Hướng Dẫn Học Hát Vọng Cổ - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
VỌNG CỔ CÂU 1:
Cấu trúc:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, CỐNG 32)
Nhịp 16 & 20 là cặp:HÒ-HÒ.
Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền (như câu 1, 2, 4, 5) vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tảlàrất... mùi !
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ
Câu 1 chỉ có 16 nhịp và trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v... trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại đến đúng nhịp 16 thì cả hai bên, người hát lẫn người đàn phải vào cùng 1 lúc đúng ngay chổ "note" HÒ. Do đó ký âm bài này được bắt đầu từ nhịp 16 HÒ. Phần RAO được nói trong 1 phần riêng (xem lại phần đầu KHÁI NIỆM, tiểu đoạn 10).
Sau phần ngâmad. lib lúc ca sĩ"vô vọng cổ" xuống chữ HÒthì nhạc sĩ phải "NHỒI"(xem lại phần đầu KHÁI NIỆM, tiểu đoạn 11).
Lời ca:
- TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc. Thông thuờng là 4 câu văn hoặc có thể dài hơn.
- HÒ 16-20 ÐI LIỀNnhau, luôn luôn dấu HUYỀN
- HÒ 20 chỉ có MỘT câu văn (lời ca) mà thôi, bởi vìkhi ca-nhạc-sĩ cùng vào 1 lúc ở nhịp 16nghe rất mùi ,khán giả có thì giờ vổ tay. Ca sĩ có thì giờlấy hơi... (lời ca những nhịp khác có HAIcâu văn)
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XANG 32không dấu,
- XANG 28 dấu gì cũng được, không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG.
- CỐNG 32 ở câu 1 phải là vần trắc
[ký âm câu VC1 nam]
[mp3 solo guitar VC1 nam][mp3 solo guitar RAO & VC1 nam]
MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC1:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG 28, CỐNG 32)
Xuân trong mùa Ðông
[mp3 vc1 Xuân Trong Mùa Ðông]
(Ngâm/nóiad lib) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
T.N. Ðàm Giang
31/12/2001
Bài thí dụ trên đây có hình thức của câu 1 vọng cổ, nhưng chỉ cần hoán chuyển câu cuối là có thể hát thành câu 2 (xem bài Vọng Cổ câu 2 Nam tới đây)
... Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)
VỌNG CỔCÂU 2
Cấu trúc:
(XỀ 4, XANG 8, XANG 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ 28, XANG 32)
Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4(ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v.. (đầu, giữa hoặc cuối câu).
Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền nhưcâu1, 2, 4, 5 vì từ nhịp 16trởđi, những câu này đitheo một TEMPO giốnghệt nhau và thuờng được diễn tảlàrất... mùi !
Lời ca:
- Từ XỀ 4 cho đến XANG 12: nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng.
- HÒ 16 và HÒ 20 ÐI LIỀN nhau nên cấu trúc lời ca giống như câu 1 kể từ nhịp 16.
- HÒ 16-20 luôn luôn dấu HUYỀN
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XÊ 28 dấu gì cũng được.
- XANG 32không dấu.
[ký âm câu VC2 nam p1][ký âm câu VC2 nam p2][mp3 solo guitar VC2 nam]
HAI THÍ DỤ CHO CÂU VC2:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XÊ 28, XANG 32)
TD1: Xuân trong mùa Ðông (Ðàm Giang 31/12/2001)
(Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)
Một điểm nữa đáng chú ý ở đây là nếu chữ cuối của câu chót tận cùng bằng HÒ 32, thì câu hát sẽ thành vọng cổ câu 4, hoặc bằng XỀ 32 thì sẽ hát thành câu 5.
Câu 4: "Xuân trong mùa Ðông":
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình (HÒ 32) (note LA)
Câu 5:"Một đóa hoa Quỳnh"
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp người (XỀ 32) (note Mi)
TD 2 : Diễn Ðàn Dược Khoa: Mới có Hai Năm.
