Hướng Dẫn Học đánh Cờ Tướng Cơ Bản - Wiki Phununet

  • Mới nhất
  • Hot nhất
  • iNgon
  • Cưới hỏi
  • Làm mẹ
  • Nghệ thuật sống
  • Sức khỏe
  • Thời trang
  • Tình yêu
  • Nhà đẹp
  • Giải trí
  • Chủ đề
wiki, wiki phununet, phununet, wiki phunu, hoi dap wiki, hoi dap phununet, wiki vietnam, cach lam, huong dan, video huong dan, the nao, la gi, am thuc, chua benh, nguyen nhan

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn học đánh cờ tướng cơ bản 19/04/2015 01:28 PM 626 Cùng tham khảo những hướng dẫn học đánh cờ tướng cơ bản nhé các bạn.Cờ Tướng là trò chơi được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Với tính năng giải trí đầy trí tuệ, cờ Tướng mang lại cho người chơi những phút giây thư giãn bổ ích và tuyệt vời nhất.

Cờ tướng

Cờ tướng
Bàn cờ tướng Bàn cờ tướng lúc bắt đầu với 32 quân
Số người chơi 2
Thời gian chuẩn bị < 2 phút
Thời gian chơi Tùy điều lệ của giải đấu
May rủi ngẫu nhiên Không
Kỹ năng Chiến thuật, Chiến lược

Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋, phiên âm Hán Việt là Tượng Kỳ tức "cờ hình tượng", có người cho là "cờ voi" nhưng chữ "tượng" nên hiểu theo nghĩa "phỏng theo, bắt chước" hợp lí hơn nghĩa "voi"), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Anh: Chinese Chess) vì nó được phổ biến ra thế giới từ Trung Quốc và cũng được coi là "quốc hồn quốc túy" của nước này (nhưng theo phương Tây thì nó có nguồn gốc từ Ấn Độ), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua.[cần dẫn nguồn]

Tại Trung Quốc, cờ tướng được biết đến từ thế kỷ thứ 4 TCN.

Mục lục

Giới thiệu

Mục đích của ván cờ

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương và giành thắng lợi.[1]

Bàn cờ và quân cờ

Tướng, Sỹ và Cửu cung

Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Ranh giới giữa hai bên là "sông" (hà). Con sông này có tên là "Sở hà Hán giới" (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sở và nước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Vũ. Cuộc chiến giữa hai bên làm trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở khoảng "hà" nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi "Sở hà Hán giới" (bằng chữ Hán) là vì như vậy.

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:

Quân Kí hiệu Số lượng
Tướng Tướng(hoặc Soái) 1
Sỹ Sỹ 2
Tượng Tượng 2
Xe Xe 2
Pháo Pháo 2
Mã 2
Tốt Tốt (hoặc Binh) 5

Lịch sử

Echecs chinois.JPG

Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:

  • Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
  • Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.
  • Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
  • Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.
  • Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).

Xuất xứ tên gọi

Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) trên bàn cờ .

Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.

Tại Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Nguyên tắc chơi

Chơi cờ tại Seattle Một thanh niên Việt chơi cờ tướng trên một bàn cờ khổng lồ tại một hội chợ Tết

Các quân cờ

Tướng

Tướng (hay Soái)

Ở Trung Hoa, vua là thiên tử (con trời), do vậy, nếu nhắc tới vua thì phải tôn kính, sùng bái. Bất cứ một hành động, một câu nói nào hớ hênh đối với vua đều bị ghép vào tội "khi quân" và bị xử trảm. Có quân vua trên bàn cờ Saturanga là bình thường, nhưng sang tới Trung Hoa thì không thể được. Các quan lại trong triều đình không thể cam lòng nhìn đám dân quê cứ réo lên tên vua ầm chiếu, rượt đuổi, khi đã hãm được thành thì lại cầm một quân, có khi chỉ là một quân tốt quèn, đạp lên đầu vua đánh chát, rồi hét lên "giết!" một cách hả hê. Biết đâu lại chẳng có kẻ lợi dụng trò chơi này để bày tỏ sự bất phục của mình với vương triều. Các nhà cải cách đã cải tên từ "vua" thành "tướng" hay "soái" cho quân này, với lời giải thích: Tướng hay soái là chỉ huy cao nhất, quan trọng nhất; bên nào giết được tướng hay soái thì hiển nhiên thừa thắng trận, đâu cần tới lượt vua. Cách cải cách tên này đã giải thoát một trong những vấn đề tế nhị và phức tạp nhất về mặt ý thức hệ, và chỉ có như thế trò chơi Saturanga mới được chấp nhận. Tuy nhiên, đó chỉ là cách thay đổi tên, thay đổi bề ngoài, hình thức mà thôi, chứ quân cờ này thực chất vẫn là vua. Vì tướng thì phải xông pha trận mạc, không thể ru rú trong cung, có hai Tượng và Sỹ kè kè bên cạnh bảo vệ. Cách đổi tên chỉ là một mẹo vặt để giữ sỹ diện cho vua mà thôi.

Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sỹ và Tượng canh gác hai bên. Khi lâm nguy, tất cả sẵn sàng xả thân "hộ giá". Chính điều này làm cho quân địch dù có liều chết lăn xả vào cũng không chắc đã thắng được. Như thế muốn thắng một ván cờ cũng rất khó khăn, cơ may hoà cờ là rất lớn. Từ một thực tế như vậy, luật "lộ mặt Tướng" được thiết lập: một bên Tướng đã chiếm được một lộ rồi mà Tướng bên kia thò mặt ra lộ ấy là bị thua ngay lập tức, dù hai Tướng ở cách xa nhau muôn trùng. Chính điều này làm cho sự việc trở nên rất khó giải thích bởi cả Saturanga cũng như cờ vua đều không có tuyệt chiêu này. Thực ra đây chỉ là một quy định đơn thuần mang tính kỹ thuật nhằm cứu vãn cho sự ỳ ạch của cờ tướng, cho sự quá kín mít của Cửu cung. Việc Tướng chiếm lộ thông chính là việc phong luôn cho Tướng vai trò kép "Xa và Tướng". Xe là quân cực mạnh, do đó chiến thắng sẽ dễ dàng hơn.

Do có luật "lộ mặt Tướng" nên sẽ có hệ quả: Tướng bên này mặc nhiên chiếm luôn một phần ba diện tích Cửu cung của đối phương, khiến đất nương thân của đối phương bị thu hẹp đáng kể. Đó là chưa nói nếu Tướng chiếm được lộ giữa thì Tướng của đối phương mất tới hai phần ba cung cấm của mình, nghỉa là chỉ còn vỏn vẹn có 3 điểm dể di chuyển. Lúc đó đối phương chỉ còn 1 quân cũng có thể tóm gọn được dù rằng đang ở ngay trong cung cấm của mình. Trong khi cờ tướng khi Tướng mất hết đường chạy thì thua chứ không hoà như trong cờ vua. Vì vậy, tỷ số thắng thua ở cờ tướng sau khi có ngoại lệ này đã tăng vọt, chấm dứt tình trạng hoà cờ trì trệ như từ trước đến nay.

Tướng chỉ được đi ngang hay đi dọc từng bước một trong phạm vi cung tướng.Tính theo khả năng chiến đấu thì Tướng là quân yếu nhất do chỉ đi nước một và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ tàn đòn "lộ mặt tướng" lại tỏ ra rất hiểm và mạnh. Lúc này Tướng mạnh ngang với Xa.

Sỹ

Trong cờ vua, quân cố vấn được đổi thành quân Hoàng hậu, nhưng ở Trung Hoa, phụ nữ không được tham gia chính sự nên không thể có mặt bên cạnh vua trong bàn cờ được. Trong cờ tướng, quân Sỹ có vai trò "hộ giá" cho Tướng (hoặc Soái). Chúng đứng ngay sát cạnh Tướng, chỉ đi từng bước một và đi theo đường chéo trong Cửu cung. Như vậy, chúng chỉ di chuyển và đứng tại 5 điểm và được coi là quân cờ yếu nhất vì bị hạn chế nước đi. Sỹ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sỹ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sỹ rồi dùng 2 Xe tấn công là đòn chiến thuật thường thấy.

Trong tàn cuộc, Sỹ thường được đưa lên cao để làm ngòi cho Pháo tấn công.

Tượng (Tịnh, Bồ)

Tượng/ Tịnh

Quân Tượng đứng bên cạnh quân Sỹ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Chúng không được qua sông, chúng có nhiệm vụ ở lại bên này sông để bảo vệ vua. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới và đứng ở đó.

Tượng sẽ không di chuyển được đến vị trí đã nêu nếu có 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 2 ô. Khi đó ta gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là "mắt Tượng".

Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Khả năng phòng thủ của Tượng cũng được tính nhỉnh hơn. Nói chung mất Tượng cờ dễ nguy hơn mất Sĩ.

