Hướng Dẫn Em Tự Luyện Tiếng Việt Lớp 4

Các em học sinh tự ôn luyện tiếng việt lớp 4 đơn giản với những hướng dẫn của Vuihoc.vn ngay bây giờ. Vuihoc.vn sẽ giúp các em học sinh tổng hợp các kiến thức quan trọng của phần tiếng việt lớp 4, từ đó chỉ ra các dạng bài tập để các em tự ôn luyện tại nhà. Sau cùng là phần tổng hợp 20 đề tự luyện tiếng việt lớp 4 giúp các em làm quen để đạt được thành tích tốt trong các kỳ thi.

1. Các kiến thức quan trọng của tiếng việt lớp 4

Hướng dẫn em tự luyện tiếng việt lớp 4

Phần tiếng việt lớp 4 đề thi có cấu trúc như sau:

A. Kiểu tra đọc

+ Phần I. Đọc thành tiếng

+ Phần II. Đọc hiểu

B. Kiểm tra viết

+ Phần III. Luyện từ và câu

+ Phần IV. Chính tả

+ Phần V. Tập làm văn

2. Các dạng bài tập ôn luyện tiếng việt lớp 4

Dạng bài: Đọc thành tiếng

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

1. Đường đi Sa Pa (từ Xe chúng tôi đến lướt thướt liễu rủ)

Trả lời câu hỏi: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?

2. Ăng-co Vát (từ Toàn bộ khu đền đến các ngách)

Trả lời câu hỏi: Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?

Dạng bài: Đọc hiểu

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:

- Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!

- Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ

- Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:

- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?

- Tôi không biết

- Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!

Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói.

- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.

(Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì?

a- Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ

b- Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ

c- Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà

2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác?

a- Vì Lê-nin không có giấy ra vào

b- Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-nin

c- Vì anh không nắm được quy định

3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào?

a- Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân

b- Nói cho anh học sinh quân biết tên mình

c- Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà

4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”?

a- Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi

b- Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc

c- Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy

5. Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu?

a- Lê-nin là người hiền từ và nhân hậu

b- Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung

c- Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào

6. Dòng nào viết đúng các danh từ riêng trong bài?

a- Vla-đi mia I-lích Lê-Nin, Krem-li, Lê-Nin

b- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-nin

c- Vla-đi-Mia I-Lích Lê-nin, Krem-Li, Lê-nin

7. Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” Có mấy danh từ chung?

a- 2 danh từ chung (đó là:…………………………..)

b- 3 danh từ chung (đó là:…………………………..)

c- 4 danh từ chung (đó là:…………………………..)

8. (1) Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

a- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin

b- người chỉ huy đội bảo vệ

c- người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li

(2) Bộ phận trạng ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi nào?

a- Bao giờ?

b- Ở đâu?

c- Vì sao?

Dạng bài: Chính tả

Chính tả nghe-viết

Chú mèo con

Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa san cho đến lúc chạm bịch vào một gốc cau. “Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế?”. Cây cau lắc lư chòm lá tít trên cao hỏi xuống. “Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!”. Mèo con ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. “Rì rào, rì rào, ừ chú trèo khá đấy!”. Mèo con ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột. “Ấy, ấy! Chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ”.

(Nguyễn Đình Thi)

Dạng bài: Tập làm văn

Hãy tả một con vật mà em yêu thích

Bài tham khảo:

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành.

3. Bộ 20 đề tự luyện tiếng việt lớp 4

Các em ôn tập phần tiếng việt lớp 4 không thể bỏ qua phần làm đề. Hãy tự luyện tập các đề ở nhà để vững tâm lý và nắm chắc kiến thức để đạt kết quả cao trong kỳ thi.

Đề luyện tiếng việt lớp 4 học kì 1

Hướng dẫn em tự luyện tiếng việt lớp 4

Đề số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)

Đọc diễn cảm toàn bài.

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

a. Xin được hạnh phúc.

b. Xin được sức khỏe.

c. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

a. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.

b. Vua rất giàu sang, phú quý.

c. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?

a. Vua đã quá giàu sang.

b. Vua đã được hạnh phúc.

c. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?

a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.

c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ "ước muốn"?

a. Ước mơ.

b. Mơ màng.

c. Mong ước.

d. Mơ tưởng.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Sau trận mưa rào

(trích)

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ ...

V. Huy Gô

(trích Những người khốn khổ)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Tả chiếc áo sơ mi của em.

Nguồn:Vndoc.com

Đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

- Đọc đúng, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

- Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

a. Thành phố.

b. Vùng biển.

c. Miền núi.

d. Các ý trên đều sai.

2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

a. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

b. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

c. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

d. Tất cả các ý trên.

3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

a. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

b. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

c. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

d. Tất cả các ý trên.

4. Những từ nào là danh từ riêng?

a. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

b. Mẹ, con, núi, sóng biển.

c. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

d. Tất cả các ý trên.

5. Từ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

a. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

b. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

c. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

d. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

Đề số 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

- Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

- Bài đọc: Ông Trạng thả diều

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

1. Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?

a. Chơi bi.

b. Thả diều.

c. Đá bóng.

d. Các ý trên đều sai.

2. Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

a. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.

b. Có trí nhớ lạ thường.

c. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

a. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.

b. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

c. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

d. Tất cả ý trên.

4. Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

a. Có chí thì nên.

b. Giấy rách phải giữ lầy lề.

c. Máu chảy, ruột mền.

d. Thẳng như ruột ngựa.

5. Từ nào dưới đây là động từ?

a. Học.

b. Đèn.

c. Tốt.

d. Hay.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.

Nguồn: Vndoc.com

Đề số 4

I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút.

- Người tìm đương lên các vì sao

- Ông trạng thả diều

- Rất nhiều mặt trăng

- Vẽ trứng

- Cánh diều tuổi thơ

2. Đọc hiểu và làm bài tập (5 điểm), thời gian 30 phút.

Học sinh đọc thầm bài văn sau:

Một chuyến đi xa

Một người cha dẫn một cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này ? - Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao toả sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!

QUANG KIỆT

Bài tập:

A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có ý trả lời đúng nhất

1. Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?

A. Đi đến vùng biển.

B. Đi đến vùng rừng núi.

C. Đi đến một vùng quê.

D. Đi đến một thành phố.

2. Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?

A. Trong nhà nghỉ.

B. Trong nhà một người nông dân.

C. Trong khách sạn.

D. Trong một khu rừng.

3. Người con trai đã thấy và học được gì qua chuyến đi?

A. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và tươi đẹp.

B. Cuộc sống bên ngoài buồn tẻ.

C. Cuộc sống bên ngoài ồn ào và náo nhiệt.

D. Cuộc sống bên ngoài bình thường.

4. “Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.” là loại câu gì?

A. Câu cảm

B. Câu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu kể

5. Bộ phận nào làm vị ngữ trong câu:“Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân.” ?

A. hai cha con

B. sống chung với gia đình nông dân

C. gia đình nông dân

D. họ sống

6: Nhóm từ nào dưới đây là tính từ?

A. Người cha, con trai, nông dân, bóng đèn, dòng sông, ngôi sao

B. Dẫn, đi, cắm trại, hỏi, sống, thấy

C. Bình dị, tuyệt vời, sáng, bao la, rộng mở, đẹp

D. Ở, có, một, cả, bằng, thì, đã

B. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm và viết lại câu văn thể hiện tinh thần đoàn kết trong bài văn trên.

…………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:

Cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê.

…………………………………………………………………………………………………

II. Bài kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả: (5 điểm). Thời gian: 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Kéo co” (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 155). Đoạn viết: Đề bài và đoạn “Làng Tích Sơn… thắng cuộc”.

2. Tập làm văn (35 phút)

Đề bài: Hãy tả lại một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

Nguồn Vndoc.com

Đề số 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A/ Mười lăm tuổi

B/ Mười sáu tuổi

C/ Mười hai tuổi

D/ Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A/ Ở đảo Phú Quý

B/ Ở đảo Trường Sa

C/ Ở Côn Đảo

D/ Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A/ Bình tĩnh.

B/ Bất khuất, kiên cường.

C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.

D/ Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A/ Trong lúc chị đi theo anh trai

B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển

C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A/ Yêu đất nước, gan dạ

B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A/ Vào năm mười hai tuổi

B/ Sáu đã theo anh trai

C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D/ Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A/ Hồn nhiên

B/ Hồn nhiên, vui tươi

C/ Vui tươi, tin tưởng

D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu

(1 điểm)

…………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

2. Tập làm văn: (8 điễm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Nguồn: Vndoc.com

Đề số 6

A. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng:

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 75- 80 tiếng, một trong các bài sau:

Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1B. Trang 4

Bài "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi Sách TV4, tập 1B. Trang 24

Bài "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1B. Trang 48

Bài Chú đất Nung Sách TV4, tập 1B. Trang 56

Bài cánh diều tuổi thơ Sách TV4, tập 1B. Trang 78

2. Đọc hiểu:

Chú Đất Nung

Tết trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp cháp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa :

- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.

Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.

Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cơi đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.

Ông Hòn Rấm cười bảo:

- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà !

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ?

- Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:

- Nào, nung thì nung !

Từ đấy, chú thành Đất Nung.

Theo Nguyễn Kiên

Đọc thầm bài văn trên, chọn và viết lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3.

Câu 1. Cu Chắt có những đồ chơi gì?

A. Chàng kị sĩ, nàng công chúa. B. Nàng công chúa, chú bé đất. C.Chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú bé đất.

Câu 2: Động từ trong câu: Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.

A. Mới B. Chơi

C. Đẹp

Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.

Câu 4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm và viết lại câu đã hoàn chỉnh:

Đã là người thì phải dám ……….., làm được nhiều ………. có ích.

(xông pha, về quê, việc)

Câu 5. Muốn trở thành người có ích chúng ta phải làm gì ?

Câu 6: Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng tính từ.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe - viết)

Rất nhiều mặt trăng

Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.

2. Tập làm văn

Tả một đồ chơi mà em yêu thích

Nguồn: dethihocki.com

Đề số 7

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút.

- Người tìm đương lên các vì sao

- Ông trãng thả diều

- Rất nhiều mặt trăng

- Vẽ trứng

- Cánh diều tuổi thơ

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” (Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1); khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (1 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (M1)

a. Chú có trí nhớ lạ thường.

b. Bài của chú chữ tốt văn hay.

c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

Câu 2: (1 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? (M1)

a. Vì chú rất ham thả diều.

b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.