[mp3 DDDK2nam]
Thấm thoát đã hai năm ròng rã
Từ ngôi nhà đơn sơ, góp ý Dược
Tình đồng nghiệp chúng ta người dân nước Việt
Năm Châu bốn bể, chẳng hề phân biệt
Cùng chung lưng sát cánh lên đường (HÒ 16)
Nay đà vững tuổi, vừa chẵn hai năm trường (HÒ 20)
Con thuyền Dược trên con đường lướt sóng
Ðôi ba lần cũng gặp phải phong ba (XÊ 24)
Có thử thách mới tôi luyện tấm lòng ta
Có sóng gió dạ can trường mới tỏ (XÊ 28)
Mừng diễn đàn chúng ta cùng chung sức
Những ngày Xuân đang náo nức chung vui (XANG 32)
T.N. Ðàm Giang
2/24/2002
VỌNG CỔCÂU 3
Cấu trúc:
(XỀ 4, XANG 8, XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, CỐNG 24 (SL), XÊ/XANG 28, HÒ 32)
Ðặc biệt cho câu 3 vọng cổ chúng ta thấy NHỊP 28 có thể là XÊ hoặc XANG, lời ca không thay đổi. Phần đầu không có chi thay đổi. Nhạc có thay đổi từ nhịp 25 trở đi.
Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4(ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Nhịp 16 & 20 là cặp CỐNG-XANG.
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note CỐNG. (Nhịp 24 song lang luôn luôn tận cùng bằng 3 notes : XÊ , CỐNG , XỆ)
Câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 bằng note HÒ. (Câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 gồm4 notes chính : CỐNG, XANG, XỀ, HÒ)
Lời ca:
- Câu 3 thuờng lời ca khá dài nên ca-sĩ thuờng vào ở đầu, giữa hoặc cuối nhịp 8, 10, 12... v.v... Nếu lời ca ngắn vẫn có thể vào ở nhịp CỐNG 16 .
- Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng.
- XANG/XÊ 28 dấu gì cũng được. (XÊ và XANG trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG.)
(XÊ 28 giọng Nam, XANG 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊ (MI), thì mới hay và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.)
- Ðặc biệt CỐNG 16không nhất thiết phải là vần trắc, dễ ca nhất là không dấu.
- CỐNG 24 (SL):KHÔNG DẤU vì vậy câu 3 giọng ca "ngang-ngang", khó ca, ca sĩ phải có trình độ!
- HÒ 32 phải là dấu HUYỀN
[ký âm câu 3 XÊ trang 1][ký âm câu 3 XÊ trang 2]
[ký âm câu 3 XANG phần thay đổi từ nhịp 25]
[mp3 solo guitar VC3 nam XÊ][mp3 solo guitar VC3 nam XANG]
MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC3:
(XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, CỐNG 24, XANG 28, HÒ 32)
Buồn Viễn Xứ
[mp3 Buồn Viễn Xứ]
Thấm thoắt đã hơn hăm sáunăm trường
Ngày tàn thu chợt buồn nhớ cố hương (XANG 12)
Non sông cách trở nào có xáchi nghìn trùng,
Nhớ nhà, nhớ nước vẫn một lòng son sắt (CỐNG 16)
Cũng chỉ tại những con đường khác biệt
Như trời trăng mưa nắng, đá vàng thau (XANG 20)
Khiến ta lang thang nơi đất khách từ thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (CỐNG 24)
Nhớ thương quê nhà hai mùa mưa nắng
Có đàn em thơ và mẹ già trông ngóng đợichờ (XANG 28)
Ôi ngày đêm khắc khoải tình viễn xứ
Ngàn dặm sơn khê vẫn nhỏ lệ mong ngày về (HÒ 32)
T.N. Ðàm Giang
4/24/2002
VỌNG CỔ CÂU 4
Vì câu 1 và câu 4 vọng cổ rất giống nhau nên sau câu 1 ta có thể tìm hiểu ngay câu 4.
Cấu trúc:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, HÒ 32)
Câu 4 cũng như câu 1 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v...