Xa (Xe)

Xe

Quân Xe đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang giống quân Xe trong cờ vua. Chúng bắt đầu nước đi từ phía góc của bàn cờ, chúng được coi là quân cờ mạnh nhất trong cờ tướng.

Pháo

Pháo

Quân Pháo đi giống quân Xe, theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, nhưng ăn quân bằng cách nhảy qua 1 quân cờ khác. Hãy tưởng tượng Cửu cung với thành cao hào sâu, có lực lượng bảo vệ canh gác ngày đêm, Tướng thì chẳng bao giờ ra khỏi cung, lấy cách gì mà đột phá vào đây. Xe tuy thông suốt như thế nhưng nếu có quân đứng chặn đường thì cũng phải dừng lại. Nhưng với Pháo thì bất chấp tất cả. Pháo có thể kéo tới tận góc mà nã đạn cầu vồng vào trong cấm cung tiêu diệt Tướng. Pháo có thể kéo hẳn về cung mình dùng chính Sỹ cuả mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương. Quân Pháo có quyền lực mạnh ở lúc bắt đầu, lúc bàn cờ còn nhiều quân, nhưng quyền lực đó giảm dần về sau. Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo. Đơn giản và thô lỗ nhất là nã ngay Pháo tiêu diệt Mã đối phương (người chơi như thế gọi là hiếu sát). Còn thông thường là hai bên cùng kéo pháo vào lộ giữa, gọi là đương đầu Pháo. Kéo Pháo cùng bên gọi là trận Thuận Pháo, kéo Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là một loại máy dùng để bắn những viên đá to. Bấy giờ, từ Pháo trong chữ Hán được viết với bộ "thạch", nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì quân Pháo đã được viết lại với bộ "hỏa".

Kể từ khi xuất hiện Pháo, bàn cờ tướng trở nên cực kỳ sôi động, khói lửa mịt mù từ đầu tới cuối trận với biết bao nhiêu đòn Pháo vô cùng hiểm hóc. Chính cặp Pháo này đã nâng cờ tướng lên một tầm cao hoàn toàn mới, khiến cho cờ tướng trở nên cực kỳ độc đáo, tách rời bỏ hoàn toàn bóng dáng của trò Saturanga. Người châu Âu, châu Mỹ cũng có Pháo nhưng họ không nghĩ tới và không đưa được Pháo vào bàn cờ, muốn có được nó thì phải thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bàn cờ. Nếu cờ vua vẫn để nguyên 64 ô đen trắng thì Pháo đặt vào đâu được. Đặt vào có khi lại bị vào trường hợp "quân mình bắn quân ta". Có thể nói pháo là quân cờ lợi hại nhất trong cờ tướng.

Với bàn cờ được cải tiến như hiện nay, đất rộng và có vô số đường để tung hoành, Mã sẽ phi nước đại trên khắp bàn cờ. Sự thái quá của Mã như thế sẽ làm cho việc tiêu diệt quân trở nên quá nhanh, công mạnh hơn thủ, và nhất là Tướng sẽ bị uy hiếp nặng nề nếu hai Mã đối phương sang được trận địa bên này. Mã trong cờ vua không bị luật cản bởi bàn cờ vua chật hẹp, các Tốt của cờ vua móc xích nhau cản trở rất lớn nên việc tung hoành của Mã so với bàn cờ tướng là khó khăn hơn nhiều. Nếu không có ngoại lệ để giảm bớt đà của Mã trong bàn cờ tướng thì các đòn đánh thâm hậu dễ bị phá sản và vai trò của các quân sẽ bị mất cân đối. Từ khi có luật cản Mã, cờ trở nên ôn hoà, sâu sắc và mưu mẹo phải cao hơn, nghệ thuật dùng quân để "cản Mã" cũng tinh vi hơn, khiến cho Mã dù đã "ngọa tào" hay "song Mã ẩm tuyền" cũng không dễ gì bắt được Tướng đối phương nếu bất ngờ bị một quân khác chèn vào "chân".

