Hướng Dẫn đọc Thông Số Cần Câu Và Cách áp Dụng Trong Thực Tế

Khi tìm hiểu những nội dung hướng dẫn đọc thông số cần câu trên mạng. Blog câu cá cảm thấy chưa thỏa mãn với những thông tin từ các trang tin. Các Bloger khác đưa ra, chính vì tế hôm nay chúng tôi xin gửi tới anh em một nội dung hướng dẫn đọc thông số cần câu chi tiết.

Ngoài những thông số, chúng ta sẽ cùng nhau đưa những thông số này vào thực tế. Nơi mà anh em có thể vận hành những chiếc cần câu một cách hiệu quả nhất. Áp dụng những chiếc cần câu có thông số phù hợp vào từng kỹ thuật câu khác nhau

Hướng dẫn đọc thông số cần câu và những ký hiệu cần biết

Ví dụ hướng dẫn đọc thông số cần câu

Ở đây chúng ta sẽ lấy một chiếc cần câu Shimano có mã Beast Master S702ML. Và theo những hướng dẫn đọc thông số cần câu cơ bản chúng ta sẽ hiểu:

  • Beast Master là tên dòng sản phẩm. Và với mỗi thương hiệu cần thì sẽ có một tên dòng sản phẩm khác nhau. Ở đâu với thương hiệu Shimano, họ tung ra dòng sản phẩm Beast Master là một dòng cần chuyên dụng cho kỹ thuật câu lure.
  • Phần thông số chính S702ML: Đây là một quy chuẩn chung mà các hãng sản xuất phải bám theo nhằm chỉ ra những thông số cụ thể của cần. S – Chỉ loại cần sử dụng máy câu đứng. 70 – tức cần có độ dài 7″0 feet tương đương là cần dài 2,1 mét. 2 – chỉ ra chiếc cần này có 2 khúc. Và ML – chỉ độ cứng của chiếc cần này ở mức Medium Light (trung bình nhẹ)

Như vậy hướng dẫn đọc thông số cần câu Beast Master S702ML anh em sẽ đọc theo thứ tự như sau. Beast Master – S – 70 – 2 – ML, tương ứng cho Tên sản phẩm – Loại cần – Chiều dài – số khúc (đoạn) – Độ cứng.

Khi chỉ số 702 được viết liền như trên. Nhiều anh em mới được hướng dẫn đọc thông số cần câu sẽ lầm tưởng đây là một chỉ số chung. Nhưng trong quy ước cách ghi thông số lại được tách ra làm 2 phần. Nếu anh em coi đây là một thông số chung, thường sẽ liên tưởng tới độ dài ở mức 7,02 mét.

Nhưng trên quy ước chung các dòng cần sử dụng quy ước chiều dài chung là feet. Ở một số hãng châu Á như chiếc cần Shimano kể trên. Họ sẽ ghi rõ chỉ số Lenght: 213 cm như anh em thấy trong ảnh.  Cũng như hai chỉ số còn lại Line W 6-14lb. Hay Lure W 4-16 g kia là những chỉ số khoảng tải dây và tải lure rất rõ ràng.

Những thông số cần biết khi đọc thông số cần câu

Như vậy khi đọc thông số cần câu anh em chỉ quan tầm tới phần tiền tố trên mã hiệu. Gồm Loại cần – Chiều dài – số khúc (đoạn) – Độ cứng. Và những thông số khoảng tải dây sẽ được in chi tiết trên cán cần câu hoặc không. Tùy hãng sẽ hỗ trợ anh em đọc và hiểu thông số cần câu theo từng cách khác nhau.

