Hướng Dẫn Ghi Sổ Gọi Tên Ghi điểm, Học Bạ - Huyện Phù Ninh
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thành viên
- Trợ giúp
- Liên hệ
- Tư liệu
Đăng nhập
Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viênThông tin
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Văn bản mới
- Đảng bộ giáo dục
- Công đoàn ngành
- Đoàn TNCS HCM
- Tin tức - Sự kiện
- Công nghệ thông tin
- Thi đua - Khen thưởng
- Người tốt - Việc tốt
- Lịch công tác
- Thông báo
- Thư mời
- Thư viện ảnh
- Trao đổi kinh nghiệm
- Góp ý với ngành GD
- Liên kết website
- Soạn bài trực tuyến
- Các trang trực thuộc
- Các phòng, ban thuộc Sở
- Các trường Mầm non
- Các trường Tiểu học
- Các trường THCS
- Bộ GD&ĐT
- Sở GD&ĐT
- Phòng GD&ĐT
- Văn bản khác
Tài nguyên dạy học
Các ý kiến mới nhất
Hỗ trợ trực tuyến
Điều tra ý kiến
Bạn thấy trang này như thế nào? Đẹp Bình thường Đơn điệu Ý kiến khácThống kê
Ảnh ngẫu nhiên
Thành viên trực tuyến
1 khách và 0 thành viênSắp xếp dữ liệu
QUẢNG CÁO
THẺ VIRUT BẢN QUYỀN CÁC LOẠIChào mừng quý vị đến với website của ...
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Gốc > Văn bản, hướng dẫn > Qui chế chuyên môn >Tạo bài viết mới Hướng dẫn ghi Sổ gọi tên ghi điểm, Học bạ ..
UBND TỈNH PHÚ THỌ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 69 /HD-SGD&ĐT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phú Thọ, ngày 31 tháng 8 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN
Công tác quản lý, sử dụng một số hồ sơ trường học
Để tăng cường công tác quản lý hồ sơ, sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phú Thọ hướng dẫn các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) quản lý, sử dụng Sổ Gọi tên và Ghi điểm, Sổ học bạ, Sổ ghi đầu bài như sau:
PHẦN I. SỔ GỌI TÊN VÀ GHI ĐIỂM
I. Quy định chung
1. Sổ gọi tên và ghi điểm là hồ sơ pháp lý ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện học sinh trong một năm học và được lưu giữ vĩnh viễn.
2. Sổ gọi tên và ghi điểm lập thành văn bản trên giấy theo mẫu của Bộ GD&ĐT; có đủ dấu của nhà trường đóng giáp lai giữa hai trang liên tiếp (kể cả các trang bìa).
3. Danh sách học sinh được xếp thứ tự theo vần a, b, c,... Đầu năm học, giáo viên chủ nhiêm ghi số thứ tự, họ và tên học sinh vào các trang trong Sổ Gọi tên và ghi điểm (phải thống nhất giữa các trang). Nếu học sinh thôi học, dùng bút đỏ gạch ngang tên học sinh.
4. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh căn cứ vào Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT hiện hành.
5. Chỉ sử dụng bút có mực màu đen để ghi Sổ gọi tên và ghi điểm (trừ nội dung sửa chữa).
6. Điểm các bài kiểm tra, Điểm trung bình môn (học kỳ, cả năm), Điểm trung bình các môn (học kỳ, cả năm) ghi bằng số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số (Ví dụ: 5,0; 6,5; 8,2). Xếp loại học kỳ, cả năm đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét được phép ghi tắt: Đạt yêu cầu (Đ); Chưa đạt yêu cầu (CĐ).
7. Kết quả xếp loại học lực (trừ học lực Kém), hạnh kiểm được viết tắt. Cụ thể Hạnh kiểm: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (Tb), Yếu (Y); Học lực: Giỏi (G), Khá (K), Trung bình (Tb), Yếu (Y), Kém (Kém).