Câu 3: (1 điểm) Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? (M1)

a. Trần Thánh Tông

b. Trần Nhân Tông

c. Trần Thái Tông

Câu 4: (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? (M2)

a. Ngoan ngoãn

b. Tiếng sáo

c. Vi vút

Câu 5: (0.5 điểm) Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người? (M2)

a. Chí phải, chí lí b. Quyết tâm, quyết chí c. Nguyện vọng, chí tình Câu 6: (0.5điểm) Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng ? (M2)

Có ..... danh từ riêng. Đó là các từ: .......................................................

Câu 7: (0.5 điểm) Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (M2)

“Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta” . ………………………………………………………………………………….

Câu 8: (0.5điểm) Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi?(M3)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: (0.5điểm) Ai là trạng nguyên trẻ nhất nước nam (M3)

a.Nguyễn Hoàng

b.Nguyễn Nhạc

c.Nguyễn Hiền

Câu 10: (1điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền (M4)

……………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1/ Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm):

Bài: Ông Trạng thả diều

Viết đoạn: “Vào đời vua Trần Thái Tông, ……chơi diều”.

2/ Tập làm văn (8 điểm): Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Nguồn: doctailieu.com

Đề số 8

A/. Kiểm tra đọc : (10 điểm)

I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)

Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn từ “ Tuổi thơ tôi..... sao sớm”. “Ban đêm ......của tôi” trong bài “Cánh diều tuổi thơ” tiếng việt tập 1 trang 146

II. Phần đọc thầm: ( 7 điểm)

Giáo viên cho HS mở SGK Tiếng việt 4 đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” và khoanh tròn vào ý đúng nhất:

Câu 1: Chi tiết tiết nào tả cánh diều?

a) Tuổi thơ tôi được nânng lên từ những cánh diều

b) Cánh diều mềm mại như cánh bướm

c) Đám trẻ mục đồng hò hét thả diều thi

d) Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời

Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ niềm vui lớn nào?

a) Cánh diều mang theo nỗi khát khao.

b) Tiếng sao diều vi vu trầm bổng.

c) Các bạn hò hét nhau thả diều thi.

d) Bầu trời đẹp như thảm nhung.

Câu 3: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ ước mơ đẹp gì?

a) Các bạn ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh.

b) Các bạn sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.

c) Các bạn được nâng lên từ những cánh diều.

d) Các bạn có cảm giác như đang trôi trên dải ngân hà.

Câu 4: Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?

a) Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ

b) Cánh diều khơi gợi ước mơ đẹp cho tuổi thơ

c) Cánh diều đem đến niềm vui cho tuổi thơ

d) Cánh diều ôn lại kỉ niệm cho tuổi thơ

Câu 5: Câu hỏi sau “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?” dùng để :

a) Khen, chê

b) Sự khẳng định

c) Sự phủ định

d) Yêu cầu

Câu 6: Trong đoạn văn sau có mây câu kể?

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em nhỏ ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó chạy sủa om cả rừng.

a) 4 câu

b) 5 câu

c) 6 câu

d) 7 câu

Câu 7: Tìm vị ngữ trong câu “Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần”..

a) các cụ già chụm đầu

b) chụm đầu bên những ché rượu cần

c) bên những ché rượu cần

d) ché rượu cần

B/ Kiểm tra viết : (10 điểm)

I/ Chính tả nghe viết: ( 2 điểm) 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết 1 đoạn từ “ Tuổi thơ tôi..... sao sớm”. trong bài “Cánh diều tuổi thơ” tiếng việt tập 1 trang 146

II/ Tập làm văn: (8 điểm) từ 30-35 phút

Tả chiếc bút máy của em.

Đề số 9

I. CHÍNH TẢ: (Nghe đọc) Thời gian: 20 phút

Bài “Người ăn xin” – Viết đầu bài và đoạn “Lúc ấy …….. cứu giúp”

(Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30)

II. TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em biết về một đức tính tốt của con người.

Bài đọc:

Cậu học sinh giỏi nhất lớp

Gia đình ông Giô - dép lại chuyển về Ác - boa để Lu – i có thể tiếp tục đi học.

Ác – boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy – dăng – xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy cứ lắc đầu chê Lu - i còn bé quá. Thầy Rơ – nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, người hơi gầy và cao. Thầy hỏi:

- Cháu tên là gì?

Ông Giô – dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu – i trả lời.

- Thưa thầy con là Lu – i Pa - xtơ ạ!

- Đã muốn học chưa hay còn thích chơi?

- Thưa thầy con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng. - Thế thì được.

Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có nhửng chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã truị đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha”bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu - i thường rủ Giuyn Vec – xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

Còn việc học hành của Lu – i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thầy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp.

Theo Đức Hòa

Trích “Lu- i Pa- xtơ”

II. ĐỌC THẦM: 25 phút (5 điểm ) Em đọc thầm bài “Cậu học sinh giỏi nhất lớp” rồi trả lời các câu hỏi sau:

(Đánh dấu vào trước câu trả lời đúng nhất)

Câu 1. Những chi tiết nào cho biết Lu - i Pa - xtơ khi đến trường hãy còn rất bé?

a. Thầy giáo lúc đầu chê Lu - i còn bé quá. b. Thấy giáo hỏi: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?”

c. Cả hai ý a và b.

d. Các ý trên đều sai. Câu 2. Ngoài giờ học Lu - i thường tham gia những trò chơi nào?

a. Bắn bi.

b. Đá bóng.

c. Câu cá.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Những từ ngữ nào cho biết Lu – i tham gia các trò chơi rất say mê ?

a. Ván bi quyết liệt.

b. “Pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê.

c. Cả hai ý a và b.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 4. Kết quả học tập của Lu- i ra sao?

a. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp.

b. Chưa cao vì Lu- i Pa- xtơ còn bé.

c. Thầy giáo chưa hài lòng.

d. Không theo kịp các bạn trong lớp.

