Hướng Dẫn Học Môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24 - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.37 KB, 23 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Thứ hai, ngày 06 tháng 4 năm 2020
<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP RÈN KỸ NĂNG </b>
<b>ĐỌC – VIẾT</b>
<b>TUẦN 24 </b><b>Bài đọc </b>
<b>Quả tim khỉ</b>
<b>1.</b> Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát.
Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên: - Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tơi là Cá Sấu. Tơi khóc vì chả ai chơi với tơi. Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
<b> 2.</b> Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:
- Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn. Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về lấy, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
<b> 3.</b> Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, mắng: - Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu. <b>4.</b> Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất.
<i>Theo</i> <b>TRUYỆN ĐỌC 1, 1994</b><b>Chú thích:</b>
- <b>Dài thượt</b>: dài q mức bình thường. - <b>Ti hí:</b> (mắt) quá hẹp, nhỏ.
- <b>Trấn tĩnh:</b> lấy lại bình tĩnh.
</div><span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2><b>Phụ huynh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài </b>
– Cho trẻ đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.<b>Hỏi câu 1: </b><i><b>Khỉ đối xử với cá sấu như thế nào?</b></i><b> </b>
(Trả lời: Thấy Cá Sấu khóc vì khơng có bạn, Khỉ mời Cá sấu kết bạn. Ngày nào Khỉ cũng hái quả mời Cá Sấu ăn.)
– Cho trẻ đọc đoạn 2 + trả lời câu hỏi.
<b>Hỏi câu 2: </b><i><b>Cá sấu định lừa khỉ như thế nào?</b></i>
(Trả lời: Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá sấu. Đi đã xa bờ, nó mới nói với Khỉ nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.)
<b>Hỏi câu 3: </b><i><b>Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thốt nạn ?</b></i><b> </b>
(Trả lời: Khỉ giả vờ sẩn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa lại bờ để lấy quả tim để ở nhà.)
– Cho trẻ đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi.
<b>Hỏi thêm:</b><i><b> Khỉ đã mắng Cá sấu như thế nào?</b></i>
<i>(</i>Trả lời: “Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dôi như mi đâu ”)
– Cho trẻ đọc đoạn 4. =>Trẻ đọc thầm đoạn 4
<b>Hỏi câu 4: </b><i><b>Tạo sao Cá sấu lại tẽn tò lủi mất?</b></i><b> </b>
(Trả lời: Vì bị lộ bộ mặ bội bạc, giả dối)
<b>Hỏi câu 5:</b><i><b> Hãy tìm những từ ngữ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu</b></i><b> </b>
(trả lời: Khỉ tốt bụng, thật thà, thông minh. Cá Sấu giả dối bội bạc, độc ác… <b>– Hỏi nội dung bài: </b><i><b>Câu chuyện khuyên ta điều gì?</b></i>
</div><span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3><b>Học sinh đọc bài “ Quả tim Khỉ” và trả lời các câu hỏi dưới đây ( </b>Đánh dấu X vào ý đúng):
1. Câu chuyện nhắc tới những con vật nào? Khỉ và Quạ
Cá Sấu và Khỉ Cá Sấu và Hươu Khỉ và Cá
2. Vì sao Cá Sấu lại khóc?
Vì Cá Sấu khơng kiếm được thức ăn. Vì Cá Sấu bị lạc mẹ.
Vì Cá Sấu vừa bị thương. Vì chẳng có ai chơi với nó.
3. Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
Rất thân thiện. Rất kính trọng Rất giả dối. Rất lạnh lùng.
4. Cá Sấu cần quả tim khỉ để làm gì?
Để ni sống cả gia đình Cá Sấu. Chữa bệnh cho vua của Cá Sấu. Cho thêm vào bộ sưu tập của Cá Sấu. Chữa bệnh cho con của Cá Sấu
5. Thái độ, hành động của Khỉ ra sao khi biết Cá Sấu cần quả tim của mình?
</div><span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>6. Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thốt nạn? Khỉ nói mình để quả tim ở nhà.
Khi nói mình có rất nhiều nhưng đều bị hỏng. Khỉ nói mình đã cho mất tim rồi.
Khỉ nói mình khơng có tim. 7. Khỉ đã mắng Cá Sấu như thế nào?
Con vật giả dối kia! Ngươi đã bị ta lừa rồi, trái tim của ta luôn ở lồng ngực đây! Con vật xấu xa kia! Ngươi không đánh lừa được ta đâu!
