Hướng Dẫn Ép Xung Card Đồ Họa Bằng Phần Mềm ... - Tiên Kiếm

Ép xung(overclock) CPU và Card màn hình có thể giúp bạn đạt frame rate (lượng khung hình) cao hơn khi chơi game trên PC. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước để làm điều đó.

Đang xem: Hướng dẫn ép xung card đồ họa bằng phần mềm

Overclock CPU và GPU một cách an toàn từng là công việc chỉ dành cho dân công nghệ. Thế nhưng, giờ đây đã là năm 2020, và mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dù ban đầu có vẻ phức tạp, nhưng những tiến bộ về công nghệ đã đem đến trải nghiệm overclock thân thiện với người dùng hơn, giúp cho người tập sự cũng có thể làm quen được. Overclock CPU và card màn hình là cách để tăng thêm hiệu năng cho máy tính bạn mà không cần phải nâng cấp máy.

Bạn có lẽ đã từng thấy nitơ lỏng, rồi khói bốc lên cũng như các tay công nghệ trông cực kỳ chuyên nghiệp khi overclock. Nhìn sơ qua, một số bạn sẽ rút ra kết luận rằng overclock chỉ dành cho dân chuyên.

Nhưng đó không hẳn là ép xung, ít nhất là khi hiểu theo nghĩa đen của overclock. Overclock là phương pháp dùng để khai thác càng nhiều hiệu năng càng tốt từ những phần cứng đang có trong máy tính của chúng ta mà không phải bỏ thêm ngân sách để mua thứ gì đó mới hoặc nhanh hơn.

Đã từng có thời bạn phải biết rất nhiều thứ để overclock. Còn bây giờ, những gì chúng ta cần là một vài phần mềm ép xung, một chút kiến thức về BIOS và một chút kiên nhẫn.

Lưu ý: Việc ép xung giờ đỡ gây nguy hiểm đến tuổi thọ phần cứng hơn so với trước với cơ chế bảo vệ an toàn được tích hợp vào phần cứng, nhưng bạn vẫn đang chạy phần cứng ở ngoài ngưỡng đánh giá chính thức của nó. Điều đó đồng nghĩa bạn có thể mất bảo hành phần cứng và một chút rủi ro nếu ép nó quá mức. Đó là lý do overclock thường được thực hiện trên phần cứng cũ. Hãy lưu ý điều này.

ÉP XUNG CPU

Contents

  • 1 1. TẢI PHẦN MỀM ÉP XUNG CPU
  • 2 2. UPDATE BIOS VÀ DRIVER
  • 3 3. CHẠY CẤU HÌNH MAINBOARD MẶC ĐỊNH
  • 4 4. THAY ĐỔI CLOCK MULTIPLIER
  • 5 5. KIỂM TRA ĐỘ ỔN ĐỊNH
  • 6 6. NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ THỬ LÀM SAU KHI OVERCLOCK CPU THÀNH CÔNG
  • 7 2. BENCHMARK KHẢ NĂNG CỦA CARD
  • 8 3. ĐIỀU CHỈNH MEMORY FREQUENCY
  • 9 4. OVERCLOCK GPU
  • 10 5. KIỂM TRA CẢ HAI ÉP XUNG CÙNG LÚC
  • 11 6. TEST ĐI TEST LẠI
  • 12 7. NÂNG CẤP TẢN NHIỆT GPU
  • 13 8. HƯỚNG DẪN DÙNG AMD WATTMAN
    • 13.1 ÉP XUNG CHỈ BẰNG 1 CÚ CLICK CHUỘT

1. TẢI PHẦN MỀM ÉP XUNG CPU

Overclock vi xử lý của bạn hơi khác chút so với tăng hiệu năng cho card màn hình. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên: kiên nhẫn và từ tốn.

Có một điều khác cần lưu ý nữa đó là không phải CPU nào cũng overclock được. Intel đã khóa tính năng clock speed multiplier trên hầu hết các CPU, ngoại trừ những SKU đắt tiền nhất. Bạn cần đảm bảo CPU của mình phải có multiplier không bị khóa để có thể áp dụng cách tăng hiệu năng lên. Với Intel thì bạn cần phải mua chip K-series, còn với AMD thì bất kỳ CPU Ryzen mới nào hay bản Black Edition cũ hơn cũng đều được. Bạn có thể ấn tổ hợp phím Windows+Pause/Break để hiển thị thông tin phần cứng nếu không nhớ.