8. Sửa chữa khi ghi sai điểm hoặc ghi sai kết quả đánh giá xếp loại, danh hiệu: Người ghi sai dùng bút mực màu đỏ: Gạch 1 nét ngang nội dung cần sửa chữa, ghi nội dung sửa chữa (phía trên, bên phải nội dung vừa gạch ngang). Cuối mỗi trang giáo viên chủ nhiệm cần xác nhận số lỗi thuộc từng nội dung (điểm, kết quả xếp loại, danh hiệu).
II. Quy định riêng với từng nội dung
- 1. Sơ yếu lý lịch học sinh (trang 2, 3)
- Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính (Nam, nữ); Dân tộc; Họ và tên cha, mẹ (hoặc người giám hộ) của học sinh: Ghi theo giấy khai sinh hoặc quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền. Nơi sinh chỉ ghi: Huyện (thị xã, thành phố); tỉnh (thành phố) theo giấy khai sinh.
- Chỗ ở hiện tại: Ghi theo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của học sinh theo trình tự: Xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố).
- Nghề nghiệp của cha, mẹ (hoặc người giám hộ): Ghi theo nghề nghiệp hiện tại, không viết tắt.
- Những thay đổi cần chú ý của học sinh (hoàn cảnh gia đình, nơi ở, sức khỏe, ...): Ghi ngay sau khi có sự thay đổi.
2. Phần kiểm diện học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cập nhật điểm danh hàng tuần, cuối tháng tổng hợp và ghi số ngày nghỉ của từng học sinh trong tháng đúng vị trí quy định.
3. Phần ghi điểm và tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại học kỳ, cả năm
- Giáo viên bộ môn: Hàng tuần ghi điểm các bài kiểm tra của học sinh đảm bảo tiến độ theo kế hoạch của nhà trường; Cuối học kỳ, cuối năm học ghi điểm trung bình môn và xếp loại môn học (các môn đánh giá bằng nhận xét) vào Sổ gọi tên và ghi điểm.
- Giáo viên chủ nhiệm: Ngay sau khi giáo viên bộ môn hoàn thành việc ghi học ghi điểm trung bình môn và xếp loại môn học, phải tính và ghi điểm trung bình các môn, ghi kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, ghi kết quả được lên lớp hay không được lên lớp (được xét tốt nghiệp THCS hay không được xét tốt nghiệp THCS, được thi THPT quốc gia hay không được thi THPT quốc gia), ghi danh hiệu đạt được (nếu có): Học sinh giỏi, học sinh tiên tiến,... (học kỳ, cả năm). Chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu năm học tiếp theo, phải hoàn thành việc ghi các kết quả của học sinh sau khi kiểm tra lại (rèn luyện lại) trong hè (nếu có).
Chú ý:
- Đối với các lớp học cuối cấp phải hoàn thành các nội dung theo quy định về thời gian xét công nhận (thi) tốt nghiệp hằng năm của Sở GD&ĐT.
- Đối với học sinh THCS học theo mô hình trường học mới thì thực hiện theo Văn bản số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015 và các văn bản hiện hành của Bộ GD&ĐT.
- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, ký xác nhận và quản lý theo quy định.
PHẦN II. SỔ HỌC BẠ
I. Quy định chung
1. Học bạ là hồ sơ pháp lý ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện học sinh do nhà trường lập và quản lý. Học bạ chỉ trả lại cho học sinh khi thôi học, chuyển trường, tốt nghiệp ra trường.
2. Học bạ lập thành văn bản trên giấy theo mẫu của Bộ GD&ĐT; có đủ chữ ký trực tiếp (không sử dụng chữ ký có sẵn) của giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng (phó hiệu trưởng được hiệu trưởng ủy quyền); có đủ dấu của nhà trường đóng tại vị trí ghi số học bạ và đóng giáp lai giữa hai trang liên tiếp (kể cả các trang bìa).