Con vật bội bạc kia! Chẳng ai thèm kết bạn với kẻ giả dối như mi đâu. Mi đúng là xấu như cá sấu!
8. Khi bị Khỉ mắng, Cá Sấu cảm thấy như thế nào? Tủi thân
Tức giận Tẽn tị Buồn bã
9. Vì sao Cá Sấu cảm thấy tẽn tị và lủi mất?
Vì Cá Sấu bị Khỉ nói khơng đúng sự thật về mình. Vì mọi người đều chứng kiến Khỉ mắng Cá Sấu. Vì Cá Sấu hay mắc bệnh xấu hổ.
</div><span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>Thứ ba, ngày 07 tháng 4 năm 2020 <b>CHÍNH TẢ </b>
<b>Phụ huynh vui lịng cho các em đọc đoạn trích dưới đây từ 3 đến 5 lần, sau đó PH đọc </b><b>cho các em viết vào vở nháp(Em nào chậm có thể luyện viết các từ khó được gạch </b><b>chân ở phần bài đọc trước khi viết chính tả) </b>
<i><b>Nghe- viết: Quả tim khỉ </b></i>
<i>“- Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ? </i>
<i> - Tơi là Cá Sấu. Tơi khóc vì chả ai chơi với tơi. </i><i> Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn. </i>
<i> Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.” </i>
<b>Câu 1</b>: <b>Điền vào chỗ trống :</b>a) <i><b>s</b></i> hay <i><b>x</b></i> ?
- …. ay sưa, …. ay lúa - …. ơng lên, dịng ….ông b)<i><b> ut</b></i> hay <i><b>uc</b></i> ?
- ch……. mừng, chăm ch……. - l….. lội, l…… lọi
<b>Câu 3</b>
a) Tên 5 con vật thường bắt đầu bằng<b> s : </b>sói, sẻ, sứa, …
………………
b) Tìm tiếng có vần <i><b>uc</b></i> hoặc vần <i><b>ut</b></i>, có nghĩa như sau : - Co lại : ………...
</div><span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>Thứ tư, ngày 08 tháng 4 năm 2020
<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP RÈN KỸ NĂNG </b>
<b>ĐỌC – VIẾT</b>
<b>Bài đọc: </b><b>Voi nhà</b>
Gần tối, cơn mưa rừng ập xuống. Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại. Tứ rú ga mấy lần nhưng xe khơng nhúc nhích. Hai bánh trước đã vục xuống vũng lầy. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm.
Gần sáng, trời tạnh. Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu: - Thế này thì hết cách rồi !
Bỗng Cần kêu lên:
- Chạy đi ! Voi rừng đấy !
Mọi người vội vã nép vào lùm cây ven đường.
Một con voi già lừng lững tiến về chiếc xe. Tứ chộp lấy khẩu súng. Cần vội ngăn lại:
- Không được bắn!
Con voi lúc lắc vịi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe. Tứ lo lắng:
- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thơi !
Nhưng kìa, con voi quặp chặt vịi vào đầu xe và co mình lơi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lơi xong, nó huơ vịi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà.
<i> Theo</i> <b>NGUYỄN TRẦN BÉ</b>- <b>Voi nhà</b> : voi được người nuôi, dạy để làm một số việc.
- <b>Khựng lại</b> : dừng lại đột ngột vì một tác động bất ngờ. -<b> Rú ga</b> : tăng thêm ga cho máy nổ mạnh.
- <b>Vục</b> (xuống vũng) : chúi nhập hẳn xuống. -<b> Thu lu</b> : Thu mình gọn nhỏ lại.
</div><span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7><b>Phụ huynh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài </b>
<b>Câu 1</b>
<b>Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ?</b>
<b>Gợi ý:</b> Em hãy đọc đoạn sau và tìm nguyên nhân mọi người phải ngủ đêm trong rừng:<i> Từ đầu... chịu rét qua đêm.</i>
<b>Trả lời :</b>
Những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng vì cơn mưa rừng đã khiến hai chiếc bánh trước của xe ô tô lún xuống vũng lầy.
<b>Câu 2</b>
<b>Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe ?</b>
<b>Gợi ý: </b>Em hãy đọc đoạn sau, chú ý tới tâm trạng lo lắng của mọi người: <i>Bỗng </i><i>Cần kêu... Phải bắn thôi!</i>
<b>Trả lời :</b>
Khi thấy con voi đến gần xe, mọi người vội vã núp vào lùm cây ven đường. Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi vì lo nó đập tan chiếc xe.