Câu 5: Tiếng ông gồm những bộ phận cấu tạo nào?

a. Chỉ có vần.

b. Chỉ có vần và thanh.

c. Chỉ có âm đầu và vần.

d. Có âm đầu, vần và thanh.

Câu 6: Cho câu:

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng:

- Thế thì được.

Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng: Câu 7: Cho câu: Gia đình và thầy giáo rất hài lòng.

Các từ ghép có trong câu trên: ........................... Câu 8: Từ nào có thể thay thế cho từ “thành thực”?

a. Trung thành

b. Chân thành

c. Trung thực

d. Trung hậu

Nguồn: doctailieu.com

Đề số 10

A/ Phần kiểm tra đọc: (5 điểm)

I. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm)

Cho văn bản sau:

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

(Theo Trinh Đường)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,25đ) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.

B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2 (0,25 đ) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?

A.Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

B. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

C.Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3.(0,25 đ) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ?

A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.

B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.

Câu 4.(0,25 đ) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Tuổi trẻ tài cao.

B. Có chí thì nên.

C. Công thành danh toại.

Câu 5. (0,25 đ) Trong câu «Rặng đào đã trút hết lá », từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ?

A. rặng đào

B. đã

C. hết lá

Câu 6. (0,25 đ) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ”

A. đã

B. đang

C. sẽ

Câu 7. (0,25 đ) Trong câu "Chú bé rất ham thả diều", từ nào là tính từ?

A. Ham

B. Chú bé

C. Diều

Câu 8. (0,25 đ) Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?

A. Động từ.

B. Danh từ.

C. Tính từ.

Câu 9: (1 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu) Nói về ước mơ của em.

II. Đọc thành tiếng ( 2,0 điểm)

Câu 10. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau:

Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Trang 4 ( từ Một hôm.........vẫn khóc)

H: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?

Bài: Mẹ ốm. Trang 9 (4 khổ thơ đầu)

H: Nêu ý nghĩa của bài thơ.

Bài: Người ăn xin. Trang 30 (từ Từ đầu .... không có gì để cho ông cả)

H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Những hạt thóc giống. Trang 46 (từ đầu ............. Không ai trả lời)

H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Bài: Ông trạng thả diều. Trang 104 (từ Sau vì nhà nghèo quá........ học trò của thầy)

H: Vì sao chs bé Hiền đc gọi là “ ông trạng thả diều”?

Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Trang 115 (từ Bạch Thái Bưởi.............bán lại tàu cho ông)

H: Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

Bài: Văn hay chữ tốt - Trang 129 (Đọc từ đầu đến ...sao cho đẹp)

H: Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém?

Bài: Chú đất nung - Trang 134 (Đọc từ đầu.....Chú sợ lùi lại)

H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

Bài: Cánh diều tuổi thơ - Trang 146 (Ban đêm trên bãi thả diều........hết bài)

H: Qua bài tác giả muốn nói lên điều gì?

Bài: Tuổi Ngựa - Trang 149 (Đọc từ đầu đến hoa cúc dại)

H: Ngựa con theo ngọn gió rong choi những đâu?

Bài: Kéo co - Trang 155 (Đọc từ đầu đến của người xem hội)

H: Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào?

Bài: Rất nhiều mặt trăng. Trang 163 (Đọc từ đầu ………của nhà vua)

H: Cô công chúa nhoe có nguyện vọng gì?

B/ Kiểm tra viết (5 điểm)

Câu 11: Chính tả: (2,5 điểm)

a. Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Đôi giày ba ta mầu xanh”. Tiếng Việt 4 – Tập 1, trang 81 (Từ Ngày còn bé …của các bạn tôi) trong khoảng thời gian 15 phút.

b. Bài tập: Điền vào chỗ chấm n hay l

…..ăm gian nhà cỏ thấp …e te

Ngõ tối đem sâu đóm ...ập ...oè

Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)

Hãy tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích.

Nguồn: doctailieu.vn

Đề luyện tiếng việt lớp 4 học kì 2

Hướng dẫn em tự luyện tiếng việt lớp 4

Đề thi 11

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

II- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian 35 phút)

Đọc thầm bài: "Bốn anh tài (tt)" - SGK TV 4 - Tập 2 trang 17 và làm bài tập sau:

Bốn anh tài

(Tiếp theo)

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

- Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi.

Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bản làng lại đông vui.