Bạn cũng cần vài phần mềm khác và chúng đều miễn phí. Đầu tiên, bạn sẽ cần phần mềm giám sát và bài viết khuyên chọn CPU-Z để có thể kiểm tra clock speed và multiplier trong thời gian thực của CPU, cũng như Real Temp để theo dõi nhiệt độ của vi xử lý.

Công cụ benchmark CPU đơn giản nhất là Cinebench. Nó kiểm tra khả năng render của CPU đa luồng để đưa ra điểm số index, xác định hiệu năng của CPU. Cuối cùng, tải Prime95 để kiểm tra sức chịu đựng của CPU khi bạn hài lòng với clockspeed của mình.

CPU Ryzen của AMD còn có cả phần mềm Ryzen Master riêng được thiết kế dành cho những chip của họ. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập được nhiều thông số khác nhau trên mạch AM4 hơn thông qua BIOS thay vì những phần mềm cơ bản.

Nói về kiểm tra. Nên nhớ sử dụng Ryzen Master có thể tốn lên đến 10% tài nguyên CPU, cho nên hãy tắt nó đi nếu bạn đang muốn benchmark để xem overclock mình hoạt động ra sao.

2. UPDATE BIOS VÀ DRIVER

*

Một lần nữa, bạn cần đảm bảo máy tính được cập nhật bản mới nhất. Không chỉ dừng ở Windows Update và toàn bộ driver, BIOS của mainboard cũng phải ở phiên bản mới nhất. Để làm điều này, bạn sẽ cần tìm chính xác model và nhà sản xuất mainboard, cũng như bản BIOS đang chạy. May thay, CPU-Z sẽ hỗ trợ rất nhiều nếu bạn không tìm được thông tin mainboard.

Chạy CPU-Z và click vào tab Mainboard. Thông tin về model và nhà sản xuất mạch của bạn sẽ nằm ở đây, cũng như bản BIOS hiện đang cài. Với thông tin này, bạn có thể vào website của nhà sản xuất, tìm mainboard của mình và tải update BIOS firmware mới nhất.

Tốt nhất đừng nghịch ở đây bởi bạn cần tìm CHÍNH XÁC BIOS và mạch. Chỉ tải firmware nhìn hao hao giống không thôi là chưa đủ. Nhiều khả năng là BIOS sẽ từ chối nó và trong trường hợp xấu nhất, nó sẽ biến mainboard của bạn thành cục gạch vô dụng cho nên hãy cẩn trọng. Khi đã tải thành công, giải nén update BIOS vào thanh USB và khởi động máy tính với USB cắm vào máy.

Thử các phím F2, F8, F12 hoặc Del khi khởi động máy (trước khi logo Windows hiện ra) để vào màn hình BIOS. Sau khi nhấn phim xong thì khả năng cao là bạn sẽ vào tab Tools. Giao diện BIOS sẽ khác tùy vào nhà sản xuất, nhưng những tính năng cơ bản vẫn giống nhau. Bạn sẽ tìm thấy mục BIOS update, vào phần firmware mình đã tải và nó sẽ hướng dẫn bạn các bước kế tiếp.

*

3. CHẠY CẤU HÌNH MAINBOARD MẶC ĐỊNH

Một khi BIOS đã được cập nhật xong, bạn khởi động lại máy và tìm lựa chọn để chạy cấu hình tối ưu. Về cơ bản, nó giống như factory reset mainboard, nhưng sẽ sử dụng firmware mới nhất bạn vừa cài. Kiểm tra cấu hình boot (khởi động) để đảm bảo nó không thay đổi gì trong thứ tự khởi động từ ổ cứng.