<b>Câu 3</b>
<b>Con voi đã giúp họ như thế nào ?</b>
<b>Gợi ý: </b>Em hãy đọc đoạn sau và chỉ ra việc mà voi đã giúp đỡ mọi người: <i>Nhưng </i><i>kìa...</i> đến hết.
<b>Trả lời :</b>
Con voi đã giúp họ bằng cách : quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lơi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
<b> Nội dung : </b>Chú voi nhà thơng minh, tình nghĩa khi đã giúp các anh bộ đội kéo
</div><span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8><b>Học sinh đọc bài “Voi nhà” và trả lời các câu hỏi dưới đây ( </b>Đánh dấu X vào
ý đúng):
<b>1. Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng? </b>
Vì xe bị hết xăng
Vì người trên xe bị thương. Vì chiếc xe bị thú dữ tấn cơng. Vì xe đã vục xuống vũng lầy
<b>2. Đến gần sáng, điều gì đã xảy ra với mọi người? </b>
Vũng bùn ngày càng lún xuống. Có voi rừng đến.
Bị hổ báo tấn cơng. Có người bị cảm lạnh.
<b>3. Tứ đã nói gì khi con voi đến gần chiếc xe? </b>
Thế này thì hết cách rồi! Khơng được bắn!
Nó đập tan xe mất, phải bắn thôi! Chạy đi! Voi rừng đấy!
<b>4. Mọi người lo lắng như thế nào khi con voi đến gần chiếc xe? </b>
</div><span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9><b>5. Ai là người muốn bắn con voi? </b>
Tứ Tồn Thích Cần
<b>6. Ai là người đã ngăn việc bắn con voi lại? </b>
Tứ Quân Cần Tùng
<b>7. Con voi đã làm gì khiến mọi người ngạc nhiên? </b>
Con voi chở mọi người về bản.
Con voi đập tan chiếc xe như lời Tứ. Con voi lôi chiếc xe qua vũng lầy.
Con voi xéo nát cả những bụi rậm, lùm cây.
<b>8. Những con voi đã giúp những người đi xe là loại voi gì? </b>
Voi rạp xiếc Voi nhà Voi rừng Voi châu Phi
<b>9. Voi nhà là loài vật như thế nào? </b>
</div><span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>Thứ năm, ngày 09 tháng 4 năm 2020
<b>CHÍNH TẢ </b>
<b>Phụ huynh vui lòng cho các em đọc đoạn trích dưới đây từ 3 đến 5 lần, sau </b><b>đó PH đọc cho các em viết vào vở nháp (Em nào chậm có thể luyện viết các </b><b>từ khó được gạch chân ở phần bài đọc trước khi viết chính tả) </b>
<b> </b><i><b>Nghe- viết: Voi nhà </b></i>
<i>“Con voi lúc lắc vịi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe. </i><i> Tứ lo lắng: </i>
<i>- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi! </i>
<i> Nhưng kìa, con voi quặp chặt vịi vào đầu xe và co mình lơi mạnh chiếc xe qua </i><i>vũng lầy. Lơi xong, nó huơ vịi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng </i><i>bản Tun.” </i>
<b>Câu 1:</b>
a) Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ? - <i>(xâu, sâu)</i> : ……….. bọ, ………… kim
- <i>(sắn, xắn)</i> : củ ……….., …………. tay áo - <i>(xinh, sinh)</i> : …………. sống, …………. đẹp -<i> (sát, xát)</i> : ……….. gạo, ………….. bên cạnh.
b) Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ơ trống : <b>Âm đầu </b>
<b>Vần </b> <b>l </b> <b>r </b> <b>s </b> <b>th </b> <b>nh </b>
ut <b>lụt </b>
</div><span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>Thứ ba, ngày 07 tháng 4 năm 2020 <b>KỂ CHUYỆN </b>
<b>QUẢ TIM KHỈ </b>
<b>1. Dựa vào các bức tranh sau, hãy kể từng đoạn câu chuyện Quả tim khỉ :</b>
</div><span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>Thứ hai, ngày 13 tháng 4 năm 2020
<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP RÈN KỸ NĂNG </b>
<b>ĐỌC – VIẾT</b>
<b>TUẦN 25 </b><b>Bài đọc </b>
<b>Sơn Tinh, Thủy Tinh</b>
<b>1.</b> Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.
