HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN, TIẾNG VIỆT LỚP 4 TUẦN 22
Có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TUẦN 22
|
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
Tập đọc : Sầu riêng
1. Luyện đọc : - Yêu cầu luyện đọc kĩ bài Tập đọc “ Sầu riêng ’’ (SGK- 34 )
2. Tìm hiểu bài
Đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài “ Sầu riêng ’’
-----------------------------------------------------------
Tập đọc : Chợ tết
1. Luyện đọc : - Yêu cầu luyện đọc thuộc lòng bài Tập đọc “ Chợ tết ’’ (SGK- 38 )
2. Tìm hiểu bài
Đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài “ Chợ tết ’’
-------------------------------------------------------
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Luyện từ và câu:Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? (Trang 36)
I. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
1. Ví dụ: Đọc đoạn văn sau:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.bai
a , Tìm các câu kể Ai thế nào ?
Các câu kể Ai thế nào là:
- Hà Nội tưng bừng màu cờ đỏ.
- một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
- Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
- Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
b , Xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được.
Hà Nội / tưng bừng màu đỏ.
CN
Cả một vùng / trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
CN
Các cụ già / vẻ mặt nghiêm trang.
CN
Những cô gái thủ đô / hớn hở, áo màu rực rỡ.
CN
c, Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì ?
- Chủ ngữ trong các câu trên đều là các sự vật có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành ?
- Chủ ngữ trong các câu trên do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
2. Ghi nhớ:
1. Chủ ngữ của câu kể Ai thế nào ? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. 2. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
|
II. Bài tập áp dụng ( Yêu cầu học sinh làm vào vở )
Bài 1: Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? dưới đây:
- Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
- Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
- Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
- Bốn cái cánh khẽ rung rung như cò đang phân vân.
Bài 2 : Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích. Trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
-----------------------------------------------
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Cái đẹp (Trang 40)
Bài 1: Tìm các từ:
a ) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
M : xinh đẹp, duyên dáng
b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
M : thuỳ mị
Bài 2: Tìm các từ:
a ) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên, cảnh vật.
M : tươi đẹp
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
M : xinh xắn
Bài 3: Đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2
Ví dụ: Chị Hoa nhà em rất duyên dáng.
( Yêu cầu học sinh làm vào vở )
-----------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN CHÍNH TẢ ( Yêu cầu học sinh làm vào vở )
1, Chính tả :
Bài viết: Sầu riêng (SGK Tiếng Việt 4 tập2 trang 34)
(Viết đoạn từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm…đến tháng năm ta.)
2, Bài tập : Điền vào chỗ trống l hay n ?
Bé Minh ngã sóng soài Tối mẹ về xuýt xoa
Đứng dậy nhìn sau trước Bé oà ….ên …ức …ở
Có ai mà hay biết Vết ngã giờ sực nhớ
….ên bé…ào thấy đau ! Mẹ thương thì mới đau !
( Yêu cầu học sinh làm vào vở )
----------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
Tập làm văn : Luyện tập quan sát tả cây cối (Trang 39)
I. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?
+ Trình tự quan sát
- Quan sát từng bộ phận của cây : Cây Sầu riêng . - Quan sát từng thời kì phát triển của cây : Bãi ngô, Cây gạo
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác (mắt)
+ Bài Bãi ngô : cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng.
+ Bài Sầu riêng : hoa, trái, dáng, thân, cành, lá.
+ Bài Cây gạo : cây, cành, hoa, quả, chim chóc.- Khứu giác (mũi)
+ Bài Sầu riêng : hương thơm của trái sầu riêng.- Vị giác (lưỡi)
+ Bài Sầu riêng : vị ngọt của trái sầu riêng- Thính giác (tai)
+ Bài Cây gạo : tiếng chim hót.+ Bài Bãi ngô : nghe tiếng tu hú.c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh, nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?- Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.- Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến
- Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.- Búp như kết bằng nhung và phấn.
- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.- Quả hai đầu thon vút như con thoi.- Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, …- Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.d) Trong ba bài văn trên, bài văn nào miêu tả một loài cây, bài văn nào tả một cái cây cụ thể?
- Tả một loài cây: Sầu riêng, Bãi ngô. - Tả một cây cụ thể: Cây gạo.e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cây cụ thể?+ Giống : Đều quan sát kĩ, tả kĩ, … Sử dụng mọi giác quan tả các bộ phận của cây, …Dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá . Bộc lộ tình cảm của người miêu tả, …
+ Khác : Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác .Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó.II. Ghi nhớ : * Khi quan sát cây cối cần ghi nhớ:
+ Trình tự quan sát: ta có thể quan sát từng bộ phận của cây hoặc quan sát từng thời kì phát triển của cây.+ Khi quan sát một cái cây để tả, ta có thể kết hợp các giác quan để quan sát.+ Khi quan sát ta kết hợp sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.III. Bài tập áp dụng ( Yêu cầu học sinh làm vào vở )
. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em quan sát được. a.Trình tự quan sát của em có hợp lí không?b.Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
c.Các cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?
------------------------------------------------------
Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (Trang 41)
I. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
1. Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý?a/ Tả lá cây : Lá bàngCó những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.Màu lục: Màu xanh sẫm pha vàngb/ Tả thân cây và gốc cây: Cây sồi giàBên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ phải gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.2. Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? (tác giả tả bộ phận nào của cây, tả theo trình tự nào, tìm hình ảnh so sánh và nhân hóa?)
a) Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa: xuân- hạ- thu-đông.- Lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng.b) Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân: - Mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ
- Hình so sánh : Nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười
- .Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
c) Những hình ảnh so sánh và nhân hóa có tác dụng gì?Những hình ảnh so sánh và nhân hóa có tác dụng:gợi tả một cách cụ thể, sinh động đặc điểm, vẻ đẹp riêng của cây, khiến chúng trở nên gần gũi, thân thuộc với con người.II. Ghi nhớ : Khi miêu tả các bộ phận của cây cối cần ghi nhớ : 1. Lựa chọn bộ phận cây muốn tả . Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
2. Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
3. Vận dụng biện pháp so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả có tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, gần gũi, sinh động hơn, bài văn sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn.
III. Bài tập áp dụng ( Yêu cầu học sinh làm vào vở )
Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 TUẦN 22 TOÁN : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ(Trang 119 ) I, BÀI MỚI: VD:so sánh 2 phân số 25 và 35 Vẽ đoạn thẳng AB và chia thành 5 phần bằng nhau: A B C D AC = 25 AB Nhìn vào hình vẽ ta thấy 25 < 35 ; 35 > 25 AD = 35 AB
GHI NHỚ : trong 2 phân số có cùng mẫu số: _ phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn _ phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn _ phân số nào có tử số bằng nhau thì bằng nhau II;BÀI TẬP:Bài 1 : so sánh 2 phân số sau: Mẫu: 37 < 57 43 …..23 78 …..58 211 …..911
Bài 2: so sánh các phân số sau với 1 Mẫu : 25 ….. 1 ta có 1 = 55 vậy 25 < 1 1 2… 1 45 ….. 1 73 ….. 1 65 ….. 1 99 …. 1
Bài 3 : viết các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0 Mẫu; 15 ------------------------------------------------- TOÁN : LUYỆN TẬP(Trang 120) Bài 1: so sánh 2 phân số sau: 35 …..15 910 ....1110 1317 ….. 1517 2519 ….. 2219
Bài 2: so sánh các phân số sau với 1 : Mẫu: 14 < 1 37 …. 1 95 ….. 1 73 ….. 1 1415 ….. 1
1616 ….. 1 1415 ….. 1
Bài 3: viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: a; 15 , 45 ,35
sắp xếp là: 15 , 35 , 45
b; 67 , 87 , 57 c;89 , 59 , 79 d;1211 , 1611 , 1011
- Các bài trên làm vào vở ô li - Các em làm vở bài tập in tiết so sánh 2 phân số cùng mẩu ,và luyện tập ở vở bài tập in trang 27 - 28 --------------------------------------------------------------- |
TOÁN: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ (Trang 121 - 122)
1: Ví dụ: So sánh hai phân số .
