Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa đơn đầu Vào Có Chiết Khấu Thương Mại
Có thể bạn quan tâm
Sau khi hoàn thành việc mua hàng hóa với chế độ chiết khấu đã được thỏa thuận, kế toán cần hạch toán hóa đơn đầu vào có chiết khấu. Vậy hạch toán chi tiết chiết khấu thương mại là gì? Kế toán bên mua và bên bán cần hạch toán vào những tài khoản nào, chi phí khoản này tính ra sao?
Hạch toán hóa đơn đầu vào có chiết khấu thương mại.
1. Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng, số lượng lớn. Hạch toán chiết khấu thương mại là nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần thực hiện ghi bút toán theo đúng quy định. Kế toán cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán: - Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng với số lượng, khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa không đáp ứng được một số yêu cầu như kém phẩm chất, sai quy cách,...
2. Tài khoản hạch toán hóa đơn hóa đơn đầu vào có chiết khấu
Cách hạch toán giảm giá hàng bán, hạch toán chiết khấu thương mại khi bán hàng và khi mua hàng (nhận được chiết khấu thương mại) được áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC: - Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 521 - Tài khoản dùng để thể hiện chi phí chiết khấu thương mại do mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được ghi trên hóa đơn khi bán trong kỳ. - Doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Kế toán tiến hành hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 511. Trong đó, kết cấu tài khoản 521: Bên Nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã được chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc đã được trừ vào khoản phải thu khách hàng.
Bên Có:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng trả lại sang tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Sử dụng tài khoản 521 hoặc 511 để hạch toán.
Kết cấu và nội dung Tài khoản 511 - Phản ánh doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên Nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp: GTGT, TTĐB, XK, BVMT.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chiết khấu thương mại có 3 hình thức cụ thể bao gồm:
3.1. Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng
Theo từng lần mua hàng, hàng hóa, dịch vụ áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì hóa đơn GTGT ghi giá bán đã có chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT. Như vậy, trường hợp này trên hóa đơn GTGT thể hiện giá cả đã chiết khấu thương mại => Nên khi hạch toán sẽ không thể hiện bút toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Cụ thể: Hạch toán đối với bên bán: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn. Có Tk 511: Tổng số tiền đã trừ chiết khấu (chưa thuế). Có TK 3331: Thuế GTGT. Hạch toán đối với bên mua: Nợ TK 156: Giá trị trên hóa đơn. Nợ TK 1331: Thuế GTGT. Có TK 111, 112, 331.
3.2. Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Nghĩa là sẽ rơi vào một trong hai tình huống: Trường hợp 1: Số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng Kế toán cần trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng, hai bên hạch toán như sau: Bên bán phản ánh doanh thu: Nợ TK 131, 111, 112: Thể hiện số tiền chiết khấu. Có TK 511: Thể hiện doanh thu đã chiết khấu. Có TK 3331: Thuế GTGT. Bên mua hạch toán: Nợ TK 156: Giá trên hóa đơn (giá đã trừ khoản chiết khấu). Nợ TK 1331: Thuế GTGT. Có TK: 111, 112, 331: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu.
Kế toán trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng.
Trường hợp 2: Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng: Kế toán phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm các hóa đơn trước đó. Cụ thể, đối với các hóa đơn lần 1, 2, 3,.. kế toán tiến hành hạch toán như bình thường. Hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ hạch toán như sau: Bên bán: - Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại: Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại (nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán tại Thông tư 133 thì hạch toán vào tài khoản Nợ 511). Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm. Có TK 131, 111, 112. - Cuối kỳ kế toán kết chuyển ghi (nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán tại Thông tư 133): Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu. Bên mua: Bên mua sẽ căn cứ vào việc hàng chiết khấu thương mại có còn tồn trong kho hay không để thực hiện hạch toán. - Nếu hàng chiết khấu thương mại vẫn tồn trong kho => Ghi giảm giá trị hàng tồn kho. Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ. - Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 632: Giảm giá vốn. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ. - Nếu hàng hóa đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, quản lý => Ghi giảm chi phí: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 154, 642: Giảm chi phí tương ứng. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ. - Nếu hàng hóa đã được sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản => Ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.
3.3. Chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Bên bán hạch toán: - Phản ánh chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 200). Nợ TK 511: Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 133. Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm.
Lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê.
Bên mua hạch toán: - Nếu hàng chiết khấu thương mại vẫn tồn trong kho => Ghi giảm giá trị hàng tồn kho. Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ. - Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 632: Giảm giá vốn. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ. - Nếu hàng hóa đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, quản lý => Ghi giảm chi phí: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 154, 642: Giảm chi phí tương ứng. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ. - Nếu hàng hóa đã được sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản => Ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại. Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản. Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.
3. Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hạch toán hóa đơn đầu vào chiết khấu thương mại như thế nào? - Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại: Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 200). Nợ TK 511: Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 133. Có TK 131: Phải thu của khách hàng. - Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng. Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trên đây là hướng dẫn hạch toán hóa đơn đầu vào có chiết khấu thương mại. Kế toán cần căn cứ vào chế độ kế toán của doanh nghiệp, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC để thực hiện hạch toán, tùy từng trường hợp sẽ ghi các bút toán khác nhau. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.
Các tin tức liên quan:
Hướng dẫn hai cách nộp thuế TNCN năm 2022
02/03/2022-43312 lượt xemCó gì đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP & Nghị định 123/2020/NĐ-CP?
04/03/2022-2326 lượt xemPhủ sóng áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố
04/03/2022-2511 lượt xemDoanh nghiệp có được sử dụng 2 mẫu hóa đơn điện tử song song?
07/03/2022-18706 lượt xemQuy định mức phạt mất hóa đơn đầu ra liên 2 mới nhất
09/03/2022-6740 lượt xemTừ khóa » Bảng Kê Khai Hàng Tồn Kho
-
Mẫu Chứng Từ Hàng Tồn Kho - Kế Toán Thiên Ưng
-
Mẫu Chứng Từ Kế Toán Hàng Tồn Kho Theo Thông Tư 133 Và 200
-
Tổng Hợp Chứng Từ Kế Toán Hàng Tồn Kho Theo Thông Tư 133/2016/TT ...
-
Mẫu Bảng Kê Số 8 (Mẫu Số S04b8-DN) Theo Thông Tư 200
-
Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên Và Phương Pháp Kiểm Kê định ...
-
Nguyên Tắc Kế Toán Hàng Tồn Kho | Chế độ Kế Toán Việt Nam
-
Hướng Dẫn Làm Bảng Nhập Xuất Tồn Cho Hộ Cá Nhân Kinh ...
-
Mẫu Excel Phiếu Nhập, Phiếu Xuất, Bảng Kê Xuất Nhập Tồn Hàng ...
-
Bộ Mẫu Chứng Từ Hàng Tồn Kho | Dịch Vụ Kiểm Toán BCTC
-
Các Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho
-
Nguyên Tắc Và Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho
-
Cách Xử Lý Hàng Tồn Kho - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
[PDF] BÀI 5: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO - Topica