3. Chỉ ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh vào học bạ sau khi đã có kết quả tương ứng ở sổ gọi tên và ghi điểm; kết quả ghi ở học bạ phải trùng khớp với kết quả ghi ở sổ gọi tên và ghi điểm.
4. Chỉ sử dụng mực màu đen để ghi học bạ (trừ nội dung sửa chữa).
5. Sử dụng chữ thường để ghi học bạ, riêng họ và tên học sinh được ghi bằng chữ in hoa có dấu.
6. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm phải ghi đầy đủ, không được viết tắt ( Hạnh kiểm: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu; Học lực: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém)
7. Điểm trung bình môn, Điểm trung bình các môn (học kỳ, cả năm) ghi bằng số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số (Ví dụ: 5,0; 6,5; 8,2). Xếp loại học kỳ, cả năm đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét được phép ghi tắt: Đạt yêu cầu (Đ); Chưa đạt yêu cầu (CĐ).
8. Sửa chữa khi ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác: Người ghi sai dùng bút mực màu đỏ: Gạch 1 nét ngang nội dung cần sửa chữa, ghi nội dung sửa chữa (phía trên, bên phải nội dung vừa gạch ngang), ký xác nhận sửa chữa.
II. Quy định riêng đối với từng trang
- 1. Trang bìa và trang 1
1.1. Số học bạ:Ghi số thứ tự của học sinh trong sổ đăng bộ/ năm học sinh vào học lớp đầu tiên của cấp học/ cấp học. Ví dụ: Học sinh có số thứ tự trong sổ đăng bộ là 123, vào lớp 10 năm 2017 sẽ ghi số học bạ là Số: 123/2017/THPT; Học sinh có số thứ tự trong sổ đăng bộ là 456, vào lớp 6 năm 2018 sẽ ghi số học bạ là Số: 456/2018/THCS).
1.2. Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Nơi sinh; Dân tộc; Giới tính của học sinh: Ghi theo đúng giấy khai sinh.
1.3. Con liệt sĩ, con thương binh (bệnh binh, người được hưởng chế độ như thương binh, gia đình có công với cách mạng): Học sinh thuộc đối tượng nào thì ghi đối tượng đó, không viết tắt.
1.4. Chỗ ở hiện tại: Ghi theo Sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của học sinh theo trình tự: Xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố).
1.5. Họ và tên cha, họ và tên mẹ, họ và tên và người giám hộ: Ghi theo giấy khai sinh hoặc quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền.
1.6. Nghề nghiệp của cha, mẹ, người giám hộ: Ghi theo nghề nghiệp đang làm.
1.7. Quá trình học tập của học sinh: Ghi đầy đủ thông tin, Hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) ký xác nhận và đóng dấu từng năm học.
1.8. Ảnh của học sinh: Kiểu ảnh chứng minh thư, kích thước 3x4cm, chụp tại thời điểm vào lớp học đầu tiên của cấp học. Ảnh được dán vào góc trên bên trái của trang 1 và đóng dấu giáp lai.
1.9. Chậm nhất sau ngày khai giảng 01 tháng, Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm hoàn thành các nội dung ở trang bìa và trang 1 của học bạ; hoàn thành đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang liên tiếp.
1.10. Sau khi hoàn thành các nội dung của trang bìa, trang 1 (trừ phần quá trình học tập của lớp 11, 12 THPT, lớp 7, 8, 9 THCS) và đóng dấu giáp lai giữa các trang liên tiếp, Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra, ký (không ghi họ tên) và đóng dấu xác nhận tại vị trí ghi số học bạ (trang bìa).
2. Trang 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
2.1. Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành việc ghi đầy đủ nội dung phần đầu các trang trước khi giáo viên bộ môn ghi điểm trung bình môn và ghi kết quả xếp loại môn học. Môn Ngoại ngữ cần ghi rõ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp,..