Nhịp 16 & 20 là cặp:HÒ-HÒ.
Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền (như câu 1, 2, 4, 5) vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tảlàrất... mùi !
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ
Lời ca: Cách trình diễn và luật bằng trắc áp dụng giống y như Câu 1- TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc .Thuờng là 4 câu văn hoặc có thể dài hơn.
- HÒ 16-20 ÐI LIỀNnhau, luôn luôn dấu HUYỀN
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XANG 28 dấu gì cũng được.
- HÒ 32: luôn luôn dấu HUYỀN (HÒ 32 của câu 6 là note HÒ DUY NHẤT KHÔNG DẤU)
[ký âm câu VC4 nam]
[mp3 solo guitar RAO & VC4 nam]
TÓM TẮT CẤU TẠO và ÂM LUẬT CÂU 1 và CÂU 4:
Câu 1:HÒ(16)HÒ(20)XÊ(24)XANG (28) CỐNG (32)
Câu 4:HÒ(16)HÒ(20)XÊ(24)XANG (28) HÒ (32)
chỉ khác nhau 1 note ở NHỊP 32 : CỐNG/HÒ
HAI THÍ DỤ CHO CÂU VC4:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG 28, HÒ 32)
TD1: Xuân trong mùa Ðông
[mp3 VC4 Xuan Trong Mùa Ðông]
Chàng ơi... trời hôm nay sao lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16)
Từ thuở nào năm ấy em đã biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình (HÒ 32)
T.N. Ðàm Giang
TD2: Tiễn Em
[mp3 vc4 Tiễn Em]
Tiễn Em
Êm ái xuôi giòng nước vẫn trôi
Nụ hôn như còn đọng trên môi
Em đã xa rồi, trăng nhớ bóng
Mình anh hiu quạnh nỗi đơn côi...
Ngày em giã từ anh không đưa tiễn đuợc
Nên đêm nay nhìn trăng khuya lạnh
Anh đứng đây tuởng chừng phi cơ cất cánh
khuất dần trong khói trắng suơng mờ (Hò 16)
Phải chăng anh nhớ em và vẫn đợi chờ (Hò 20)
Em có quay đầu tìm nguời ở lại?
Hay vội vàng nhấc mớ hành trang? (Xê 24)
Làm sao chúc em thượng lộ bình an?
Anh nghe buồn dâng lên trong hồn bất ổn (Xang 28)
Anh chỉ biết thẫn thờ cúi mặt
Để cố ngăn buông một tiếng thở dài (Hò 32)
Sóng Việt
6/06/2002
VỌNG CỔCÂU 5
Cấu trúc:
(XỀ 4, HÒ 8, HÒ 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ hoặc XANG 28, XỀ 32)
Câu 5 cũng như các câu vọng cổ bắt đầu là XỀ 4(ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Nhịp 16 & 20 là 2 cặp:HÒ-HÒ.
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ
Kết thúc ở nhịp 32 bằng XỀ.
Lời ca: Luậtbằng, trắc áp dụng y như câu 1 từ HÒ 16 cho đến XÊ/XANG 28.
- Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng. Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Ca-nhạc-sĩ cùng vào ở nhịp 16 .
- HÒ 16-20: luôn luôn dấu HUYỀN
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XANG/XÊ 28 dấu gì cũng được. (XÊ và XANG trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG)
(XÊ 28 giọng Nam, XANG 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊ (MI), thì mới hay và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.)
- XỀ 32 câu 5 phải là dấu HUYỀN. Ðây là note Mi dòng thứ 5 của "portée", khác với dấu HUYỀN của note HÒ (note LA diapason / espace giữa portée 3 và 4).
