Hướng Dẫn Hạch Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Với Doanh Nghiệp

Trước khi chi trả cho người lao động, kế toán phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Vậy hạch toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Hãy cùng MISA tìm hiểu rõ về cách hạch toán thuế TNCN đối với doanh nghiệp nhé!

banner Mục lục Hiện 1. Thuế thu nhập cá nhân là gì? 2. Nguyên tắc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân 3. Hạch toán thuế thu nhập cá nhân sử dụng tài khoản nào? 4. Hướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN 4.1. Khi thực hiện tính và khấu trừ số thuế TNCN trừ vào lương cho người lao động (khi lương bao gồm thuế) 4.2. Khi doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN cho người lao động 4.3. Hạch toán thuế TNCN khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài 4.4. Nộp tiền thuế TNCN về ngân sách nhà nước 5. Các trường hợp hạch toán thuế TNCN sau quyết toán 5.1. Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN 5.2. Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là một loại thuế trực thu, được áp dụng trực tiếp lên người có thu nhập. Đây là khoản tiền cá nhân phải nộp từ lương hoặc các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước, sau khi đã được giảm trừ theo quy định pháp luật.

Thuế TNCN là gì?
Thuế TNCN là gì

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp. Do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong xã hội, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Cụ thể, cá nhân không có người phụ thuộc phải đóng thuế khi tổng thu nhập hàng tháng vượt 11 triệu đồng, sau khi trừ đi các khoản bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo, hoặc khuyến học. Quy định này đảm bảo tính nhân văn và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

Công thức xác định thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNCN
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được áp dụng theo biểu thuế toàn phần.
  • Các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế toàn phần.

2. Nguyên tắc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân

Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

  • Doanh nghiệp chi trả thu nhập hoặc doanh nghiệp được uỷ quyền thực hiện việc kê khai, nộp thuế TNCN theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn, khấu trừ tiền thuế và nộp cho ngân sách nhà nước.
  • Doanh nghiệp chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế TNCN và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

Tham khảo thêm: Thuế gián thu là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại chi tiết nhất

3. Hạch toán thuế thu nhập cá nhân sử dụng tài khoản nào?

Căn cứ theo khoản 2 điều 52, thông tư 200/2014/TT-BTC, để hạch toán thuế TNCN kế toán thực hiện ghi nhận tại “Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân”.

Tài khoản 3335 là tài khoản phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Kết cấu tài khoản 3335 như sau:

Bảng kết cấu tài khoản hạch toán thuế thu nhập cá nhân
Bảng kết cấu tài khoản hạch toán thuế thu nhập cá nhân

4. Hướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN

Hướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN
Hướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN

Như vậy chúng ta đã hiểu rõ về thuế thu nhập cá nhân và tài khoản chính sẽ sử dụng để hạch toán. Theo khoản 3, điều 52, thông tư 200/2014/TT-BTC, dưới đây là các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến hạch toán thuế thu nhập cá nhân:

4.1. Khi thực hiện tính và khấu trừ số thuế TNCN trừ vào lương cho người lao động (khi lương bao gồm thuế)

Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, kế toán ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)

4.2. Khi doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN cho người lao động

Trong các trường hợp doanh nghiệp trả lương chưa bao gồm thuế (lương net) cho người lao động, số thuế TNCN này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp này xảy ra khi hợp đồng lao động ghi rõ: doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN cho người lao động.

Kế toán định khoản nghiệp vụ như sau:

Nợ TK 641, 642, 154, …

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: (số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thay)

4.3. Hạch toán thuế TNCN khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài

Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:

  • Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài… ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (tổng số phải thanh toán); hoặc

Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (tổng số tiền phải thanh toán); hoặc

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng tiền phải thanh toán) (3531)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)

Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).

  • Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)

Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).

4.4. Nộp tiền thuế TNCN về ngân sách nhà nước

Sau khi trích các khoản thuế TNCN trên của người lao động, doanh nghiệp sẽ nộp hộ thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Kế toán ghi:

Nợ TK 3335 – Thuế TNCN

Có các TK 111, 112: Số tiền đã nộp

5. Các trường hợp hạch toán thuế TNCN sau quyết toán

Căn cứ vào kết quả của tờ khai quyết toán thuế TNCN (Mẫu 05/QTT-TNCN) để xác định:

5.1. Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN 

Doanh nghiệp nộp thêm thuế TNCN sau khi quyết toán thuế, kế toán thực hiện các bút toán sau:

Bút toán 1: Khấu trừ lấy thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu:

Nợ TK 111, 112, 334, 138, …

Có TK 3335: Tổng số thuế TNCN còn phải nộp NSNN

Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về NSNN:

Nợ TK 3335 – Thuế TNCN

Có TK 111, 112,…: Số tiền đã nộp

5.2. Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN 

Đối với số thuế TNCN nộp thừa chúng ta có 2 cách xử lý là: bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế

  • Nếu để bù trừ vào kỳ sau, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3335: Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa

Có TK 138: (chi tiết cho từng người thừa)

  • Nếu làm thủ tục hoàn thuế, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3335: Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa

Có TK 338: (chi tiết cho từng người thừa)

    • Khi nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế:

Nợ TK 112: Số tiền được hoàn

Có TK 3335

    • Khi trả lại số tiền hoàn thuế cho các cá nhân nộp thừa:

Nợ TK 338

Có TK 111,112

Để đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng trong việc hạch toán thuế TNCN thì việc sử dụng phần mềm kế toán được coi là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay. Các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS với những tính năng ưu việt, giúp kế toán doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức một cách hiệu quả.

Phần mềm tự động lấy số liệu từ bảng lương, hồ sơ nhân viên lên tờ khai khấu trừ thuế, tờ khai quyết toán thuế  ngay trên phần mềm, giúp kế toán không mất công tổng hợp thủ công ở ngoài excel.

Bên cạnh đó, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn mang đến giải pháp hỗ trợ quản lý tài chính – kế toán tự động, nhanh chóng và chính xác hơn, cụ thể:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: Thương mại, dịch vụ, xây lắp, sản xuất
  • Tự động lập các báo cáo quản trị: CEO/Chủ DN có thể theo dõi nhanh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, công nợ, tồn kho.. ngay trên điện thoại để kịp thời ra quyết định kinh doanh.
  • Làm việc mọi lúc, mọi nơi qua Internet: Giám đốc, Kế toán có thể truy cập làm việc từ mọi thiết bị thông minh không bị gián đoạn công việc, kịp thời ra quyết định điều hành.

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn!

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Từ khóa » Hạch Toán Lương Và Thuế Thu Nhập Cá Nhân