Truyện cổ dân tộc Tày

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1/ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai đầu tiên? (M1-0,5đ)

A. Yêu tinh B. Bà cụ C. Ông cụ D. Cậu bé.

Câu 2/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M2-0,5đ)

A.Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe B. Vì anh em Cẩu Khây có tài năng phi thường C. Vì anh em Cẩu Khây có lòng dũng cảm D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 3/ Yêu tinh có phép thuật gì? (M1-0,5)

A. Phun lửa B. Phun nước C. Tạo ra sấm chớp D. Biến hóa, tàng hình

Câu 4/ Bốn anh em Cẩu Khây làm gì để chống lại yêu tinh ?(M2-0,5đ)

A.Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước khoét máng, Móng Tay Đục Máng tát nước. B. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng. C. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây khoét máng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng nhổ cây. D. Nắm Tay Đóng Cọc nhổ cây, Cẩu Khây đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.

Câu 5/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M3-1đ)

Câu 6/ Bài đọc: "Bốn anh tài (tt)" ca ngợi ai, hành động gì? (M4-1đ)

Bài đọc "Bốn anh tài (tt) ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

Câu 7/ Các từ gạch chân trong câu: "Con người lao động, đánh cá, săn bắn." thuộc từ loại: (M1-0,5)

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ và danh từ D. Tính từ

Câu 8/ Câu tục ngữ nào có nghĩa: "Hình thức thường thống nhất với nội dung"? (M2-0,5đ)

A. Chết vinh còn hơn sống nhục. B. Người thanh tiếng nói cũng thanh. C. Trông mặt mà bắt hình dong. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 9/ Em viết một đoạn văn 2 đến 3 câu có sử dụng câu kể Ai là gì? nói về gia đình em. (M4) (1đ)

Câu 10/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu "Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ". (M3-1đ)

- Chủ ngữ:.......................................................................................................

- Vị ngữ:.........................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả: (Nghe – viết) (2 điểm)

Bài: Sầu riêng

(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... đến tháng năm ta.) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2 trang 34)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Tả một loài cây mà em yêu thích.

Nguồn: vndoc.com

Đề thi 12

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 2 - ở các tuần từ tuần 29 đến tuần 33 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) - 35 phút

Đỉnh Fasipan Sa Pa

Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.

Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ).

Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.

Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

a. Nóc nhà Đông Dương

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

c. Những thửa ruộng bậc thang

d. Tất cả các ý trên

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

a/ Trong năm 2017, Sapa;

b/ Một trong những điểm du lịch.

c/ Sapa;

d/ Khách du lịch trong nước và quốc tế

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

a/ Một trạng ngữ, đó là:

b/ Hai trạng ngữ, đó là:

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

a. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

c. Đi làm việc xa nhà một thời gian

d. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi:

Câu cảm:

Câu khiến:

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) - 20 phút

Bài viết: Con chuồn chuồn nước (Đoạn viết từ: Rồi đột nhiên ... đến hết.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127)

2. Tập làm văn: (8 điểm) - 35 phút

Đề: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

Nguồn: Vndoc.com

Đề thi 13

PHẦN A: ĐỌC

1- Đọc thành tiếng : 5 điểm.

(GV cho HS đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc.)

2 - Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.

GV cho HS đọc bài tập đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA” SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II trang 102 và trả lời các câu hỏi .

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: SaPa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3 : Vì sao tác giả gọiSaPalà “món quà kì diệu của thiên nhiên”

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

Câu 4 :Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

Câu 5: Câu : “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a) So sánh.

b) Nhân hóa.

c) So sánh và nhân hóa.

Câu 6:Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào?

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì ?

c) Câu kể Ai thế nào ?

Câu 7: Trong bài văn có bao nhiêu danh từ chung?

a) Ba.

b) Hai.

c) Bốn.

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch?

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

Câu 9: Bộ phân in đậm trong câu : Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Có chức năng gì trong câu?

a) Chủ ngữ

b) Vị ngữ

c) Trạng ngữ

Câu 10: Trong câu : Nắng phố huyện vàng hoe. Bộ phận chủ ngữ là:

a) Nắng

b) Nắng phố huyện

c) Nắng phố huyện vàng

PHẦN B : VIẾT

1 - Chính tả : 5 điểm

GV đọc cho HS viết bài : “Trăng lên” SGK Tiếng Việt4 - tập II - trang 168

2 - Tập làm văn: 5 điểm.

Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 14

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 5 điểm )

Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

1 Bài“Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào?

a. Truyện dân gian Việt Nam.

b. Truyện cổ tích Việt Nam.

c. Truyện cổ dân tộc Tày.

2. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?

a Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử.

b. Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh.

c. Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng.

3. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào?

a . Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.

b. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”?

a. Vì không hề có món này.

b. Vì món này chưa chín.

c. Vì món ăn bị hỏng.

5. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?

a . Vì tương là món ăn lạ

b . Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon

c . Vì chúa đói quá

6 Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh

a Là người rất thông minh bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa châm biếm thói xấu của chúa.

b Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa kín đáo khuyên chúa.

c Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa giải thích cho chúa biết mắm “Đại phong” là mắm gì.

7 Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.

a Vì sao?

b Khi nào?

c Ở đâu?

d Với cái gì?

8 Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào?

a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người.

b. Nói với dòng sông như nói với người.

c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người.

9 Câu cảm sau đây dùng để làm gì?

Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao!

a . Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng.

b Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.

c Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

10 Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối?

a Ôi, bạn Hải đến kìa! 1. Cảm xúc ngạc nhiên.

b Ôi, bạn Hải thông minh quá! 2. Cảm xúc đau xót.

c Trời, thật là kinh khủng! 3. Cảm xúc vui mừng.

d Cậu làm tớ bất ngò quá! 4. Cảm xúc thán phục.