Trong đó chỉ số độ cứng sẽ được xắp sếp theo những cấp độ như sau:

  • UL (Ultra Light) : rất nhẹ
  • L (Light) : nhẹ
  • ML(Medium Light) : trung bình nhẹ
  • M (Medium) : trung bình
  • MH (Medium Heavy) : trung bình mạnh
  • H (Heavy) : mạnh
  • EH (Extra Heavy) : rất mạnh

Thông số Action: thể hiện độ cong của cần khi kéo cá với các cấp độ sau : S (Slow) : chậm M (Medium) : trung bình MF (Medium Fast) : trung bình nhanh R (Regualar) : bình thường F (Fast) : nhanh EF (Extra Fast) : rất nhanh

Như vậy trong hai chỉ số vừa nêu trên không có trong ví dụ ở chiếc cần câu lure Shimano Beast Master S702ML kể trên. Ở hai thông số này chúng ta sẽ cắt nghĩa như sau.

  • Độ cứng đánh giá độ nhạy câu của cần. Cho cần thủ một cảm giác nhạy câu tốt hơn
  • Còn thông số Action ở mức càng thấp như cần có độ cong S hay M có tốc độ ném mồi chậm và kém chính xác hơn. So với các cần có mức Action nhanh như F hay EF mang tới một khả năng ném chính xác. Và độ xóc và tốc độ bay của mồi cũng tối ưu hơn.

Lựa chọn thông số cần câu cho kỹ thuật câu lục

Khi được hướng dẫn đọc thông số cần câu cho kỹ thuật câu lục. Đầu tiên anh em cần quan tâm tới chiều dài thân cần câu. Thông thường thông số này được các tay câu lâu năm lựa chọn độ dài từ 3,6-5 mét. Là một con số tối ưu nhất với kỹ thuật câu lành nghề nhất trong giới tay câu Việt. Ngoài ra vẫn có những lựa chọn từ 6-7 mét, nhưng thông số này là rất khó ném mồi. Nếu anh em không có lực cổ tay đủ mạnh.

Về mặt chất liệu và trọng lượng thân cần, chúng ta sẽ không có những tư vấn cụ thể. Vì nó phụ thuộc khá nhiều vào nền tảng tài chính của mỗi tay câu. Nhưng với việc phải giữ cần thường xuyên và một phần lực từ một chiếc cần câu dài. Mà anh em sẽ cảm thấy cần câu có vẻ nặng hơn. Vì thế anh em nên chọn một thân cần có khối lượng tối ưu trong tầm giá. Để có một cảm giác giữ cần lâu thoải mái và không bị mỏi. Trong một khoảng thời gian dài.

Về cách thông số về độ cứng: Thông thường những anh em có kinh nghiệm thường hướng dẫn đọc thông số cần câu có chỉ số độ cứng ở mức H. Và được chia ra theo các mức 5H, 6H, 8H hay 10H. Với độ cứng ở mức trung bình (H) anh em có thể cảm nhận được chính xác tình trạng mồi. Cũng như cảm giác rỉa mồi rất rõ ràng.

Lựa chọn thông số cần câu cho kỹ thuật câu đài

Với câu dài hay câu tay, anh em quan trọng hơn về phần độ cứng của cần. Hướng dẫn đọc thông số cần câu với kỹ thuật câu đài chúng ta có hai nhóm độ cứng được anh em lựa chọn:

  • Nhóm từ 2H-4H được xếp hạng vào loại cần mềm. Sử dụng với dây câu size nhỏ, phù hợp để câu một số cá nhỏ. Những nhu cầu câu chơi câu giải trí trong những hồ câu giải trí. Câu trong những ao hồ nhân tạo khác có những loài cá không quá lớn.
  • Nhóm cần độ cứng 5H-7H, kết hợp với dây câu 3.0 là một sự kết hợp tốt cho nhu cầu câu cá lớn.

Như vậy, chúng ta đã có được những hướng dẫn đọc thông số cần câu cơ bản. Và một số đặc thù khác trong việc đọc thông số cần câu cho cần câu lục và cần lure. Hy vọng rằng, bài viết ngắn này sẽ giúp anh em có thể hiểu và chọn cho mình một cần câu hợp lý nhất

Từ khóa » độ Cứng Ul