Hướng Dẫn đọc Biểu đồ Nến Nhật Và Cách Nhận Biết Một Số Mẫu ...
Có thể bạn quan tâm
Biểu đồ nến Nhật đang là công cụ phổ biến với nhà đầu tư nhờ khả năng cung cấp thông tin và dễ dàng sử dụng.
Mục lục hiện 1 Cấu tạo biểu đồ nến Nhật 1.1 Cấu tạo của nến 1.2 Cách hình thành nên biểu đồ nến 1.3 Các loại hình nến thường gặp 2 Nhận biết các mẫu hình đảo chiều thông dụng trên biểu đồ nến 2.1 Nến búa (Hammer): 2.2 Nến người treo cổ (Hanging man): 2.3 Mẫu hình nhấn chìm tăng: 2.4 Mẫu hình nhấn chìm giảm: 2.5 Mẫu hình mây đen bao phủ: 2.6 Mẫu hình xuyên thấu:Cấu tạo biểu đồ nến Nhật
Để đọc và hiểu được biểu đồ nến Nhật, nhà đầu tư cần phải nắm được các cấu tạo cơ bản của nến và đồ thị.
Cấu tạo của nến
Về bản chất, nến cũng có tính chất như biểu đồ thanh. Bao gồm: Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất. Với đồ thị nến nhật, khi thân nến có màu xanh, nghĩa là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Ngược lại khi nến có màu đỏ, nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Những đường mỏng ở trên và dưới thân nến gọi là bóng nến. Đỉnh của bóng nến trên là mức giá cao nhất trong phiên, đáy của bóng nến dưới là mức giá thấp nhất trong phiên.
Cách hình thành nên biểu đồ nến
Biểu đồ nến được tạo nên bởi các tập hợp các nến của từng phiên. Tùy vào xu hướng tăng hay giảm mà chúng ta có thể thấy biểu đồ có những lúc lên xuống khác nhau.
Ví dụ:
Các loại hình nến thường gặp
Trong biểu đồ nến, ngoài loại hình nến thông dụng còn có những nến khác như: Nến Doji, nến Marubozu, nến dù, nến con quay.
- Nến Doji: Có thân rất nhỏ hoặc không có, bóng nến dài rất nhiều lần so với thân nến. Nến Doji được chia thành nhiều loại, các mẫu hình thường gặp đó là: Doji bia mộ, Doji chuồn chuồn và Doji chân dài.
- Nến Marubozu: Phần nến lớn và gần như không có bóng nến. Giá mở cửa hoặc giá đóng cửa cũng là mức giá cao nhất trong phiên.
- Nến dù: Có bóng nến dưới rất dài và thân nến nhỏ và bóng nến trên rất nhỏ và gần như là không có.
- Nến con quay: Phần thân nến khá nhỏ, nhưng không nhỏ như nến Doji. Phần bóng nến trên và dưới dài hơn rất nhiều lần thân nến.
Nhận biết các mẫu hình đảo chiều thông dụng trên biểu đồ nến
Khi kết hợp các nến đơn vào một số trường hợp nhất định, ta sẽ thấy được các mẫu hình báo hiệu trên đồ thị nến. trong bài viết này, DNSE sẽ đưa ra một số mẫu hình đảo chiều thông dụng.
Nến búa (Hammer):
Đây là dấu hiệu lực bán đã suy yếu, đồng nghĩa lực mua đang dần chiếm ưu thế. Khi gặp mẫu hình này trong một xu hướng giảm, thể hiện thị trường có xu hướng đảo chiều xu hướng giảm sang đi ngang hoặc tăng giá.
Ví dụ:
Nến búa xuất hiện ngày 30/7/2020 báo hiệu xu hướng đảo chiều tăng. Một cây nến của phiên tiếp theo đã xác nhận sự đảo chiều này vì có giá đóng cửa cao hơn phiên trước.
Nến người treo cổ (Hanging man):
Đây là dấu hiệu lực mua đã suy yếu, lực bán chiếm ưu thế. Khi thấy mẫu hình này xuất hiện ở xu hướng tăng, thị trường có xu hướng đảo chiều xu hướng tăng sang đi ngang hoặc giảm.
