Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 331 - Phải Trả Cho Người Bán (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán là một tài khoản kế toán thường gặp và rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải kế toán viên nào cũng thành thạo cách hạch toán đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản này. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu phương pháp hạch toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan đến tài khoản 331 - Phải trả cho người bán theo Thông tư 133 nhé!
Nếu bạn chưa biết rõ về tài khoản 331, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé: Những điều cần biết về tài khoản 331 - Phải trả cho người bán
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Hạch toán tài khoản 331 khi mua vật tư, hàng hóa về nhập kho nhưng chưa trả tiền cho người bán
- 1.1 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua tài sản cố định
- 1.2 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- 2 Hạch toán tài khoản 331 khi đơn vị thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu
- 3 Hạch toán tài khoản 331 trong trường hợp ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán
- 3.1 Trường hợp ứng trước hoặc thanh toán bằng tiền Việt Nam
- 3.2 Trường hợp ứng trước tiền hoặc thanh toán bằng ngoại tệ
- 4 Tổng kết
Hạch toán tài khoản 331 khi mua vật tư, hàng hóa về nhập kho nhưng chưa trả tiền cho người bán
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua tài sản cố định
Hạch toán tài khoản 331 trong trường hợp mua hàng nội địa
Trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
- Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
Trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (tổng giá thanh toán)
Hạch toán tài khoản 331 trong trường hợp nhập khẩu
Trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Nếu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, giá trị hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Ghi:
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán mua hàng nhập khẩu
Trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Nếu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ thì giá trị hàng nhập khẩu sẽ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng nhập khẩu. Ghi:
- Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213
- Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán
- Có TK 3332 - Thuế TTĐB (nếu có)
- Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)
- Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán tài khoản 331 trong trường hợp mua hàng nội địa
- Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 611 - Mua hàng (giá chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
- Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ: Giá trị vật tư, hàng hóa bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (tổng giá thanh toán)
Hạch toán tài khoản 331 trong trường hợp mua hàng nhập khẩu
- Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
- Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
- Nợ TK 611 - Mua hàng.
- Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán
- Có TK 3332 - Thuế TTĐB (nếu có)
- Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)
- Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
Hạch toán tài khoản 331 khi đơn vị thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu
Đối với đơn vị thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu, khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao từ bên nhận thầu xây lắp, kế toán viên căn cứ vào hợp đồng giao thầu và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp, hóa đơn khối lượng xây lắp để phản ánh:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 241 - XDCB dở dang (giá chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)
- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị đầu tư XDCB bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)
Hạch toán tài khoản 331 trong trường hợp ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán
Trường hợp ứng trước hoặc thanh toán bằng tiền Việt Nam
Ghi như sau:
- Nợ Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán
- Có các TK 111, 112, 341,…
Trường hợp ứng trước tiền hoặc thanh toán bằng ngoại tệ
Hạch toán nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ
Doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng phải trả hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ.
Hạch toán nghiệp vụ ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ
Kế toán cần ghi nhận số tiền ứng trước theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước
+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá ghi sổ, ghi:
- Nợ Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền)
- Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền).
+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:
- Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
- Có các TK 111, 112 (1112, 1122).
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo thông tư 133 trên Excel
Ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ ngay tại thời điểm ứng trước tiền cho người bán hoặc ghi nhận định kỳ phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu của doanh nghiệp
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
- Có các TK 111, 112 (1112, 1122), 331.
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
- Nợ các TK 111, 112 (1112, 1122), 331(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Khi nhận hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, ghi:
- Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 241, …
- Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Khóa học Hạch toán cơ bản cho người mới bắt đầu
Tổng kết
Trên đây là phương pháp hạch toán một số giao dịch kinh tế phát sinh liên quan tới tài khoản 331 - Phải trả cho người bán. Để biết thêm cách hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế khác liên quan đến tài khoản này, bạn hãy đón chờ phần 2 của bài viết nhé!
Chúc bạn học tốt!
Từ khóa » Cách Ghi Sổ Tài Khoản 331
-
Hướng Dẫn Về Tài Khoản 331 - Phải Trả Người Bán Theo Thông Tư 200
-
Hướng Dẫn Ghi Sổ Chi Tiết Công Nợ Phải Trả Người Bán
-
Cách Hạch Toán TK 331 - Phải Trả Người Bán Theo Thông Tư 200
-
Hệ Thống Tài Khoản - 331. Phải Trả Cho Người Bán.
-
Chi Tiết Hạch Toán Tài Khoản 331 – Phải Trả Người Bán Theo Thông Tư ...
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 331 – Phải Trả Cho Người Bán Theo Thông ...
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 331"Phải Trả Cho Người Bán" Theo TT133
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Và Xử Lý Số Liệu Tài Khoản 131 Và 331
-
Mẫu Số S04a5-DN: Nhật Ký Chứng Từ Số 5 : Ghi Có Tài Khoản 331
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 331 - PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
-
Tài Khoản 331 Là Gì? - Kế Toán Quốc Việt
-
[PDF] BÀI 8: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ - Topica
-
Cách Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái - Đại Lý Thuế Việt An
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 331 - Phải Trả Người Bán Theo Thông Tư 133