Bạn cũng có thể tìm thấy chức năng auto-overclock trong BIOS khi mà ngày nay thì nhiều mainboard hiện đại sẽ tích hợp thêm cả tính năng này. Cơ chế hơi mang tính đỏ đen nhưng vẫn đáng để bạn kiểm tra xem mainboard của mình có thể tự làm gì. Còn không, chúng ta hãy tiếp tục tự overclock bằng tay.

*

4. THAY ĐỔI CLOCK MULTIPLIER

Clock speed CPU của bạn được tính bằng cách nhân base clock (BCLK) với multipler của CPU. BCLK mặc định thường là 100 MHz. Lấy ví dụ Core i5 6600K, multiplier mặc định là 35 khi mới khui khỏi hộp, tức clock speed là 3.5 GHz.

Bạn có thể tăng clock speed CPU lên bằng cách tăng clock speed multiplier của CPU lên một số. Sau đó kiểm tra xem máy vẫn khởi động được không, rồi chạy Cinebench để kiểm tra sự ổn định của CPU. Bạn sẽ phải thiết lập cấu hình multipler/ratio sang Manual/Sync All Cores và nhập con số tương ứng. Bảng clock speed cuối cùng sẽ ở đâu đó trên màn hình. Sau đó lưu cấu hình lại và khởi động lại máy tính một lần nữa để vào Windows.

Khi vào đến desktop, chạy CPU-Z và Real Temp, rồi chạy test CPU trong Cinebench để kiểm tra độ ổn định của CPU. Để mắt đến CPU-Z để xem chip có chạy như tốc độ đề ra không và kiểm tra nhiệt độ vi xử lý trong Real Temp để chắc rằng nó không quá nóng.

Sau đó, nếu mọi thứ chạy ổn, khởi động lại, vào BIOS và thực hiện lại các bước tăng clock speed multiplier lên một số cho đến khi máy tính từ chối khởi động (màn hình xanh chết chóc quen thuộc sẽ hiện lên) hoặc thất bại giữa chừng trong lúc kiểm tra độ ổn định.

*

Khi điều đó xảy ra, khởi động lại máy rồi vào BIOS để thay đổi thông số. Khả năng là màn hình POST sẽ hiện ra khi khởi động, với thông báo “overclocking has failed” (ép xung thất bại), rồi nhanh chóng đưa bạn trở lại màn hình BIOS. Từ đây, giảm multipler xuống một, lưu lại rồi thử nghiệm độ ổn định trong Windows.

Nếu bạn gặp lỗi loop khởi động liên tục và máy tính bị treo trước khi vào đến BIOS thì đừng quá hoảng loạn. Bạn có lẽ cần mở thùng máy ra để chỉnh lại mainboard. Từ đây bạn cần hard reset lại BIOS của mainboard. Cách làm có thể khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Bạn có thể google cách reset. Có thể là ấn nút nhỏ ở sau thùng máy, hoặc nút bên trên mainboard trong thùng, hoặc jumper switch trên PCB.

*

5. KIỂM TRA ĐỘ ỔN ĐỊNH

Khi đạt đến được giới hạn multiplier, đây là lúc cần đảm bảo máy tính vẫn hoạt động ổn định 100%. Prime95 là công cụ tuyệt vời để kiểm tra khả năng của CPU – nếu overclock của bạn sống sót được 10 phút sau khi chạy Prime95, khả năng cao là clock speed mới của bạn đã ổn. Chạy cả CPU-Z (để kiểm tra clock speed chạy ổn) và Prime95, chọn FFTs khi màn hình torture test CPU hiện ra.

*

Chạy kiểm tra torture ít nhất 10 phút, khi đã hài lòng với độ ổn định của chip, bạn cần phải click vào tab Test của Prime95 và ngừng test bằng tay.

Giờ bạn đã có CPU được overclock ổn, hy vọng rằng nó sẽ tăng lượng khung hình nhất trong game lên, và có thể giải phóng bớt một phần tài nguyên từ card màn hình nữa.