PHẦN KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả : (5 điểm) Nghe viết bài : ) Vương quốc vắng nụ cười(sách Tiếng việt 4 tập 2 trang 132 ). từ : đầu ....đến trên những mái nhà

2. Tập làm văn: Tả một con vật nuôi của nhà em hoặc của người hàng xóm mà em thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 15

A. KIỂM TRA ĐỌC.

I- Đọc thành tiếng (5điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 4 - Tập 2, trả lời câu hỏi theo quy định.

II - Đọc thầm và làm bài tập (5điểm)

* Đọc bài văn sau:

VỜI VỢI BA VÌ

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, tường giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như một nhà ảo thuật có phép lạ tạo ra một chân trời rực rỡ.

Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua ... nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo với những đảo Hồ, đảo Sếu ... xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn ... Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới ngày hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao, hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

Theo VÕ VĂN TRỰC

Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào

a) Mùa xuân

b) Mùa hè

2. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì?

a) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

b) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung.

c)Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

3. Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là những từ nào?

a) khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

b) mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

c) như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

4. Chủ ngữ trong câu “ Từ Tam Đảo nhìn về phía Tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là những từ ngữ nào?

a) Từ Tam Đảo nhìn về phía tây

b) vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng

c) vẻ đẹp của Ba Vì

5. Trong đoạn văn thứ nhất (“Từ Tam Đảo ...đến chân trời rực rỡ.”) tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì?

a) Một hình ảnh (là: ....................)

b) Hai hình ảnh (là:............................................................)

c) Ba hình ảnh (là:.............................................................)

6. Trong câu “ Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất tử ngự trên sóng”

+) Trạng ngữ là:.....................................................................

+) Trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa:

a) Chỉ thời gian

b) Chỉ mục đích

a) Chỉ nguyên nhân

7. Bài văn trên có mấy kiểu câu em đã học?

a) Một kiểu câu (là: ....................)

b) Hai kiểu câu (là:............................................................)

c) Ba kiểu câu (là:...........................................................

B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)

I . Chính tả (5 điểm)

Nghe - viết bài: “Con chim chiền chiện” ( 4 khổ thơ cuối)TV4, tập II, trang 148.

II .Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 16

A.ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 5 điểm ).

1. Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn một trong các bài sau :

- Bài số 1 : Đường đi Sa Pa ( TV4 – Tập 2 – Trang 102 - 103 ).

- Bài số 2 : Ăng – co Vát ( TV4 – Tập 2 – Trang 123 – 124 ).

- Bài số 3 : Con chuồn chuồn nước ( TV4 – Tập 2 – Trang 127 ).

- Bài số 4 : Vương quốc vắng nụ cười ( TV4 – Tập 2 – Trang 143 - 144 ).

- Bài số 5 : Tiếng cười là liều thuốc bổ ( TV4 – Tập 2 – Trang 153 ).

2. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra.

B. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP ( 5 điểm )

GV cho HS đọc thầm bài “ cười là liều thuốc bổ “ ( TV4 – Tập 2 – Trang 153 ) , sau đó khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây :

1.Vì sao nói cười là liều thuốc bổ ? ( 1 điểm )

a. Vì khi tốc độ thở của con người tăng lên , các cơ mặt thư giản, nào tiết ra chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái , thỏa mãn

b. Vì khi cười cơ thể tiết ra một chất làm hẹp mạch máu

c. Vì khi cười con người cảm thấy vui vẻ dễ chịu

2. ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? ( 0.5 điểm )

a.Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân , kiệm tiền cho nhà nước.

b.Để không khí xung quanh được vui vẻ .

c. Để bệnh nhân được vui vẻ mau hết bệnh.

3. Em rút ra được điều gì qua bài này ? ( 1 điểm )

a. phải cười thật nhiều

b.Cần biết sống một cách vui vẻ

c.Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện

4. Trong bài văn trên có những loại câu nào em đã học ? ( 0.5 điểm )

a. Câu kể và câu cảm

b.Chỉ có câu kể

c. Có cả câu kể , câu hỏi , câu cảm

5. Câu “Tiếng cười là liều thuốc bổ ” thuộc loại câu gì ? ( 1 điểm )

a. Câu kể

b. Câu hỏi

c. Câu khiến

6. Trong câu “ Con người là động vật duy nhất biết cười ” , bộ phận nào là chủ ngữ ? Hãy ghi lại chủ ngữ trong câu đó .( 1 điểm )

C. Chính Tả (Nghe – viết) (5 điểm)

Bài Viết: Nói với em – sách tiếng việt 4 – tập 2 trang 166)

D. Tập làm văn:

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật nuôi trong nhà.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 17:

Bài đọc :

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội… Những con chim kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông vàng xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ long vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa-tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã vang cả mặt nước.

Thiên Lương

I. ĐỌC THẦM : 25 phút

Em đọc thầm bài “CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN” rồi trả lời các câu hỏi sau :

(Đánh dấu ´ vào c trước ý trả lời đúng nhất)

1) Cảnh đẹp của hồ I-rơ-pao được tác giả miêu tả ra sao?

a. Mặt nước chao mình rung động.

b.Bầu trời trong xanh soi bong xuống đáy hồ làm cho mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

c. Họ nhà chim đủ loại, đủ màu sắc đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã.

d. Tất cả các ý trên.