Một hơm, có hai chàng trai đến cầu hơn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.
<b>2.</b> Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:
- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.
<b>3.</b> Thủy Tinh đến sau, khơng lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hơ mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.
Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.
<i>Theo</i><b> TRUYỆN CỔ VIỆT NAM</b>
- <b>Cầu hôn</b> : xin lấy ngưởi con gái làm vợ. - <b>Lễ vật</b> : đồ vật để biếu, tặng, cúng.
- <b>Ván</b> : tấm gỗ phẳng và mỏng để bày thức ăn lên. - <b>Nệp</b> (đệp) : đồ đan bằng tre nứa để đựng thức ăn. - <b>Ngà</b> : răng của voi mọc dài, chìa ra ngồi miệng. - <b>Cựa</b> : móng nhọn ở phía sau chân gà trống.
</div><span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13><b>Phụ huynh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài </b>
<b>Câu 1</b>
<b>Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?</b><b>Gợi ý:</b> Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.
<b>Trả lời :</b>
Có hai vị thần tới cầu hơn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
<b>Câu 2</b>
<b>Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?</b>
<b>Gợi ý: </b>Em hãy đọc đoạn 2 của truyện để biết sự phân xử của Hùng Vương.
<b>Trả lời :</b>
Để phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn, Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hơn đến trước thì được đón Mị Nương về.
<b>Câu 3</b>
<b>Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.</b><b>Gợi ý: </b>Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.
<b>Trả lời :</b>
Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần diễn ra như sau : Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, mang quân đuổi theo. Chàng hơ mưa, gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn, nhằm nhấn chìm Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng khơng vừa, chàng hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, chặn đứng dòng nước của Thủy Tinh, cuộc chiến kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, đành ngậm đắng nuốt cay rút lui.
<b>Câu 4</b>
<b>Câu chuyện này nói lên điều gì có thật ?</b>
a) Mị Nương rất xinh đẹp. b) Sơn Tinh rất tài giỏi.
c) Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
<b>Trả lời :</b>
Câu chuyện cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống từ hàng nghìn năm nay đó là : nhân dân ta phòng chống lũ lụt rất kiên cường.
</div><span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14><b>Học sinh đọc bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và trả lời các câu hỏi dưới đây ( </b>Đánh dấu X vào ý đúng):
<b>1. Truyện kể về đời vua Hùng Vương thứ mấy? </b>
Vua Hùng Vương thứ mười tám. Vua Hùng Vương thứ mười. Vua Hùng Vương thứ mười sáu. Vua Hùng Vương thứ tám.
<b>2. Người con gái của vua Hùng Vương tên là gì? </b>
Mị Châu Mị Nương Sơn Tinh Thủy Tinh
<b>3. Những ai đến cầu hôn Mị Nương? </b>
Sơn Tinh, Thạch Sanh Thủy Tinh, Lý Thông Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, Lý Thông
<b>4. Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng câu hôn như thế nào? </b>
Ngày mai, ai mang lễ vật nhiều hơn đến thì được lấy Mị Nương.
Sơn Tinh ở trên núi nhiều của ngon vật lạ hơn, gả công chúa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh ở tận miền biển xa xôi nên vua gả cho Sơn Tinh.
</div><span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15><b>5. Lễ vật thách cưới của vua Hùng Vương gồm những gì? </b>
Năm trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi có ngà, gà có cựa, ngựa có hồng mao.
Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
<b>6. Ai là người đã mang lễ vật đến trước và lấy được Mị Nương? </b>
Sơn Tinh Thủy Tinh Không ai cả
Tất cả các đáp án trên
<b>7. Đâu là thái độ và hành động của Thủy Tinh khi khơng lấy được Mị Nương? </b>
Tuyệt vọng, mang sính lễ trở về miền biển của mình. Căm tức, đem quân đánh vua Hùng và Sơn Tinh. Đùng đùng nổi giận, đem quân cướp mấy Mị Nương. Đùng đùng nổi giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.
8. <b>Câu chuyện Sơn Tinh luôn đánh thắng Thủy Tinh nói lên điều gì có thật?</b> Sơn Tinh rất tài giỏi.
Vua Hùng Vương rất công bằng.
Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường. Mị Nương rất xinh đẹp.
<b>9. Nội dung, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì? </b> Kể về truyền thuyết kén rể của ông cha ta từ thời Hùng Vương.