[ký âm câu VC5 nam p1][ký âm câu VC5 nam p2]
[mp3 solo guitar VC5 nam]
MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC5:
(XỀ 4, HÒ 8, HÒ 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG/XÊ 28, XỀ 32)
Một Ðóa Hoa Quỳnh
[mp3 Một Ðoá Hoa Quỳnh]
Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha,
Tao nhân thanh thản một chung trà thơm ngát
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần (HÒ 16)
Hương ngạt ngào hoa chỉ nở một lần (HÒ 20 )
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc
Ðêm chưa tàn sao đã vội chia tay? (XÊ 24)
Quỳnh ơi, mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuối (XÊ 28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp nguời. (XỀ 32)
T.N. Ðàm Giang
5/27/2002
VỌNG CỔCÂU 6
Cấu trúc:
(XỀ 4, XÊ 8, XANG 12, CỐNG 16, XÊ/XANG20, XỀ 24 (SL), XÊ 28, HÒ 32)
Câu 6 cũng như các câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4(ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Nhịp 16 & 20 là 2 cặp: CỐNG-XANG.
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note XÊ.
Kết thúc ở nhịp 32 bằng HÒ
Lời ca:
- Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v
- CỐNG 16 luật bằng trắc không quan trọng, dễ ca nhất là không dấu.
- XANG 20 dấu gì cũng được.
- XỀ 24 (SL) câu 6 phải là dấu HUYỀN. (giốngXỀ 32 của câu 5)
Chú ý: đây làSong-Lang DUYNHẤT có dấu HUYỀN trong6 câu Vọng-cổ. Những Song Lang nhịp 24 của các câu khác LUÔN LUÔN KHÔNG CÓ DẤU !!!
- XÊ 28 dấu gì cũng được.
- HÒ 32 note HÒDUY NHẤT trong 6 câu vọng cổKHÔNG CÓ DẤU .
[ký âm câu VC6 nam p1][ký âm câu VC6 nam p2]
[mp3 solo guitar VC6 nam]
MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC6:
(XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, XỀ 24, XÊ 28, HÒ 32)
Ðôi Lời Với Quỳnh Hoa
[mp3 Ðôi Lời Với Quỳnh Hoa]
Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo,
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha. (XANG 12)
Tao nhân thanh thản một chung trà thơm ngát,
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần... (CỐNG 16)
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc.
Huơng ngạt ngào cõi mộng ru hồn ta. (XANG 20)
Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi.
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm ngùi. (XỀ 24)
Quỳnh ơi ,mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuốỉ (XÊ 28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn hơn ta (HÒ 32)
Làm sao để cải thiện giọng hát để ngày càng hay hơn Hướng dẫn học đệm hát guitar cơ bản Cách tự tin khi hát trước đám đông Cách lấy hơi khi hát hiệu quả giúp bạn hát hay hơn Hướng dẫn học tiếng Anh qua bài hát (St)Từ khóa » Dạy Ca Cổ
-
Hướng Dẫn Học Viên Ca Vọng Cổ - YouTube
-
Tập Ca Vọng Cổ đúng Nhịp Phần Tiếp Theo - YouTube
-
BÀI #1: HƯỚNG DẪN CA VỌNG CỔ ĐÚNG NHỊP - CÂU 1 - YouTube
-
Hướng Dẫn Học Hát Vọng Cổ Lý Thuyết Cơ Bản - Wiki Phununet
-
NSND Thanh Tuấn Mở Công Ty Truyền Nghề Ca Vọng Cổ
-
Tự Học Vọng Cổ Sáu Câu - Tìm Lời Nhạc ở
-
Gợi ý Các Cách Luyện Giọng Hát Vọng Cổ đơn Giản
-
Ô, Chữ Của Thanh Tuấn Kìa! - Tuổi Trẻ Online
-
Top 15 Dạy Ca Vọng Cổ Hơi Dài
-
NSND Thanh Tuấn đã Chịu Nhận đệ Tử! - Báo Đồng Nai
-
Dạy Đờn Ca Vọng Cổ Cải Lương
-
Events - Kho Tàng Vọng Cổ Việt Nam
-
Lớp Dạy Đờn Ca Tài Tử Cải Lương - Home | Facebook
-
Truyền Dạy Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử Tỉnh Bình Dương
-
Người Trẻ đi Học đờn Ca Tài Tử