*

6. NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ THỬ LÀM SAU KHI OVERCLOCK CPU THÀNH CÔNG

Nếu bạn muốn mạo hiểm overclock CPU thì vẫn có thể làm thêm nhiều trò khác. Bạn có thể thử nghịch thêm cấu hình voltage và base clock, nhưng điều này sẽ tạo ra rủi ro nhiều hơn đến phần cứng, cũng như cần tinh chỉnh rất nhiều thông số trong BIOS nữa. Ngoài ra, tăng voltage cũng tăng lượng nhiệt tỏa ra nhưng chỉ tăng được chút clock speed. Bạn cũng có thể tăng BCLK của một số CPU nhưng như vật dễ thất bại hơn nhiều.

Bạn có thể cải thiện khả năng làm mát CPU và máy tính nói chung, giúp mình đạt clock speed cao hơn nữa. Nếu sử dụng quạt tản nhiệt mặc định đi kèm với CPU, chip của bạn sẽ sớm cháy khi overclock quá mức. Quạt tản nhiệt riêng chất lượng không đắt lắm đâu và chúng sẽ giúp cải thiện điểm overclock lên khá nhiều, cũng như đảm bảo CPU overclock của bạn luôn luôn ở nhiệt độ an toàn.

Xem thêm: 4 Lý Do Khiến Người Ta Gọi Dota 2 Là Dead Game Dota 2 Là Gì, Cùng Tìm Hiểu 9 Vai Trò Chính Trong Dota 2

ÉP XUNG GPU (CARD MÀN HÌNH)1.TẢI PHẦN MỀM ÉP XUNG GPU

Bước đầu tiên là đảm bảo các driver của bạn đã được cập nhật. Kiểm tra Windows Update và đảm bảo mình có driver mới nhất cho card màn hình, dù đó là GPU cho AMD hay Nvidia.

Bước kế tiếp là tải phần mềm overclock. Phần mềm ưa thích của tác giả là Afterburner của MSI. Afterburner sử dụng Rivatuner (giống GPU Tweak của Asus và Precision của EVGA), nhưng có giao diện dễ dùng cùng màn hình hiển thị để theo dõi mọi thứ trong game. Nó miễn phí, chỉ tốn vài phút để cài và có thể dùng trên bất kỳ GPU nào, chứ không nhất thiết là MSI.

*

Ngoài phần mềm ép xung ra, bạn cũng cần đến ứng dụng benchmark. Hãy nhìn qua thư viện Steam của mình, bạn sẽ tìm thấy vài game mình đã sở hữu có tích hợp benchmark ví dụ GTA 5 chẳng hạn. Tuy các game sẽ cho bạn thấy hiệu năng của PC trước và sau thay đổi, nhưng chúng hơi khó dùng trong việc tìm giới hạn phần cứng của mình.

Bài viết khuyên bạn tải Unigine Heaven benchmark. Nó là GPU 3D render để thử khả năng card đồ họa của bạn khi chạy liên tục và có thể chạy bằng cửa sổ màn hình trên desktop.

*

2. BENCHMARK KHẢ NĂNG CỦA CARD

Bạn cần vài thống kê hiệu năng cơ bản trước về card hiện tại của mình. Benchmark là quá trình khá nhàm chán, nhưng nó sẽ cho phép bạn cảm nhận độ đẹp, mượt của game sau khi tăng được hiệu năng GPU tương ứng.

Hãy dùng một trong các benchmark tích hợp trong game ưa thích của bạn. Bài viết sẽ dùng GTA 5, series Total War, Shadow of the Tomb Raider, Hitman và Far Cry 5 để chạy test cấu hình hiện tại. Hãy lưu ý điểm trung bình cuối cùng và frame rate (khung hình) thấp nhất. Cũng nên nhớ benchmark test Heaven ở độ phân giải gốc của màn hình bạn (ấn F9 và ngồi chờ). Bạn có thể tải bản miễn phí của 3DMark và chạy test FireStrike để lấy điểm index(khá đáng tin cậy).

3. ĐIỀU CHỈNH MEMORY FREQUENCY

Kiên nhẫn là chìa khóa để khai thác được hết khả năng overclock GPU của bạn. Bạn khó lòng làm hư hại đến card màn hình trong khi kiểm tra giới hạn của nó, nhưng nếu làm quá tay, đẩy clock cao hết cỡ, rủi ro chắc chắn sẽ tăng theo.