Nước đi và nước cản của Mã

Những đòn nhằm vào tướng như thế nếu ở cờ vua thì vua hết đường cựa nhưng ở cờ tướng thì vua hoàn toàn có thể rút Xe hoặc Pháo từ trận địa xa phía bên kia về để cứu nguy nhờ phép cản Mã tài tình. Nếu ở Pháo có nguyên tắc mà không người chơi cờ nào không thuộc là "cờ tàn Pháo hoàn" với vai trò hỗ trợ Pháo của Sỹ là vô cùng quan trọng thì đối với Mã ở cờ tàn là việc tích cực ào lên tấn công. Khi đó những nước chống đỡ của đối phương phụ thuộc rất nhiều vào vị trí làm thế nào để cản được chân Mã hơn là làm thế nào để tiêu diệt được Mã, bởi bàn cờ lúc này rất trống trải, Mã tha hồ tung hoành. Quân mã đại diện cho đơn vị lính kị binh, đó là sự mô phỏng hình tượng kị binh cầm giáo đâm xiên kẻ thù. Chính vì phải dùng tốc độ thì sát thương mới cao nên để hạn chế kị binh hay bắt chết mã chỉ có cách là chèn chân tương ứng với "cản mã" như ở trên. Đó là sự thâm thúy của người Trung Hoa so với phương Tây dù rằng việc sử dụng kị binh phương tây nắm rất rõ.

Tốt (Binh, Chốt)

Tốt (hoặc Binh)

Binh pháp của Trung Hoa không giống như của Ấn Độ. Trên nền tảng quân sự của mình, người Trung Hoa đã sáng tạo ra cách bày quân như sau: Thứ nhất, lính tráng phải ra nơi biên ải để giữ gìn đất nước. Như vậy, sát với sông, người ta cắt cử 5 quân Tốt cách đều nhau để giữ tuyến đầu. Hình tượng 5 con tốt tượng trưng cho đơn vị quân đội nhỏ nhất ngày xưa là 1 đội gồm 5 người lính, họ sử dụng 5 loại binh khí khác nhau. Trận chiến bây giờ không nằm ở hai hàng dưới nữa mà đã được đẩy lên rất cao phía trên. Việc các quân Tốt chỉ có số lượng như vậy đã tránh được chuyện "bịt đường" như ở cờ vua, tạo sẵn ra 4 đường mở cho các quân bên dưới có thể năng động xông lên, thậm chí tấn công được ngay chứ không bị bó chân ngay từ đầu như ở cờ vua. Cách bố trí 5 quân Tốt này là phương án tối ưu cho cấu trúc của bàn cờ, vì nếu là 4 hay 6 thì khó đặt ở bàn cờ cho cân đối. Quân Tốt ở đây tương tự như quân Tốt ở cờ vua, chúng đi thẳng theo chiều đứng và có thể ăn quân từng bước một. Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn theo chiều ngang. Không giống như trong cờ vua, chúng không có luật phong Hậu, hay Xe,... khi đi đến hết bàn cờ, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân trong cờ

Cách ghi nước đi

Trong các thế cờ, để ghi lại vị trí và sự dịch chuyển quân cờ, người ta thường ghi lại các nước đi như sau:

  • Dấu chấm (.) là tiến
  • Dấu gạch ngang (–) là đi ngang (bình)
  • Dấu gạch chéo (/) là lùi (thoái)

Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí và sự dịch chuyển quân cờ. Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tiến 7 thì ghi:

  1. P2-5 M8.7

Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.

  1. P8/1 B7.1

Nếu Pháo (hay Mã, Xa) nằm trên một đường thì ghi Pt là Pháo trước, Ps là Pháo sau.

Nếu có 3 Tốt nằm trên cùng một cột thì ký hiệu Bt (Binh trước), Bg (Binh giữa), Bs (Binh sau).

Các giai đoạn của một ván cờ

Xiangqi in Kunming.jpg

Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.

Khai cuộc

Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn. Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có 2 loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Khai cuộc Trung Pháo

Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính:

  • Thuận Pháo
  • Nghịch Pháo (Liệt Pháo)
  • Bán đồ Liệt Pháo
  • Pháo đầu đối Bình phong Mã
  • Pháo đầu đối Phản cung Mã
  • Pháo đầu đối Đơn đề Mã
  • Pháo đầu đối Phi Tượng
  • Pháo đầu đối Uyên ương Pháo
  • Pháo đầu đối Quy bối Pháo

Khai cuộc không Trung Pháo

  • Tiến Tốt (Tiên nhân chỉ lộ)
  • Khởi Mã cuộc
  • Phi Tượng cuộc
  • Quá cung Pháo
  • Sĩ Giác Pháo
  • Quá cung Liễm Pháo

Trung cuộc

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

  • Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
  • Nội kích: đánh từ phía trong.
  • Kích thẳng vào Tướng.
  • Chiếu tướng bắt quân.
  • Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.
  • Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương.
  • Tạo ách tắc: dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối phương.
  • Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt.
  • Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương.
  • Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.
  • Bao vây.
  • Trợ sức: các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
  • Vu hồi: đánh vòng từ phía sau.
  • Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.
  • Quấy nhiễu.
  • Nước lơ lửng: đi một "nước vô thưởng vô phạt" để nhường nước cho đối phương, khiến đối phương phải đi một nước "tự sát".
  • Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.
  • Vừa đỡ vừa chiếu lại.
  • Vừa đỡ vừa trả đòn.

Tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít.

Yêu cầu chơi giỏi cờ tướng

Cũng giống như với cờ vua, cờ tướng đòi hỏi người chơi phải có tư duy chiến thuật, chiến lược tốt mới có thể giành thắng lợi

Tâm pháp cho người mới học chơi cờ Tướng

Đây là trò chơi có quá trình lịch sử phát triển lâu dài, phù hợp với mọi lứa tuổi. Để chơi được bộ môn này, người chơi cần trang bị cho mình những kiến thức cùng với kỹ năng nhất định. Trong đó, tâm pháp cho người mới chơi cờ Tướng rất quan trọng, nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong quá trình thành công của người chơi đối với bộ môn tao nhã này.

Cờ Tướng là trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa, chỉ dành cho hai người khi cả hai cùng thi đấu trên một bàn cờ để tìm ra người chiến thắng bằng cách ăn cho được quân Tướng của đối phương. Để chơi đươc bộ môn này, người chơi phải nắm vững những kiến thức, đồng thời trải qua những kỹ năng, cọ xát với thực tế.

Tâm pháp của người mới chơi cờ Tướng rất quan trọng, nó đánh dấu bước đi của người chơi. Trước hết, người chơi phải học thật kỹ, thật sâu phần khai cuộc.

Khai cuộc được xem là một phần quan trọng của mỗi ván cờ Tướng, bởi lẽ, “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Nếu người chơi nào có muốn sự khai cuộc thông thoáng thì ván đấu đó sẽ diễn ra hết sức suôn sẻ và thành công. Nếu phần khai cuộc không lành mạnh, các quân không chiếm được vị đẹp, cờ thế chênh vênh thì người chơi sẽ phải bước vào trung cuộc yếu hơn đối phương. Vì thế, khai cuộc rất quan trọng, đánh dấu bước đi quân của người chơi , giúp người chơi đỡ tốn thời gian hơn cho việc nghiên cứu các thế trận sau này.

Có rất nhiều cách khai cuộc cờ Tướng khác nhau, người chơi phải lựa chọn cho mình cách khai cuộc phù hợp nhất. Phương pháp tốt nhất là nên đào sâu, nắm vững một số khai cuộc hay được chơi nhất và một số khai cuộc mà mình cảm thấy ưa thích, phù hợp với tính cách chơi của mình nhất, để khi gặp những khai cuộc đó mình hoàn toàn tự tin, làm chủ được tình thế, triển khai vững vàng, linh hoạt, dùng bài bản mà không sợ xảy ra những sai sót.

Song song với phần khai cuộc là người chơi phải ra sức nghiên cứu phần tàn cuộc. Đây là một trong những trận đòn quyết định người chơi có chiến thắng được hay không. Phần tàn cuộc có một loạt các loại cục chỉ cần học thuộc là được bởi nó có những nguyên tắc cực kỳ chính xác, không cần gì phải sáng tạo thêm cả ( trong cờ Tướng là những trường hợp Xe chống Sĩ Tượng toàn, Xe Tốt chống Sĩ Tượng toàn, đơn Mã chống Tướng, Tốt chống Tướng…)

Tàn cuộc hoàn toàn không phải là cuộc chơi đơn giản, bởi trên thực tế có rất nhiều tàn cuộc phức tạp, lúc đó buộc kỳ thủ phải tính toán chuẩn từng nước đi, muốn dẫn tới đích cuối cùng là thắng lợi thì cũng phải dày công nghiên cứu và thử nghiệm.

Quan trọng hơn cả trong cờ Tướng đó chính là quá trình Trung cuộc. Đây là giai đoạn chính yếu của cuộc chơi, ghi dấu diễn biến của người chơi trong suốt ván cờ. Quá trình này đòi hỏi mỗi người chơi phải tung ra những nước đi, những trận đòn kinh điển nhất. Trung cuộc cũng cho phép ta thả sức mà “đặl bẫy”, “dụ dỗ”, “câu nhử” hay trấn áp, chơi đòn tâm lý, đòn thí quân, thách thức lòng kiên nhẫn của đối phương ở từng nước đi, khiến cho đối phương sa vào thế trận của ta hoặc bị ta lấn dần từng bước mà không thoát được. Nghệ thuật chơi trung cuộc là một nghệ thuật rất năng động, biến hoá, phức tạp, thể hiện một cách toàn diện bản lĩnh, năng lực và sự biến hoá của người chơi.

