~ 8.0 (mức này sử dụng khi uống thuốc hoặc uống sữa)
Mức axit yếu: độ pH 4.5 ~ 6.5 (mức này chỉ sử dụng để rửa mặt – tuyệt đối không uống)
Để biết chính xác độ pH của nước thành phẩm của máy lọc nước tạo kiềm, người dùng cần thường xuyên kiểm tra độ pH của nước bằng dung dịch đo để có kết quả chính xác và an toàn khi sử dụng
Các bước đo nồng độ pH bằng dung dịch đo
Chuẩn bị Dung dịch đo độ pH:
Dung dịch thử độ pH là dung dịch để đo chuẩn độ pH. Ngoài ra, nước axit có pH 4.0 hoặc ít hơn sẽ có cùng màu.
Các thành phần chính của dung dịch thử là: Ethanol, Methyl đỏ, Bromothymol xanh, phenolphthalein.
Chú ý:
- Lưu trữ: Hãy giữ ở nơi tối vì nó sẽ biến màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Xử lý: Khi vứt bỏ dung dịch thử hay pha loãng nó với nước và xả xuống nước thải.
- Không để gần lửa: Dung dịch thử có thể bốc cháy gây hỏa hoạn
- Không uống hoặc để dung dịch thử dính vào mắt
- (Trong trường hợp vô tình uống, hãy uống thật nhiều nước, nếu bạn để dính vào mắt hãy rửa kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ)
- Đảm bảo luôn đậy nắp và tránh xa tầm với của trẻ em
Dung dịch đo độ pH thường đính kèm cùng cốc thử và bảng màu đo độ pH. Tất cả thường được cung cấp cùng máy lọc nước tạo kiềm
Bước 1: Nhỏ hai giọt dung dịch thử độ pH vào cốc thử
Không thể đo chính xác nếu nhiều hơn 2 giọt. * Lưu ý: Nếu bạn nhỏ dung dịch thử độ pH sau khi lấy mẫu nước thử, thì mẫu nước thử và dung dịch thử độ pH sẽ không hòa với nhau và không thể đo chính xác
Bước 2: Lấy nước thành phẩm từ máy lọc nước ra 1 cốc chứa và để 10 giây hoặc hơn
Không lấy trực tiếp nước thành phẩm vào cốc thử đã nhỏ dung dịch đo độ pH vì khi mới lấy nước từ máy lọc, độ pH của nước chưa ổn định.
Bước 3: Rót nước từ cốc chứa vào cốc thử
Rót nước từ cốc chứa (Đã lấy từ bước 2) rồi rót vào cốc thử sao cho mực nước khớp với vạch của cốc. Nếu lượng nước đổ vào ít hoặc nhiều hơn vạch của cốc khoảng 5mm thì không ảnh hưởng đến kết quả đo lường. Vì vậy không phải đo lại nước ngay cả khi mực nước không trùng với vạch của cốc.
Bước 4: So sánh với bảng đo pH ở nơi sáng
Sau một khoảng thời gian ngắn màu sắc của nước thử sẽ thay đổi. Khi màu sắc ổn định hãy so sánh màu sắc của nước với bảng màu đo độ pH.
Thông tin thêm:
- Khi mới thay bộ lọc (khoảng 1 tuần), độ pH có thể cao hơn một chút, nhưng nó không phải là bất thường.
- Khi đo nước thô, màu sắc của nước thử nghiệm có thể khác với bảng đo pH do ảnh hưởng của các thành phần khác nhau trong nước.
- Không thể đo chính xác bằng giấy lụa có trên thị trường.
Đọc kết quả và phương pháp điều chỉnh
Sau khi so sánh bảng màu, bạn cần so sánh giá trị pH hiện tại của nước có phù hợp với các mức pH của máy lọc nước tạo kiềm hay không để đưa ra phương án điều chỉnh nếu cần thiết.
- Giá trị thấp hơn tiêu chuẩn: Nếu kết quả đo đô pH thấp hơn mức tiêu chuẩn đề xuất, có thể sử dụng chế độ “Tăng cường điện phân”. Hoặc thêm công thức Calcium glycerophosphate
- Giá trị bằng chế độ tiêu chuẩn: Không cần điều chỉnh, sử dụng nước như bình thường
- Giá trị cao hơn tiêu chuẩn: Hãy sử dung chế độ “Giảm điện phân”. Ngay cả khi bạn thay đổi nút chuyển đổi chất lượng nước, nếu giá trị vẫn cao hơn tiêu chuẩn hãy trộn nước tinh khiết để pH trở thành 10 hoặc ít hơn.
Từ khóa » Bảng đo độ Ph Nước
-
Hướng Dẫn 5 Cách đo PH Của Nước Chính Xác Và Nhanh Chóng
-
3 Cách đo độ PH Của Nước đơn Giản Và Chính Xác Nhất
-
Làm Sao để đo được độ PH Của Nước đơn Giản Nhưng Chính Xác Tại ...
-
3 Cách đo độ PH Của Nước
-
Top 9 Cách đo độ PH Trong Nước đơn Giản, Hiệu Quả
-
Độ PH Là Gì? Độ PH Của Nước Uống Là Bao Nhiêu?
-
Toàn Tập Về Cách đo PH Nước [Đầy đủ Nhất] - Metrotech
-
3 Cách đo độ PH Trong Nước đơn Giản - Chính Xác Nhất Hiện Nay
-
Dung Dịch đo độ PH Trong Nước, Dung Tích 50m | Shopee Việt Nam
-
Dung Dịch Kiểm Tra Độ PH Gồm Bảng đo- ống đựng + Dung Dịch
-
Các Cách Kiểm Tra Độ PH Trong Nước Ao Nuôi Tôm - Tin Cậy
-
Độ PH Trong Nước Có ý Nghĩa Gì? Nên Uống Nước Có độ PH Bao Nhiêu?
-
8 Phương Pháp Thông Dụng để đo PH Chính Xác | E-TechMart