*

Đầu tiên, chạy Afterburner và đảm bảo logo Windows không sáng lên (bên dưới góc trái, bạn sẽ thấy nó ngay dưới dòng chữ Startup). Click vào nút này để đảm bảo rằng các thiết lập hiện tại sẽ được áp dụng khi hệ thống khởi động. Bạn không muốn nó xảy ra khi đang cố tìm giới hạn của GPU, do đó chỉ nên dùng nó khi hệ thống đã chạy ổn định.

Kế tiếp, chạy Heaven trong cửa sổ windows, vừa đủ nhỏ để bạn thấy và truy cập vào bảng điều khiển Afterburner trong lúc Heaven đang chạy. Với màn hình có độ phân giải gốc 1080p thì hãy chạy test ở 1280 x 720, còn với màn hình 1440p hay 4K thì nên chạy ở 1920 x 1080.

Giờ thì bạn đã sẵn sàng để nghịch và chúng ta hãy bắt đầu với memory clock. Bắt đầu kéo thanh memory về phía phải và tăng mỗi lần 5-10 MHz, ấn vào dấu Tick (chữ V) để xác nhận boost. Sau mỗi bước, kiểm tra Heaven chạy hiện trên màn hình. Lỗi Memory sẽ hiện ra: có thể là khối vuông, đốm màu, hay chấm hình ngôi sao. Tiếp tục kéo thanh memory tăng dần cho đến khi bạn thấy tín hiệu bộ nhớ không đủ… hoặc cho đến khi card hoặc máy tính bị đứng.

*

Một khi đến giai đoạn này, bắt đầu lùi clock speed lại 1-2 lần, áp dụng memory clock mới, rồi để Heaven chạy trong thời gian lâu hơn nhằm đảm bảo GPU vẫn ổn định ở speed mới Nếu thấy bị lỗi nữa, giảm thêm 10 MHz rồi thử lại.

Giờ bạn đã xác định giới hạn memory, chú ýclockspeed ổn định và đưa card lại về cấu hình mặc định.

4. OVERCLOCK GPU

*

Đây là lúc chúng ta mới nhận thấy được thay đổi trong hiệu năng, bên cạnh đó thì card sẽ bắt đầu tỏa nhiệt nhiều. Trước khi bắt đầu tăng clock speed cho GPU, đẩy thanh power limit lên mức tối đa: nó cho phép card màn hình sử dụng nhiều điện hơn và cũng tăng giới hạn nhiệt độ lên cao một chút để tính đến lượng nhiệt tạo ra thêm.

Áp dụng tương tự quá trình overclock video memory ở trên, chúng ta đẩy clock speed GPU mỗi lần 5-20 MHz, kiểm tra cửa sổ game để xem có lỗi hiển thị như áp dụng từng bước không.

Hãy để ý các đốt chấm màu khác nhau hiện quanh màn hình, các sắc màu ngẫu nhiên, hay các chớp sáng lóa. Khi thấy chúng, hãy chỉnh clock speed GPU lùi lại như mình đã làm với memory để tìm clock speed ổn địnnh.

*

5. KIỂM TRA CẢ HAI ÉP XUNG CÙNG LÚC

Giờ là lúc bạn sẽ muốn thấy GPU và memory clock hoạt động ra sao cùng nhau. Đừng quá ngạc nhiên khi test từng thứ trước đó thì chúng hoạt động ổn định, nhưng khi chỉnh cả hai cùng lúc thì lại bị lỗi. Nếu điều này xảy ra, bạn cần lưu ý lỗi xảy ra liên quan đến GPU và VRAM (memory), rồi chỉnh lùi 5 MHz tương ứng từng chút một.

Nếu máy bị treo, thì hãy khởi động và chỉnh lùi cả memory và GPU speed lại, rồi thử tiếp. Khi bạn cảm thấy tự tin với cấu hình thì đây là lúc kiểm tra khả năng GPU.

*

6. TEST ĐI TEST LẠI

Đóng Heaven dưới dạng cửa sổ lại, cho nó sang fullscreen ở độ phân giải gốc rồi để nó chạy 10 phút để đảm bảo GPU hoàn toàn ổn định ở clock mới. Khi bạn chắc chắn rằng nó đã ổn định, ấn F9 đển benchmark, và xem hiệu năng tăng lên bao nhiêu. Giờ thử trên game và 3DMark để xem bạn có lợi thêm gì không.