Giải thích hiện tượng lũ lụt và ước muốn chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta. Cuộc chiến giữa hai chàng rể là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
</div><span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020 <b>KỂ CHUYỆN </b>
<b>SƠN TINH, THỦY TINH </b>
<b>Câu 1</b>: <b>Sắp xếp lại thứ tự các tranh bên theo nội dung câu chuyện Sơn Tinh, Thủy </b><i><b>Tinh.</b></i>
<i><b>Gợi ý: </b></i>Em quan sát kĩ các tranh, kết hợp với nội dung đã đọc và sắp xếp lại cho đúng thứ tự.
<b>Trả lời :</b> Thứ tự đúng : ……….
<b>Câu 2</b>: <b>Dựa vào kết quả của bài tập 1, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.</b>- Em hãy quan sát kĩ các bức tranh, kết hợp nội dung đã học để kể lại câu chuyện.
</div><span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020 <b>CHÍNH TẢ </b>
<b>Phụ huynh vui lịng cho các em đọc đoạn trích dưới đây từ 3 đến 5 lần, sau đó cho các </b><b>em tự tập chép vào vở nháp</b> <b>(Em nào chậm có thể luyện viết các từ khó được gạch </b><b>chân ở phần bài đọc trước khi viết chính tả tập chép) </b>
<i><b>Nghe- viết: Sơn Tinh, Thủy Tinh</b></i>
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.
Một hơm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. <b>Câu 1 </b>
a) Điền vào chỗ trống <i><b>ch </b></i>hay<i><b> tr</b></i> ? - ….ú mưa
- ….ú ý
- ….uyền tin - ….uyền cành
- ….ở hàng - ….ở về b) Ghi vào những chữ in đậm <i><b>dấu hỏi </b></i>hay <i><b>dấu ngã</b></i> ? - số ………
- số………
- chăm ……… - lỏng……….
- mệt ……… - buồn ……… <b>Câu 2</b>: <b>Thi tìm từ ngữ ( mỗi loại tìm 5 từ)</b>
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng <i><b>ch </b></i>(hoặc <i><b>tr</b></i>).
- Tiếng bắt đầu bằng <i><b>ch</b></i> : ……… ………. ………. - Tiếng bắt đầu bằng <i><b>tr</b></i> : ……… ………. ………. b) Chứa tiếng có <i><b>thanh hỏi</b></i> (hoặc <i><b>thanh ngã</b></i>)
</div><span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2020
<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP RÈN KỸ NĂNG </b>
<b>ĐỌC – VIẾT</b>
<b>Bài đọc: </b><b>Bé nhìn biển</b>
Nghỉ hè với bố Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời.
Như con sơng lớn Chỉ có một bờ Bãi giằng với sóng Chơi trị kéo co.
Phì phị như bễ Biển mệt thở rung Cịng giơ gọng vó
Định khiêng sóng lừng.
Nghìn con sóng khỏe Lon ta lon ton
Biển to lớn thế Vẫn là trẻ con.
<b> TRẦN MẠNH HẢO </b>
- <b>Bễ</b> : dụng cụ của thợ rèn hay thợ kim hoàn, dùng để thụt hơi vào lò cho lửa cháy.
</div><span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19><b>Phụ huynh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài </b>
<b>Câu 1</b>
<b>Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.</b>
<b>Gợi ý: </b>Em hãy đọc khổ thơ 1, 2 và chỉ ra những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
<b>Trả lời :</b>
Những câu thơ cho thấy biển rất rộng : <i>Tưởng rằng biền nhỏ</i>
<i>Mà to bằng trời</i><i>…</i>
<i>Như con sơng lớn</i><i>Chỉ có một bờ</i>
<b>Câu 2</b>
<b>Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ?</b>
<b>Gợi ý: </b>Em hãy đọc khổ thơ 2, 4 và chỉ ra những hình ảnh cho thấy biển giống như trẻ con.
<b>Trả lời :</b>
- Hình ảnh cho thấy biển giống như trẻ con là : bãi với sóng chơi trị kéo co, nghìn con sóng khỏe chạy lon ton.
<b>Câu 3</b>
<b>Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ?</b>
<b>Gợi ý:</b> Em hãy lựa chọn khổ thơ mình thích và nói rõ lí do.