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này?
- So sánh hai phân số tức là so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Cách 1: Thực hành cắt 2 băng giấy như nhau: Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy?
+ Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy?
- Hãy so sánh độ dài của băng giấy và băng giấy
- Hãy viết kết quả so sánh 2 phân số trên ( học sinh thực hành)
KL: Ta thấy băng giấy ngắn hơn băng giấy nên (băng giấy dài hơn băng giấy.
Nên
Cách 2: Y/c hs qui đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh hai phân số.
- Dựa vào hai băng giấy, chúng ta đã so sánh được hai phân số . Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian và không thuận tiện khi phải so sánh nhiều phân số hoặc phân số có tử số , mẫu số lớn. Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu khác mẫu số người ta thường làm theo cách 2.
- Quy đồng mẫu số của hai phân số: như sau:
+ So sánh hai phân số cùng mẫu số :Vậy
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta như thế nào?
Ghi nhớ: Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
2: Bài tập vận dụng
Bài 1: So sánh hai phân số
- Cô làm mẫu ý a , các ý còn lại lưu ý trình bày tương tự ý a.
- Yêu cầu học sinh làm vở
Bài 2: Rút gọn rồi so sánh hai phân số:
- Yêu cầu học sinh làm vở
Bài 3: Mai ăn cái bánh , Hoa ăn cái bánh đó. Ai ăn nhiều bánh hơn.
- Để biết được ai ăn nhiều bánh hơn các em có thể làm như sau:
+ Đọc kĩ yêu cầu bài toán.
+ Phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
+ so sánh số bánh mì hai bạn đã ăn với nhau
+ Trình bày bài giải .
Bạn Mai ăn cái bánh tức là đã ăn cái bánh
Bạn Hoa ăn cái bánh tức là đã ăn cái bánh
Vì > nên bạn Hoa ăn nhiều bánh hơn.
( Sau bài học các em lưu ý học thuộc phần ghi nhớ “ So sánh hai phân số khác mẫu số” )
TOÁN : LUYỆN TẬP(Trang 122)
Bài 3:(122) So sánh hai phân số có cùng tử số:
a) Ví dụ: So sánh
Ta có: và
Vì nên
Ghi nhớ: Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
b) So sánh hai phân số: ; ( yêu cầu học sinh làm vào vở)
Bài 4: (122) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:
- ; ; b) ; ;
(yêu cầu học sinh làm vào vở ô ly bài tập 1, 2. 3.4 ( SGK trang 122 )
- Các em làm vở bài tập in tiết so sánh 2 phân số khác mẩu và luyện tập ở vở bài tập in trang 28 - 29
----------------------------------------------------
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 123 - 124)
YÊU CẦU : Các em HS làm hết tất cả các bài tập trong SGK trang 123 - 124 vào trong vở ô ly
Luyện tập ở vở bài tập in trang 28 – 29 - 30
HD HỌC TUẦN 22 KHỐI 4.docx
Từ khóa » Em Tự ôn Luyện Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tuần 22
-
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 22: Đề 2
-
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 22: Đề 1
-
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt 4 Tuần 22 Trang 16, 17, 18 Hay Nhất
-
Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 22: Vẻ đẹp Muôn Màu
-
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 - TUẦN 22 - 123doc
-
Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tuần 22
-
Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tuần 22 Trang 24
-
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Và Tập 2
-
Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1, Tập 2
-
Giải Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 - Tech12h
-
Giải VBT Tiếng Việt Lớp 4: Luyện Từ Và Câu: Mở Rộng Vốn Từ: Cái đẹp
-
Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 22 - YouTube
-
Tuần 19 Trang 5, 6, 7, 8 (trang 6 Cùng Em Học Tiếng Việt 4 Tập 2)
-
Chính Tả Bài Sầu Riêng Trang 35 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2