Cuối cùng, ấn vào biểu tượng Logo trong Afterburner để nó sáng lên. Afterburner từ giờ sẽ chạy bằng cấu hình overclock đã thiết lập mỗi khi bạn khởi động máy.

7. NÂNG CẤP TẢN NHIỆT GPU

*

Không phải card màn hình nào chất lượng cũng ngang nhau, cũng như con chip bên trong nó. Bạn không thể chắc chắn một thông số nhất định bởi mọi GPU có giới hạn khác nhau và phụ thuộc vào nhà sản xuất. Ví dụ như các card GTX 1070 đời sau từng có vấn đề do sử dụng bộ nhớ Micron thay vì của Samsung. Nó giới hạn khả năng overclock memory so với memory ban đầu của bản Founders Edition.

Nếu may mắn, GPU của bạn có thể boost rất nhiều. Còn không, bạn sẽ không nhận thêm được nhiều hiệu năng như kỳ vọng.

Có một số thứ khác có thể giúp bạn. Nếu card là bản reference và sử dụng thiết kế tản nhiệt chuẩn Nvidia hay AMD, thì bạn có thể mua tản nhiệt bên thứ ba khá rẻ để thay thế chúng và nhiều khả năng sẽ đem lại hiệu xuất ép xung cao hơn. Bên Corsair còn thêm adapter để bạn gắn vào tản nhiệt nước CPU của họ với card màn hình. Nhưng thật sự nó không cần thiết nếu bạn chỉ muốn kéo dài tuổi thọ GPU già cỗi của mình thêm vài tháng.

8. HƯỚNG DẪN DÙNG AMD WATTMAN

*

Afterburner, hay phần mềm dựa trên Rivatuner không phải là cách duy nhất. Với card AMD, bạn có thể dùng công cụ WattMan mới đi kèm theo phần mềm driver Radeon Settings.

Đây là lựa chọn riêng cho card AMD hiện đại và cho phép bạn overclock riêng cho từng game. Trước các dòng 400-series, bạn không thể truy cập hoàn toàn mọi thứ mà WattMan đem lại, nhưng vẫn có thể nghịch một vài tính năng khác.

Quá trình ép xung cũng tương tự bài viết đã nêu ở trên: kiên nhẫn nâng clock speed lên từng chút một trong khi kiểm tra Heaven ở cửa sổ tiếng, nhưng có một số bước hơi khác. Đầu tiên, bạn cần chọn tốc độ thấp nhất (minimum fan speed) và mục tiêu (target) của quạt, rồi đổi từ auto(tự động) sang manual(thủ công) và tăng mục tiêu nhiệt độ. Giống như trước, bạn sẽ cần tăng power limit lên tối đa trước khi nghịch clock.

Về memory, bạn cần nâng ‘State 1’ lên từng chút một và click apply để kiểm tra độ ổn định khi thanh GPU cần nâng 0.5% mỗi lần thay vì 5-10MHz như chúng ta dùng trong Afterburner. Nhớ nhé, chìa khóa thành công luôn là kiên nhẫn.

ÉP XUNG CHỈ BẰNG 1 CÚ CLICK CHUỘT

Nếu không muốn nghịch quá nhiều để overclock GPU Nvidia, bạn có thể chọn tính năng Scanner của Nvidia. Công cụ hữu ích này có trong nhiều phần mềm overclock như EVGA Precision và MSI Afterburner, và chúng sẽ thiết lập overclock cho bạn. Nó chỉ chừa phần bộ nhớ clock cho người dùng thôi.

Xem thêm: How To Play Board Game Online, The Best Online Board Games To Play With Friends

Và đó là tất cả những điều bạn có thể làm để ép xung chiếc máy tính của mình. Hy vọng thông qua bài viết hướng dẫn này, các bạn sẽ hiểu và áp dụng được các phương pháp ép xung để “nâng cấp” chiếc PC của mình.

Từ khóa » Cách ép Xung Card Màn Hình