Cờ Tướng là một trò chơi khó, nó đòi hỏi người chơi phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng nhất định. Không phải chơi giỏi cờ Tướng chỉ trong một phút mà nó còn đòi hỏi quá trình chuẩn bị và rèn luyện lâu dài.

Đối game cờ tướng trong iWin thì việc khai cuộc mở đầu trận đánh quyết định 1 phần quan trọng đến lợi thế trên bàn cờ. Vì vậy iWin Online tổng hợp 1 số nguyên tắc khai cuộc khi bắt đầu 1 trận cờ tướng mới.

khaicuoccotuong Hướng dẫn khai cuộc mở đầu trong cờ tướng

Hướng dẫn cách khai cuộc mở đầu trong cờ tướng

- Tổng kết kinh nghiệm của các cao thủ cờ tướng iWin để vạch thành các nguyên tắc vận dụng cụ thể vào khai cuộc thì rõ ràng và phù hợp hơn 1. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực. 2. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt. 3. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng. 4. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần. 5. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công. 6. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy. 7. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau.

Hướng dẫn cụ thể từng nguyên tắc khai cuộc cờ tướng

Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực: Giai đoạn khai cuộc là giai đoạn ra quân, bố trí đội hình lực lượng để săụn sàng tấn công hay phòng thủ. Giai đoạn này đòi hỏi các quân chủ lực Xe, Pháo và Mã của cả hai cánh phải được huy động nhanh chóng tiến lên chiếm lấy những điểm thuận lợi. Cụ thể là hai Xe phải ra cho sớm để giành lấy các thông lộ 2, 4 hoặc 6, 8, còn Pháo thì tuỳ từng kiểu chơi bố trí cho đúng chỗ để sẵn sàng tham gia tấn công hoặc tiếp ứng phòng thủ. Đối với Mã cũng vậy, cần triển khai sớm để bảo vệ Tốt đầu, thường một con ở nhà phòng thủ, một con sẵn sàng nhảy qua phối hợp cùng các quân khác tấn công. Việc đưa quân nào tấn công trước, quân nào chực chờ tiếp ứng và quân nào nhất thiết phải ở lại bên nhà để phòng thủ đều phải có kế hoạch. Không được tùy hứng điều động lung tung, nhất là không xác định rõ nhiệm vụ từng quân cờ cụ thể thì hàng ngũ sẽ mau rối loạn. Khi chơi có kế hoạch, tức là các quân được bố trí theo một đội hình chiến đấu thì sang giai đoạn trung cuộc sẽ dễ dàng thực hiện các ý đồ chiến lược một cách chủ động.

Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt: Nhanh chóng triển khai các quân chủ lực là để dàn thành một thế trận với yêu cầu là các quân đều phát huy tốt chức năng của mình. Đó là thế bố trí quân linh hoạt hay còn gọi là có tính cơ động cao. Muốn tấn công thì có ngay điều kiện liên kết các quân để tấn công hoặc cần thiết phải phòng thủ thì cũng dễ dàng chuyển sang phòng thủ, cánh mặt cánh trái hô ứng có nhau. Hoặc cũng có thể chuyển thế trận này sang thế trận khác mà vẫn chủ động hay vẫn giữ vững thế phòng ngự. Trái với linh hoạt là bị phong tỏa, bị ngăn cản tầm hoạt động, các quân di chuyển khó khăn trong tình thế ngột ngạt. Sau đây chúng ta xem một số kiểu bố trí quân của cả hai bên.

Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng: Yêu cầu triển khai toàn bộ các quân chủ lực đương nhiên phải hạn chế việc đi các Tốt cũng như Sĩ, Tượng. Thế nhưng cần lưu ý: các Mã muốn linh hoạt thì phải tiến các Tốt 3, 7 hoặc Tốt biên. Còn các Xe muốn thông, từ cánh mặt sang cánh trái hay ngược lại thì không vội gì lên Sĩ. Trong một số thế trận, như Đơn Đề Mã, Phản Công Mã muốn chuyển sang chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì không nên vội lên Tượng. Cần nhận rõ các Tốt tiến lên làm cho các Mã linh hoạt đồng thời cũng khống chế Tốt đối phương khiến chúng không lên được, làm ngột ngạt các Mã của chúng. Một số đòn chiến thuật, hi sinh Tốt để chiếm thế rất lợi hại, đặc biệt khi phía sau có Pháo, tiến Tốt qua uy hiếp Mã đối phương thường diễn ra. Con Tốt đầu có vai trò rất đặc biệt: vừa là một bộ phận để phòng thủ vừa là một quân xung kích tấn công, do đó phải thật thận trọng khi đi Tốt đầu. Đối với Sĩ, Tượng khi chưa cần thiết thường để lỡ thời cơ ra quân, phối hợp tấn công, trả đòn.

Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần: Khai cuộc là một cuộc chạy đua việc động binh, đưa các quân ra bố trí trận thế. Nếu ta chỉ sử dụng hai, ba quân thôi thì hẳn là các quân khác chưa được điều động ra ứng chiến và nếu đối phương ra quân đầy đủ lại tiến hành một cuộc tấn công nào đó thì ta sẽ không có lực lượng đối phó kịp thời. Kinh nghiệm cho thấy trong khai cuộc với 10 hoặc 12 nước đi ban đầu ta phải huy động ít nhất 6 – 7 quân khác nhau, nếu ít hơn thì thường là bị động đối phó.

Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công: Nguyên tắc này coi như “hệ luận” của các nguyên tắc trên, vì nếu chỉ mới triển khai vài ba quân mà vội mở cuộc tấn công thì rất nguy hiểm. Đối phương động binh đầy đủ sẽ bẻ gẫy dễ dàng một cuộc tấn công như vậy. Dĩ nhiên trong một số trường hợp do đối phương dàn quân sơ hở thì ta có thể tranh thủ thời cơ mở đợt tấn công với mục đích gây tổn thất hoặc gây khó khăn cho đối phương.

Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy: Khi khai cuộc không phải chỉ ra nhanh các quân mà còn phải tạo một thế liên hoàn giữa chúng, trong đó cần có những cái bẫy để nhử đối phương. Những người chơi cờ thiếu kinh nghiệm ham rượt đuổi, bắt quân, bắt Tốt thường bị vây hãm, có khi bị mất quân luôn. Do đó nguyên tắc này dạy chúng ta phải luôn luôn nhìn toàn diện, đừng phiến diện, đừng tham một lợi nhỏ mà bị mắc mưu đối phương. Về những loại bẫy trong khai cuộc thì có rất nhiều, mỗi thế trận đều có những kiểu bẫy riêng.

Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau: Cần lưu ý trong một số thế trận như Quá Cung Pháo, Kim Câu Pháo hoặc Quá Cung Liễm Pháo… dồn quân sang một cánh dễ xảy ra tình trạng các quân dồn cục lại, khó bề xoay trở. Các quân đã không linh hoạt thì cũng khó phát huy hết khả năng của chúng, dễ bị đối phương vây ép. Cho nên nguyên tắc này lưu ý cách triển khai quân sao cho nhịp nhàng mới hình thành được một thế trận vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau.

Những bí quyết chơi cờ tướng hay Bí quyết chơi cờ vua thắng nhanh Xem tướng nốt ruồi toàn thân Bí quyết chơi cờ ca rô giỏi Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật (St) Tags: #Hướng dẫn #cờ tướng #cơ bản Lưu Chia sẻ kiến thức hữu ích tới mọi người! Hỏi đáp, bình luận, trả bài: *địa chỉ email của bạn được bảo mật

TOP 10 Wiki hot nhất

  • Món ăn sạch và bổ cho mẹ bầu với cách làm món cá diếc hầm

  • Cách làm bánh quai vạc chiên ngon tuyệt cú mèo

  • Cách làm món cá tra nhúng giấm ngon tuyệt

  • Cách trang trí góc lớp mầm non cực đáng yêu cho bé vui chơi

  • Làm sao để bé hết đờm tromg cổ họng

  • Em bé không chịu bú bình phải làm sao?

  • Thông tin về diễn viên hài Việt Hương

  • Thông tin về diễn viên Huỳnh Anh

  • Scandal của diễn viên Mộng Vân

  • Tim tần thuốc bắc bổ dưỡng

Hot nhất 1

quangpham Quang Online @quangpham

Món ăn sạch và bổ cho mẹ bầu với cách làm món cá diếc hầm iMón ăn sạch và bổ cho mẹ bầu với cách làm món cá diếc hầm. Nguyên liệu cần có cho món ăn nàyVì sao mẹ bầu nên biết cách làm cá diếc hầm?Cá diếc là cá 108 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #cách làm
  • #Cá diếc
  • #món ăn
2

seminoon Binh Nhi @seminoon

Cách làm bánh quai vạc chiên iBánh quai vạc là loại bánh Tứ Diễm rất thích ăn thuở còn đi học ở Việt Nam.   Bánh có hình bán nguyệt, vỏ mỏng giòn, rỗng ruột, nhân tôm thị 14,857 lượt xem 1 Like Repost Share
  • #cách làm bánh quai vạc chiên
  • #Cách làm bánh quai vạc chiên
  • #bánh quai vạc
  • #Cách làm bánh
  • #tuyệt cú mèo
  • #ngon tuyệt
  • #cách làm
  • #làm bánh
3