2.2. Ngay sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại học sinh bộ môn của học kỳ 1 (học kỳ 2, cả năm), giáo viên bộ môn ghi điểm trung bình môn, ghi kết quả xếp loại đối với các môn đánh giá bằng nhận xét, ký xác nhận vào đúng vị trí quy định. Riêng môn Giáo dục Công dân: Dòng thứ nhất ghi điểm trung bình môn, các dòng còn lại ghi tóm tắt nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn học. Giáo viên chủ nhiệm ghi điểm trung bình các môn; tổng hợp và ghi số chỗ có sửa chữa, các môn có sửa chữa; ghi kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm; ghi tổng số buổi nghỉ học cả năm; ghi kết quả có được lên lớp không ( có được xét tốt nghiệp THCS không, có được thi THPT quốc gia không); ghi kết quả thi nghề phổ thông, các giải thưởng, các khen thưởng đặc biệt khác; ghi nhận xét (theo nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học hiện hành); ký và ghi rõ họ tên xác nhận vào vị trí quy định (kể cả đối với học sinh phải kiểm tra lại trong hè).
2.3. Chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu năm học tiếp theo, phải hoàn thành việc ghi điểm hoặc xếp loại môn học sau khi kiểm tra lại (đối với những học sinh phải kiểm tra lại hoặc rèn luyện lại trong hè) và hoàn thành các nội dung tiếp theo như quy định với học sinh được lên lớp thẳng.
2.4. Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng) phê duyệt và ký xác nhận học bạ ngay khi kết thúc năm học đối với học sinh được lên lớp thẳng, trước khi bắt đầu năm học tiếp theo ít nhất 10 ngày đối với học sinh phải kiểm tra lại hoặc rèn luyện lại trong hè.
Chú ý:
- Đối với các lớp học cuối cấp phải hoàn thành các nội dung theo quy định về thời gian xét công nhận (thi) tốt nghiệp hằng năm của Sở GD&ĐT.
- Học bạ của học sinh bỏ học, chuyển trường và các trường hợp đặc biệt khác cần hoàn thiện đúng, đủ các nội dung, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời thuận lợi cho học sinh.
- Đối với học sinh THCS học theo mô hình trường học mới thì thực hiện theo Văn bản số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015 và các văn bản hiện hành của Bộ GD&ĐT.
- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức lập, quản lý, bảo quản, ghi và xác nhận các nội dung trong học bạ theo quy định.
PHẦN III. SỔ GHI ĐẦU BÀI
I. Quy định chung
- Sổ ghi đầu bài là hồ sơ ghi lại quá trình thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên và những đánh giá chính của giáo viên sau mỗi tiết học. Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch dạy học và những công việc cụ thể của giáo viên bộ môn trên lớp, đồng thời nắm tình hình của lớp trong thời gian nhất định.
- Sổ ghi đầu bài do văn phòng nhà trường quản lý và giao nhận cho các lớp vào các buổi học.
- Giáo viên chủ nhiệm phân công, hướng dẫn 01 cán bộ lớp quản lý và ghi Sổ ghi đầu bài trong các buổi học.
- Sổ đầu bài được ghi thống nhất bằng 01 loại mực màu xanh hoặc màu đen (trừ phần ghi nhận xét giờ dạy, họ tên, chữ ký của giáo viên bộ môn).
II. Quy định riêng với từng nội dung
-Học sinh được phân công quản lý Sổ ghi đầu bài ghi đầy đủ thông tin trên đầu các trang Sổ.
- Đầu giờ học giáo viên bộ môn (kể cả giáo viên dạy thay) phải ghi rõ trên bảng (hoặc thông báo cho học sinh) các nội dung: Môn học/ Hoạt động giáo dục, Tiết theo phân phối chương trình, Tên đầu bài/nội dung công việc. Học sinh được phân công sẽ căn cứ vào đó để ghi nội dung ở các cột:
+) Cột 1: Ghi rõ Thứ; ngày, tháng, năm. Ví dụ: Thứ 2, ngày 28/9/2017.