2) Chim đại bàng có những đặc điểm gì nổi bật?

a. Chân vàng mỏ đỏ

b. Khi chao lượn, bóng che rợp mặt đất

c. Khi vỗ cánh, phát ra những tiếng vi vu vi vút.

d. Tất cả các ý trên.

3) Chim kơ-púc có những đặc điểm nào?

a. Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt.

b. Tiếng hót lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

c. Cả hai ý a và b đều đúng.

d. Các ý trên đều sai.

4) Chim piêu có màu sắc, hình dáng ra sao?

a. Bộ lông màu xanh lục.

b. Đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cây.

c. Mải mê chải chuốt bộ lộng vàng óng

d. Cả hai ý a và b đều đúng

5) Qua bài này, em thấy chim rừng Tây Nguyên như thế nào?

a. Phong phú đa dạng.

b. Có nhiều loại chim đẹp.

c. Cả hai ý a và b đều đúng.

d. Cả hai ý a và b đều sai.

6) Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:

“Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất”

7) Hãy thêm vị ngữ để hoàn chỉnh câu sau:

Dãy núi Trường Sơn………………………………………………………

8) Em hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

…………………………………………………………………………….

9) Chuyển câu kể : “Bạn Nam làm bài cẩn thận.” thành

- Câu cảm:……………………………………………………………………..

- Câu khiến: ……………………………………………………………………

B. Viết

I. CHÍNH TẢ : (Nghe đọc) Thời gian : 20 phút

Bài : Ăng-co Vát ( Viết đầu bài và đoạn “Toàn bộ … ngóc ngách” ) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 123.

II. TẬP LÀM VĂN : Thời gian : 40 phút

Đề bài: Tả một một con vật mà em có dịp quan sát.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 18

A. KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: HS đọc một đoạn( khoảng 90 tiếng/ phút) của một trong 5 bài sau: ( 4 đ)

1. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( STV4-T 2- Tr 114) ( Đọc từ đầu...biển lặng)

2. Ăng- co Vát ( STV4-T 2 -Tr 123) ( Đọc từ đầu...kiến trúc cổ đại)

3. Vương quốc vắng nụ cười ( sách TV lớp 4 – tập 2 – trang 132) ( Đọc từ đầu...ngựa hí)

4. Dòng sông mặc áo ( sách TV lớp 4 – tập 2 – trang 118) ( Đọc từ đầu... áo hoa)

5. Tiếng cười là liều thuốc bổ ( S TV lớp 4 – tập 2 – trang 153) ( Đọc từ đầu...một chất)

II.Đọc hiểu – Luyện từ và câu - 6 đ - 20 phút

1. Đọc thầm bài sau:

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

- Bình th­ường lắm chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu ! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn

- Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình th­ường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như­ thế cho đến bây giờ.

-Thật như­ thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi ngư­ời như­ trong câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày ch­ưa ?

-Ch­ưa. Chư­a một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời , tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thư­ờng.

-Thế thì chán thật ! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện .

-Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình th­ường như­ thế Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

Theo Trần Hoài D­ương

2.Dựa vào nội dung bài TĐ và những kiến thức đã học hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm bài tập

Câu 1: Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ? ( 0,5 đ )

A. Chim sâu và bông hoa.

B. Chim sâu và chiếc lá.

C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2: Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào đ­ược nhân hoá ? ( 0,5đ )

A. Chỉ có chiếc lá đư­ợc nhân hoá.

B. Chỉ có chim sâu đ­ược nhân hoá

C Cả chim sâu và chiếc lá đều đ­ược nhân hoá.

Câu 3 : Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? ( 0.5 đ )

A. Hãy biết quý trọng những ng­ười bình th­ường.

B. Vật bình thư­ờng mà vẫn đáng quý.

C. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

D. Cả đáp án A và C.

Câu 4: Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình th­ường bằng từ nào d­ới đây. ( 0.5 đ )

A. nhỏ nhắn

B. nhỏ bé

C. nhỏ xinh

Câu 5: Tìm 1 câu khiến có trong bài. ( 0.5đ)

Câu 6: Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình th­ường là ( 1 đ)

A. Tôi

B. Cuộc đời tôi

C. Rất bình thường

Câu 7: Gạch chân các thành ngữ nói về lòng dũng cảm ( 0,5 đ)

ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử, cày sâu cuốc bẫm, gan vàng dạ sắt, nh­ường cơm sẻ áo, chân lấm tay bùn.

Câu 8: Thêm trạng ngữ vào câu sau ( 0.5 đ)

-..................................................., xe ô tô, xe máy...n­ườm n­ượp qua lại.

Câu 9: Chuyển câu kể sau thành câu cảm. ( 0,5 đ)

Trời rét.

Câu 10: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu thơ sau (1đ)

Hoa phượng rơi đỏ thắm sân trường.

Danh từ : ………………………................

Tính tứ:…………..........

Động từ:…………….

B. Kiểm tra viết.

I. Chính tả (nghe - viết) - 15 phút

Bài viết: ( 10 đ)

Nói với em - trang 166

II Tập làm văn - 10đ- 35 phút

Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 19

Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong 5 bài tập đọc (khoảng 90 tiếng)thời gian đọc 1 phút/em.