<b>Trả lời :</b>
Em thích khổ thơ thứ tư nhất. Qua đơi mắt hồn nhiên của bạn nhỏ, biển tuy rất rộng lớn nhưng vẫn là đứa trẻ con.
</div><span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20><b>Học sinh đọc bài “Bé nhìn biển” và trả lời các câu hỏi dưới đây ( </b>Đánh dấu
X vào ý đúng):
<b>1. Bài thơ có mấy khổ? </b>
Năm khổ Một khổ Bốn khổ Hai khổ
<b>2. Nghỉ hè, bé cùng bố đi đâu? </b>
Đi đền chùa. Đi lên rừng. Đi leo núi. Đi biển chơi.
<b>3. Nội dung của bài thơ là gì? </b>
Miêu tả vẻ đẹp của biển. Miêu tả cảnh đẹp núi non. Miêu tả vẻ đẹp của mùa hè. Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.
<b>4.Trong khổ thơ sau, biển được so sánh với hình ảnh nào?</b>
"Nghỉ hè với bố Bé ra biển chơi Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời." Trời
Đất Sông Hồ
<b>5.Trong khổ thơ sau, biển được so sánh với hình ảnh nào?</b>
"Như con sơng lớn Chỉ có một bờ Bãi giằng với sóng
Chơi trị kéo co." Hồ
</div><span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21><b>6.Từ "sóng lừng" trong khổ thơ sau có nghĩa là gì?</b>
"Phì phị như bễ Biển mệt thở rung Còng giơ gọng vó Định khiêng sóng lừng." Sóng nổi tiếng ai cũng biết.
Sóng nhỏ, gợn lăn tăn lăn tăn. Sóng lớn ở ngồi khơi xa. Sóng thơm lừng
<b>7.Sóng lớn nhưng tính cách của sóng như thế nào?</b>
"Nghìn con sóng khỏe Lon ta lon ton Biển to lớn thế Vẫn là trẻ con." Rất thân thiện.
</div><span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>Thứ sáu, ngày 17 tháng 4 năm 2020 <b>TẬP LÀM VĂN: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. </b>
<b>Câu 1</b>: <b>Đọc đoạn đối thoại sau. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý </b><b>cho gặp Dũng.</b>
Hà : - Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng. Bố Dũng : - Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
Hà : - Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.
<b>Câu 2</b>: <b>Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau :</b><b>Gợi ý: </b>Em đáp lại lời đồng ý với thái độ vui vẻ, biết ơn. a) - Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé ?
- Ừ.
- ……….. b) - Em cho anh chạy thử cái tàu thủy của em nhé ?
- Vâng.
- ………..
<b>Câu 3</b>: <b>Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :</b>
</div><span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>a) Tranh vẽ cảnh gì?
- ……… ……….. ………..
b) Sóng biển như thế nào?
- ……… ……….. ………..
c) Trên mặt biển có những gì?
- ………. ………... ………..
d) Trên bầu trời có những gì ?
</div><!--links-->Từ khóa » Bài Thơ Quả Tim Khỉ
-
Tập đọc: Quả Tim Khỉ - MonKa.Vn
-
Quả Tim Khỉ [Truyện Ngụ Ngôn Tiếng Việt Lớp 2] - Thế Giới Cổ Tích
-
Soạn Bài Tập đọc: Quả Tim Khỉ Trang 50 SGK Tiếng Việt 2 Tập 2
-
TIẾNG VIỆT LỚP 2: TUẦN 24 - TẬP ĐỌC: QUẢ TIM KHỈ | LET'S GO
-
Tiếng Việt Lớp 2 Tập đọc: Quả Tim Khỉ
-
Bài 70: Quả Tim Khỉ - Giải Bài Tập
-
Tập đọc Quả Tim Khỉ - Tiếng Việt 2 - Tập Hai - Tìm đáp án, Giải Bài
-
Giáo Án Tập Đọc Lớp 2: Quả Tim Khỉ
-
Truyện Quả Tim Khỉ Lớp 2 - Nội Dung, Ý Nghĩa Và Bài Soạn
-
Truyện Thiếu Nhi: Quả Tim Khỉ - Việt Nam Overnight
-
Tuần 24 - Lớp 2 - Kể Chuyện - Bài: Quả Tim Khỉ - Video
-
Soạn Bài Kể Chuyện: Quả Tim Khỉ Lớp 2 (Chi Tiết Nhất)
-
Tập đọc Lớp 2: Quả Tim Khỉ