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Cách làm món cá tra nhúng giấm iCá tra chế thành bất kì món gì cũng được: nấu cháo, nấu canh chua, kho, chiên, nướng... rất hao cơm, hao rượu. Nhưng cá tra nhúng dấm mới th 11,946 lượt xem 1 Like Repost Share
  • #cách làm món cá tra nhúng giấm
  • #Cách làm món cá tra nhúng giấm
  • #nhúng giấm
  • #ngon tuyệt
  • #cách làm
  • #món cá
4

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Cách trang trí góc lớp mầm non cực đáng yêu cho bé vui chơi iCách trang trí góc lớp mầm non cực đáng yêu cho bé vui chơi.Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của bé, để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo 54,919 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #vui chơi
  • #đáng yêu
  • #mầm non
5

seminoon Binh Nhi @seminoon

Làm sao để bé hết đờm tromg cổ họng iLàm sao để bé hết đờm tromg cổ họng.  Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, 44,998 lượt xem 1 Like Repost Share
  • #ho có đờm làm sao
  • #bé bị đờm nhiều
  • #trẻ ho có đờm
  • #bé ho có đờm
  • #làm sao
  • #cổ họng
  • #ho đờm
6

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Em bé không chịu bú bình phải làm sao? iEm bé không chịu bú bình thì phải làm sao ? Nguyên nhân  và những giải pháp thông minh giúp các bậc cha mẹ nuôi con ngày càng khỏe mạnh đây nhé Phát 3,759 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #làm sao
  • #em bé
7

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Thông tin về diễn viên hài Việt Hương iDí dỏm, đáng yêu luôn chọc cười khán giả bằng cách diễn rất tinh tế, đó là những điều Việt Hương luôn dành tặng cho khán giả mỗi khi cô bước lên sân 20,502 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #diễn viên hài Việt Hương
  • #diễn viên hài
  • #Diễn viên
8

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Thông tin về diễn viên Huỳnh Anh iSở hữu chiều cao 1m78, gương mặt đẹp được so sánh với "boy Hàn", nhưng cậu bạn 17 tuổi Huỳnh Anh từng là vận động viên taekwondo đã giành cực nhiều huy 14,657 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Diễn viên
  • #Huỳnh Anh
  • #Thông tin
9

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Scandal của diễn viên Mộng Vân iScandal của diễn viên Mộng Vân. Những chuyện ồn ào dẫn đến sự "mất tích" của ảnh hậu điện ảnh Việt một thời: Mộng Vân Từ Century đến New Century Từ 1,627 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Diễn viên
10

seminoon Binh Nhi @seminoon

Tim tần thuốc bắc bổ dưỡng 1,221 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #thuốc bắc
  • #bổ dưỡng
11

Hoaibui2395 Hoai Bui @Hoaibui2395

Hướng dẫn học lái xe moto hai bánh iCùng tham khảo những hướng dẫn học lái xe moto hai bánh khi tham gia giao thông nhé các bạn. I/. Điều kiện của người lái xe mô tô hai bánh tham gia 441 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Hướng dẫn
12

seminoon Binh Nhi @seminoon

Hướng dẫn học làm flash cơ bản iCùng tham khảo những hướng dẫn học làm flash cơ bản, cực kì đơn giản dưới đây nhé. Hướng dẫn tự tạo "Phần Mềm I LOVE YOU Dành tặng người yêu" Đầu 237 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Hướng dẫn
  • #cơ bản
Đang nạp dữ liệu Trang chủ | Quy chế mạng xã hội | Chính sách bảo mật thông tin

Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp cấp ngày 12/6/2015

Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quỳnh Mai

Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần Vietnam Online Group

Trụ sở: Tầng 7, số 32 Phố Huế, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Email liên hệ: contact@phununet.com

Điện thoại: 04-3 224 7544

Mã số doanh nghiệp: 0101791319

Top xink Bộ sưu tập Chợ xink Thanh lý

Từ khóa » Dạy đánh Cờ Tướng Cơ Bản