Bài: Ăng-co Vát: Đọc đoạn từ ” Khu đền chính ...... xây gạch vữa”

Bài : Con chuồn chuồn nước: Đọc đoạn từ ” Rồi đột nhiên ... là trời xanh trong và cao vút”

Bài : Đường đi Sa Pa: Đọc đoạn từ ”Xe chúng tôi ... chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ”

Bài : Thắng biển: Đọc đoạn ”một tiếng ào dữ dội,.... quyết tâm chống giữ”

Bài : Hoa học trò: Đọc đoạn từ ”Nhưng hoa càng đỏ ... Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy”

I. PHẦN ĐỌC: Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) (khoảng 15 – 20 phút) :

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm . Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.Mỗi cuống hoa ra một trái.Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (0,5đ) M1

A. Miền Bắc. B. Miền Nam.

C. Miền Trung. D. Miền Tây Nam Bộ

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0,5 đ)M1

A. Hoa đậu từng chùm màu hồng nhạt .

B. Cánh hoa to, có vài nhụy li ti.

C. Hoa màu trắng ngà . Cánh hoa nhỏ, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

D. Cánh hoa nhỏ màu vàng .

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1đ) M2

A. Trái sầu riêng trông giống những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí.

B. Không có mùi thơm.

C. Trái sầu riêng nhỏ, không có gai.

D. Mùi thơm thoang thoảng.

Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, bộ phận nào là vị ngữ? (0,5 đ) M1

A. hương thơm ngát như hương cau

B. ngát như hương cau

C. hương cau

D.đưa hương thơm ngát như hương cau

Câu 5: Câu “Mẹ tôi đang nấu cơm ở trong bếp” thuộc kiểu câu nào : (0,5 đ) M2

A. Câu kể Ai làm gì?

B. Câu kể Ai thế nào?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Không thuộc các kiểu câu trên

Câu 6 . Nối các cum từ ở cột A với các cụm từ ở cột B để tao thành câu kể Ai là gì? (0,5 đ) M3

A. B

Tôi là học sinh lớp 1

Em tôi là chủ doanh nghiệp

Bố tôi là học sinh lớp 4

đi lao động

Câu 7: Chọn một trong các trạng ngữ sau để điền vào chỗ chấm cho thích hợp? (Hôm qua, Bởi vì) (0,5 đ) M2

…….., xã em vừa đào một con mương.

Câu 8: Thân cây sầu riêng có gì đặc biệt? (1 đ) M2

Câu 9: Qua bài văn tác giả muốn nói lên điều gì? (1đ) M3

Câu 10. Em đến nhà bạn chơi thấy phòng ngủ của bạn ngăn nắp, sạch sẽ, em hãy nói một câu cảm để tỏ thái độ của mình với bạn? (1đ) M4

I. PHẦN VIẾT:

1. Chính tả: (2 điểm – 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SHD TV4 – T2B, trang 43) đoạn từ “Ôi chao!... như còn đang phân vân”

II.Tập làm văn:(8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề thi 20

I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( 7điểm )

PHẦN I: Đọc thầm bài: “ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma- gien- lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngot, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ còn sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày , mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Câu 1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien –lăng chỉ huy khởi hành từ đâu ?

a. Châu Mĩ. b. Châu Á. c. Châu Âu.

Câu 2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào?

20 / 7/1519. b. 20 / 9/1519. c. 20 / 8/1519.

Câu 3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì ?

a. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

b. Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương.

c. Khám phá dưới đáy biển.

Câu 4: Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền ?

a. Không còn chiếc nào. b. 1 chiếc. c. 2 chiếc.

Câu 5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào?

a.. Đại Tây Dương b. Thái Bình Dương c. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới hết bao nhiêu ngày?

a. Chưa đến một nghìn ngày.

b. Một nghìn ngày.

c. Hơn một nghìn ngày.

Câu 7 : Vì sao đoàn thám hiểm chỉ với 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?

a. Vì họ bị chết đói và chết khát.

b. Vì họ giao tranh với dân đảo.

c. Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.

Câu 8 : Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng?

a. Đường thuỷ

b. Đường bộ.

c. Đường hàng không.

Câu 9 : Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?

a. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

b. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

c. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 10 : Câu nào giữ được phép lịch sự ?

a. Chiều nay, đón em nhé!

b. Chiều nay, chị phải đón em đấy!

c. Chiều nay, chị đón em nhé!

Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được

Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng?

II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 3 điểm )

*Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Bài 1 : Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102)

Bài 2 : Ăng – co- Vát ( TV4 tập 2 trang 123)

Bài 3 : Con chuồn chuồn nước ( TV4 tập 2 trang 127)

Bài 4 : Vương quốc Vắng nụ cười ( TV4 tập 2 trang 132)

Bài 5 : Tiếng cười là liều thuốc bổ ( TV4 tập 2 trang 153)

Bài 6 : Ăn “mầm đá” ( TV4 tập 2 trang 157)

Nguồn: dethihocki.com

Vuihoc.vn hy vọng với phần giới thiệu 20 bộ đề tự luyện tiếng việt lớp 4 trên đây, các em học sinh sẽ chăm học và đạt được thành tích trong học kỳ tới nhé! Đừng quên lên Vuihoc.vn để học những bài học thú vị!

Từ khóa » Em Tự ôn Luyện Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tuần 25