Ví dụ:
Nến người treo cổ xuất hiện vào ngày 12/4/2019 báo hiệu xu hướng đảo chiều giảm. Một cây nến ở phiên tiếp theo có giá đóng cửa thấp hơn phiên trước đã xác nhận xu hướng đảo chiều giảm.
Mẫu hình nhấn chìm tăng:
Đây là mẫu hình thông báo tín hiệu quan trọng với nến đỏ bị nhấn chìm bởi nến xanh. Chỉ báo này chỉ đúng khi thị trường đang trong một xu hướng giảm.
Ví dụ:
Nến đỏ ngày 29/7/2019 bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nến xanh của phiên tiếp theo khi thị giá cổ phiếu có xu hướng giảm dù rất nhỏ. Điều này báo hiệu giá cổ phiếu sẽ đảo chiều tăng.
Mẫu hình nhấn chìm giảm:
Mẫu hình này thông báo tín hiệu đảo chiều giảm khi nến xanh bị nhấn chìm bởi nến đỏ. Tín hiệu màu chỉ đúng khi thị trường đang trong xu hướng tăng.
Ví dụ:
Nến xanh ngày 26/6/2017 bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nến đỏ của phiên tiếp theo trong một xu hướng tăng. Điều này báo hiệu giá cổ phiếu sẽ đảo chiều giảm.
Mẫu hình mây đen bao phủ:
Đây là tín hiệu đảo chiều vùng đỉnh. Khi nến xanh bị chiếm sâu bởi nến đỏ ở phiên tiếp theo có giá mở cửa cao hơn sau đó đóng cửa sâu vào thân nến xanh vào cuối phiên. Nến đỏ nên xâm lấn hơn 50% thân nến xanh.
Ví dụ:
Nến xanh ngày 7/6/2018 bị nến đỏ ở phiên tiếp theo đóng cửa sâu hơn 50% thân nến xanh một xu hướng tăng. Chứng tỏ, thị trường đã đạt đỉnh và chuẩn bị đảo chiều giảm.
Mẫu hình xuyên thấu:
Đây là tín hiệu đảo chiều vùng đáy. Khi cây nến đỏ bị xâm lấn bới cây nến xanh có giá mở cửa thấp hơn và đóng cửa sâu vào bên trong nến đó ở phiên tiếp theo. Mức độ xâm lấn của nến xanh phải hơn 50% thân nến đỏ.
Ví dụ:
Nến đỏ ngày 27/7/2017 bị xâm lấn bởi một cây nến xanh có giá mở cửa thấp hơn và đóng cửa sâu hơn 50% thân nến đỏ. Chứng tỏ thị trường đã tạo đáy và chuẩn bị đảo chiều tăng.
>>>> Xem thêm Các mẫu nến đảo chiều mạnh nhà đầu tư nên biết
Từ khóa » Cách đọc Biểu đồ Hình Nến Nhật
-
Mô Hình Nến Nhật Là Gì? Cách đọc Biểu đồ Nến Nhật DỄ HIỂU
-
Cách đọc đồ Thị Nến Nhật - VnExpress
-
Cách đọc Biểu đồ Nến Nhật Cho Những Nhà đầu Tư Mới | Timo
-
Cách đọc Biểu đồ Nến Nhật Hiệu Quả Nhất
-
Biều đồ Nến Nhật (Candlestick Chart) - Cách đọc, Phân Tích Mô Hình ...
-
Hướng Dẫn Phân Tích Kỹ Thuật: Cách đọc Biểu đồ Nến Nhật (Phần 1)
-
Cách đọc Biểu đồ Nến để Giao Dịch | FXTM Global
-
Mô Hình Nến Nhật Là Gì? Cách đọc Biểu đồ Nến Dễ Hiểu
-
TOP 17 Mô Hình Nến đảo Chiều Và Cơ Bản-cách Xem Biểu ... - Mitrade
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đọc đồ Thị Hình Nến Cho Người Mới Bắt ...
-
Hướng Dẫn đọc Biểu đồ Hình Nến Trong Chứng Khoán - Đầu Tư Từ Đâu
-
HỌC CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CÙNG TRUE INVEST - YouTube
-
Tập 22: Nến Nhật Là Gì? Cách đọc Biểu đồ Nến Nhật Chi Tiết - YouTube
-
6. Biểu đồ Nến Nhật (Phần 2) - Green Chart