+) Cột 3: Ghi rõ Môn học hoặc tên hoạt động giáo dục. Ví dụ: Toán (Đại), Toán (Hình), Toán (Tự chọn), Lịch sử, Giáo dục hướng nghiệp (GDHN), Giáo dục nghề phổ thông (GDNPT), Sinh hoạt lớp (SHL), Chào cờ,...
+) Cột 4: Ghi tiết theo phân phối chương trình và kế hoạch môn học/hoạt động giáo dục.
+) Cột 5: Ghi tên học sinh vắng.
+) Cột 6: Ghi tên bài học hoặc nội dung công việc tương ứng với tiết theo phân phối chương trình và kế hoạch môn học/hoạt động giáo dục.
- Hết giờ học, giáo viên bộ môn (kể cả giáo viên dạy thay) kiểm tra lại các thông tin do học sinh ghi; ghi các nội dung:
+) Cột 7: Ghi nhận xét tóm tắt về kết quả học tập, sự chuyên cần, ý thức kỉ luật hoặc những yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau.
+) Cột 8: Ghi xếp loại tiết học (không viết tắt) theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
+) Cột 9: Giáo viên dạy (kể cả dạy thay) ký; ghi rõ họ, tên để xác nhận.
- Các tiết nghỉ học, học sinh quản lý Sổ ghi đầu bài ghi rõ “Trống giờ” vào Cột 6, các ô khác thì gạch chéo.
- Các tiết dạy bù thì được ghi vào phần cuối sổ theo đúng các quy định ở trên.
Chú ý: Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chí xếp loại tiết học; phân công nhiệm vụ, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cá nhân (nhân viên văn phòng, giáo viên, học sinh) trong việc quản lý, sử dụng Sổ ghi đầu bài theo đúng quy định.
Trên đây là hướng dẫn của Sở GD&ĐT về công tác quản lý, sử dụng một số hồ sơ nhà trường, yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trường THPT, các trường PTDTNT thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đơn vị cần báo cáo Sở GD&ĐT (qua phòng GDTrH) để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: - GĐ Sở; - Các PGĐ Sở; - Phòng Thanh tra; - Các phòng GD&ĐT ; (để thực hiện) - Các trường THPT, PTDTNT; - Lưu: GDTrH, VP. | GIÁM ĐỐC (đã ký và đóng dấu) Nguyễn Minh Tường |
- Biên bản coi kiểm tra học kỳ II (05/05/15)
Từ khóa » Cách Ghi Nơi Sinh Trong Sổ điểm
-
Hướng Dẫn Ghi Sổ Gọi Tên Ghi điểm
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Giấy Khai Sinh Theo Quy định Pháp Luật Hiện ...
-
Quê Quán Là Gì? Cách Ghi Quê Quán Và Nơi Sinh Trong Hồ Sơ Như Thế ...
-
Hướng Dẫn Cách Ghi “quê Quán” Và “nơi Sinh” Sao Cho đúng Luật
-
Cách Ghi Thông Tin Nơi Sinh Khi Có Sự Thay đổi So Với Giấy Khai Sinh
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Học Bạ Của Học Sinh - Xây Nhà
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Bằng Tốt Nghiệp Thcs
-
Nơi Sinh Trên Bằng Tốt Nghiệp Không Trùng Với Giấy Khai Sinh Thì Có ...
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Giấy Khai Sinh - WIKI LUẬT
-
Sổ Gọi Tên Ghi điểm - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
-
Quê Quán Là Gì? Cách Ghi Quê Quán Trong Giấy Khai Sinh?
-
Quyết định, Quy Chế Sử Dụng Sổ Gọi Tên Và Ghi điểm điện Tử
-
Quy định Về Việc Thực Hiện Sổ Ghi đầu Bài, Học Bạ - THPT Lê Thị Pha